Soạn bài Chương trình địa phương (phần Tiếng Việt) Ngữ văn 7 đầy đủ

Tài liệu dưới đây nhằm giúp các em có thể hệ thống hóa được những nội dung chính của bài Chương trình địa phương (phần Tiếng Việt). Đồng thời, tài liệu này còn giúp các em trau dồi thêm vốn từ phong phú cho bản thân. Mời các em cùng tham khảo nhé!

Soạn bài Chương trình địa phương (phần Tiếng Việt) Ngữ văn 7 đầy đủ

1. Soạn câu 1 trang 148 SGK Ngữ văn 7 đầy đủ

Điền vào chỗ trống trong những ngữ liệu theo những yêu cầu đã cho một cách phù hợp:

- Điền một chữ cái, một dấu thanh hoặc một vần:

+ "Chân lí, trân châu, trân trọng, chân thành".

+ "Mẩu chuyện, thân mẫu, tình mẫu tử, mẩu bút chì".

- Điền một tiếng hoặc một từ chứa âm, vần dễ mắc lỗi:

+ "Dành dụm, để dành, tranh giành, giành độc lập".

+ "Liêm sỉ, dũng sĩ, sĩ khí, sỉ vả".

2. Soạn câu 2 trang 148 SGK Ngữ văn 7 đầy đủ

- Tìm các từ chỉ sự vật, hoạt động, trạng thái, đặc điểm, tính chất có trong ngữ liệu đã cho như sau:

+ "Cha chú, chả lụa, chạc, chạch".

+ "Chạm, chào, cháy".

+ "Chán, chát, chăm".

+ "Trời, trục, truyện".

+ "Trúng, trợn, trừng, tru tréo".

+ "Khẩn khoản, ngẩn ngơ, đỏ".

+ "Trắng, trơn tru, trong trẻo".

+ "Hỗn loạn, khập khễnh, lịch lãm".

3. Soạn câu 3 trang 148 SGK Ngữ văn 7 đầy đủ

Viết đoạn văn ngắn với chủ đề tự chọn có sử dụng một từ đã tìm được ở bài tập trên:

Qua văn bản "Nỗi oán của người phòng khuê" của Vương Xương Linh đã giúp người đọc cảm nhận sâu sắc về những nỗi đau của người chinh phụ. Tác giả đã tái hiện hình ảnh người chinh phụ bằng những thay đổi trong tâm trạng, đầu tiên là vô tư đến hối hận vì để chồng ra trận, thời gian qua mau, tuổi trẻ cũng qua mau, hạnh phúc lứa đôi dang dở. Tương lai gắn với chiến tranh lại là thứ tương lai bấp bênh, lành ít, dữ nhiều. Và cái giá phải trả cho "giấc mộng công hầu" của những trang nam nhi thời hỗn loạn là quá đắt, có khi bằng cả mạng sống. Nhà thơ Vương Xương Linh đã mượn tâm trạng của một khuê phụ trẻ để thông qua độ lên án chiến tranh phi nghĩa gây đau thương, mất mát cho mọi gia đình, cướp đi tuổi trẻ, tình yêu và hạnh phúc của bao người. Trải qua hàng ngàn năm, bài thơ vẫn sống mãi trong lòng những thế hệ yêu mến và hâm mộ phong cách thơ trữ tình thanh tao, sâu nặng của Vương Xương linh - một trong những thi sĩ nổi tiếng thời Thịnh Đường.

Ngày:16/01/2021 Chia sẻ bởi:ngan

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM