Soạn bài Thêm trạng ngữ cho câu (tiếp theo) Ngữ văn 7 đầy đủ

Nội dung bài soạn dưới đây nhằm giúp các em hiểu được công dụng của trạng ngữ. Đồng thời, bài soạn này còn giúp các em trau dồi thêm vốn từ phong phú cho bản thân. Mời các em cùng tham khảo nhé!

Soạn bài Thêm trạng ngữ cho câu (tiếp theo) Ngữ văn 7 đầy đủ

1. Công dụng của trạng ngữ

1.1. Soạn câu 1 trang 45 SGK Ngữ văn 7 đầy đủ

a. Nhưng tôi yêu mùa xuân nhất là vào khoảng sau ngày rằm tháng giêng [...]. 

Thường thường, vào khoảng đó trời đã hết nồm, mưa xuân bắt đầu thay thế cho mưa phùn, không còn làm cho nền trời đùng đục như màu pha lê mờ. Sáng dậy, nằm dài nhìn ra cửa sổ thấy những vệt xanh tươi hiện ở trên trời, mình cảm thấy rạo rực một niềm vui sáng sủa. Trên giàn hoa lí, vài con ong siêng năng đã bay đi kiếm nhị hoa. Chỉ độ tám chín giờ sáng, trên nền trời trong trong có những làn sáng hồng hồng rung động như cánh con ve mới lột.

(Vũ Bằng)

- Trạng ngữ trong đoạn văn trên là:

(1) "Thường thường, vào khoảng đó".

(2) "Sáng dậy".

(3) "Trên giàn hoa thiên lí".

(4) "Chỉ độ tám chín giờ sáng, trên nền trời trong".

b. Về mùa đông, lá bàng đỏ như màu đồng hun.

(Đoàn Giỏi)

- Trạng ngữ trong đoạn văn trên là: "Về mùa đông".

-> Ở đây, những trạng ngữ này có thể không có mặt thì câu vẫn có thể hiểu được. Tuy nhiên, nhờ trạng ngữ mà nội dung câu, các điều nêu trong câu được đầy đủ, chính xác hơn. Cũng nhờ trạng ngữ mà câu văn được nối kết giúp cho đoạn văn, bài văn được mạch lạc.

1.2. Soạn câu 2 trang 46 SGK Ngữ văn 7 đầy đủ

- Để bài văn nghị luận thuyết phục được người đọc, người nghe em phải sắp xếp các luận cứ một cách trật tự và hợp lí, sắp xếp theo trình tự thời gian, không gian, trình tự quan hệ nguyên nhân - kết quả, điều kiện - kết quả,... Đối với việc sắp xếp này, trạng ngữ có một vai trò quan trọng trong việc nối kết các câu, các đoạn, góp phần làm cho liên kết của văn bản chặt chẽ, mạch lạc.

2. Tách trạng ngữ thành câu riêng

2.1. Soạn câu 1 trang 46 SGK Ngữ văn 7 đầy đủ

Người Việt Nam ngày nay có lí do đầy đủ và vững chắc để tự hào với tiếng nói của mình. Và để tin tưởng hơn nữa vào tương lai của nó.

(Đặng Thai Mai)

-> Câu in đậm trong ngữ liệu trên là một trạng ngữ và trạng ngữ đó nhằm hướng đến một mục đích nhất định. Trạng ngữ chỉ mục đích đứng cuối câu đã bị tách riêng ra thành một câu độc lập.

2.2. Soạn câu 2 trang 46 SGK Ngữ văn 7 đầy đủ

- Nhận xét bài tập: Hai câu văn trên nếu được gộp lại thành một câu vỏn vẹn thì vẫn có ý nghĩa nhưng nếu làm như vậy câu văn sẽ làm giảm đi sắc thái nhấn mạnh thông tin để tin tưởng hơn nữa vào tương lai của tiếng Việt.

3. Luyện tập

3.1. Soạn câu 1 trang 47 SGK Ngữ văn 7 đầy đủ

Tác dụng của các trạng ngữ trong đoạn trích:

- Trạng ngữ trong văn bản trên nhằm giúp người đọc nhận biết được hoàn cảnh thật sự của nội dung câu văn, góp phần làm cho nội dung của câu được đầy đủ, chính xác.

- Nối kết các câu, các đoạn với nhau góp phần làm cho đoạn văn được mạch lạc.

3.2. Soạn câu 2 trang 47 SGK Ngữ văn 7 đầy đủ

a. Bố cháu đã hi sinh. Năm 1972.

(Theo báo Văn nghệ)

-> Trạng ngữ "Năm 1972" trong văn bản trên tách thành câu riêng đơn độc nhằm nhắc đến thời gian hi sinh của nhân vật trong câu nói. Qua đó, người kể chuyện cũng bộc lộ cảm xúc của mình.

b. Bốn người lính đều cúi đầu, tóc xõa gối. Trong lúc tiếng đờn vẫn khắc khoải vẳng lên những chữ đờn li biệt, bồn chồn

(Anh Đức)

-> Trạng ngữ trong ngữ liệu trên đã được người viết tách ra hoàn toàn, việc tách như vậy có tác dụng nhấn mạnh và chuyển tải đầy đủ nội dung của câu văn được nói đến. Bên cạnh đó, cách tách thành câu riêng như vậy còn có tác dụng nhấn mạnh thông tin về hoàn cảnh (Trong lúc tiếng đòn vẫn khắc khoải vẳng lên những  chữ đờn li biệt, bồn chồn). Qua đó, tác giả nhấn mạnh đến sự tương hợp giữa tâm trạng của những người lính và giai điệu buồn bã của tiếng đờn li biệt, bồn chồn bên ngoài.

3.3. Soạn câu 3 trang 48 SGK Ngữ văn 7 đầy đủ

Viết một đoạn văn ngắn trình bày suy nghĩ của em về sự giàu đẹp của tiếng Việt có sử dụng trạng ngữ: Tiếng Việt của dân tộc ta vô cùng phong phú và giàu đẹp, tiếng Việt bao gồm hệ thống ngữ âm độc đáo, giàu âm điệu. Đó là tiếng nói, điệu hồn dân tộc được kết tinh từ lịch sử bao đời. Ngày nay, chúng ta cũng chưa bao giờ thôi yêu quý và tự hào bởi thứ tiếng mẹ đẻ ấy. Với những đặc trưng của mình, Tiếng Việt có khả năng thể hiện tình cảm dạt dào, sinh động. Hệ thống ngữ âm, từ vựng, ngữ pháp phong phú cho phép ta được biến đổi, sử dụng linh hoạt. Càng yêu tiếng Việt, chúng ta càng cần phải giữ gìn và bảo vệ sự trong sáng của nó, xem nó như một tài sản quý giá của dân tộc để nâng niu, trân trọng.

Ngày:25/12/2020 Chia sẻ bởi:An

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM