Soạn bài Cảm xúc mùa thu Ngữ văn 10 tóm tắt

Nội dung bài soạn dưới đây nhằm giúp các em hiểu hơn về tác giả Đỗ Phủ. Đồng thời, tài liệu dưới đây còn giúp các em hiểu được nỗi lòng riêng tư của Đỗ Phủ nhưng cũng chan chứa tâm sự yêu nước, thương đời. Chúc các em học thật tốt nhé!

Soạn bài Cảm xúc mùa thu Ngữ văn 10 tóm tắt

1. Soạn câu 1 trang 147 SGK Ngữ văn 10 tóm tắt

Nhận xét bố cục bài thơ:

- Tác giả chia bài thơ thành hai phần rõ ràng vì có những lý do chính đáng về nội dung. Hai phần này có tính độc lập nhất định.

- Chính bởi lí do này nên dù đây là một bài thơ thất ngôn bát cú Đường luật nhưng ta vẫn có thể chia làm hai phần để phân tích, tìm hiểu.

2. Soạn câu 2 trang 147 SGK Ngữ văn 10 tóm tắt

- Sự thay đổi tầm nhìn từ bốn câu đầu đến bốn câu sau:

+ Chúng ta có thể nhận thấy trong những câu thơ đầu tiên thì cảnh được nhìn trong tầm bao quát rộng và xa.

+ Bốn câu sau, không gian bị thu hẹp lại, rồi gần hơn nữa, nó “lặn” vào tâm hồn của nhà thơ.

- Sở dĩ có sự thay đổi như vậy là vì:

+ Thời gian đang khép lại (chiều dần buông, tầm nhìn bắt đầu thu hẹp).

+ Phù hợp với sự vận động của tứ thơ: từ cảnh đến tình.

3. Soạn câu 3 trang 147 SGK Ngữ văn 10 tóm tắt

Xác định mối quan hệ như sau:

- Có sự liên hệ chặt chẽ, lô-gic giữa bốn câu thơ đầu với bốn câu thơ cuối, cả hai cùng góp phần tạo nên một bức tranh mùa thu trầm hùng bi tráng, bốn câu thơ đầu miêu tả cảnh thu ở một không gian rộng, bốn câu sau là miêu tả cảnh thu ở một không gian hẹp. 

- Tác giả đã tái hiện không gian rất rộng, dài, vừa cao, sâu, thấp lên cao và từ cao xuống thấp và những phép ẩn dụ đặc sắc, đối xứng chặt chẽ. Bút pháp tả cảnh ngụ tình, ngôn ngữ cảm xúc, dùng quá khứ nói hiện tại.

- Bài thơ có nhan đề là "Thu hứng" (Cảm xúc mùa thu). Do đó toàn bộ bài thơ, từ hình ảnh đến câu chữ đều chuyển tải tình cảm của thi nhân trước cảnh sắc mùa thu.

4. Soạn câu 1 luyện tập trang 147 SGK Ngữ văn 10 tóm tắt

Đối chiếu bản dịch thơ với bản phiên âm và phần dịch nghĩa:

- Bản dịch thơ cơ bản đã thể hiện được tinh thần của bài thơ.

- Bản dịch thơ ở câu thứ ba và câu sáu dịch chưa sát:

+ Chữ “thẳm” trong bản dịch chưa sát nghĩa và làm âm hưởng thơ trầm xuống, khiến câu thơ mất đi ý vị hay.

+ Bản dịch không dịch chữ “cô” chưa thể hiện nỗi lòng của kẻ li hương. Không tái hiện đầy đủ nỗi cô đơn của nhà thơ.

5. Soạn câu 2 luyện tập trang 147 SGK Ngữ văn 10 tóm tắt

Phân tích chữ "lệ" như sau:

- Chữ “lệ” trong câu thơ thứ năm có rất nhiều cách hiểu. Ta có thể hiểu là nước mắt hoa cúc nhưng trong nguyên tác chữ Hán hoa cúc nở hai lần, tác giả so sánh những cánh hoa cúc với những giọt nước mắt nên nói hoa cúc hai lần nhỏ lệ. Ta cũng có thể hiểu hai lần hoa cúc nở cũng là hai lần nhà thơ nhỏ lệ.

- Chữ “lệ” trong bài thơ rất khó phân biệt lệ của người hay của hoa.

Ngày:20/10/2020 Chia sẻ bởi:Denni Trần

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM