Soạn bài Sự giàu đẹp của tiếng Việt Ngữ văn 7 đầy đủ

eLib xin gửi đến các em bài soạn "Sự giàu đẹp của tiếng Việt" nhằm giúp các em cảm nhận được tiếng Việt vô cùng trong sáng, phong phú và giàu đẹp. Mời các em cùng tham khảo nhé!

Soạn bài Sự giàu đẹp của tiếng Việt Ngữ văn 7 đầy đủ

1. Soạn câu 1 trang 37 SGK Ngữ văn 7 đầy đủ

Đây chỉ là một đoạn trích nên bố cục không hoàn chỉnh. Có thể chia thành các phần như sau:

- Phần mở đầu (đoạn 1, 2): Nêu luận điểm khái quát.

- Phần khai triển (còn lại): Vẻ đẹp và sức sống của tiếng Việt. Phần này gồm hai ý:

+ Từ “Tiếng Việt, trong cấu tạo của nó” đến “rất ngon lành trong những câu tục ngữ”: Tiếng Việt trong con mắt người nước ngoài;

+ Từ “Tiếng Việt chúng ta gồm có” đến hết: Những yếu tố tạo nên vẻ đẹp và sức sống của tiếng Việt.

2. Soạn câu 2 trang 37 SGK Ngữ văn 7 đầy đủ

- Tác giả đã đưa ra rất nhiều dẫn chứng nhằm chứng minh rằng tiếng Việt vô cùng phong phú và trong sáng, giàu đẹp vô cùng. Cụ thể nhận định đó là “Tiếng Việt có những đặc sắc của một thứ tiếng đẹp, một thứ tiếng hay” được giải thích khá rõ ràng qua một cấu trúc lặp có nhịp điệu “nói thế có nghĩa là nói rằng…” gồm hai vế. Ở vế thứ nhất, tác giả nêu những đặc trưng cơ bản của tiếng Việt (“hài hoà về mặt âm hưởng, thanh điệu mà cũng rất tế nhị, uyển chuyển trong cách đặt câu”), vế thứ hai tiếp nối vế trước, nêu khả năng của tiếng Việt trong việc “diễn tả tình cảm, tư tưởng và thoả mãn cho yêu cầu của đời sống văn hoá nước nhà qua các thời kì lịch sử”.

3. Soạn câu 3 trang 37 SGK Ngữ văn 7 đầy đủ

- Để chứng minh cho vẻ đẹp của tiếng Việt, tác giả trình bày những ý kiến theo 2 phương thức: trực tiếp, gián tiếp.

+ Ý kiến của một người nước ngoài: ấn tượng của họ khi nghe người Việt nói, nhận xét của những người am hiểu tiếng Việt như các giáo sĩ nước ngoài.

+ Tiếng Việt là một thứ tiếng đẹp, cái đẹp ở mặt ngữ âm.

+ Hệ thống nguyên âm và phụ âm giàu thanh điệu, phong phú.

4. Soạn câu 4 trang 37 SGK Ngữ văn 7 đầy đủ

Sự giàu có và khả năng phong phú của tiếng Việt được thể hiện qua: ngữ âm, từ vựng và ngữ pháp:

- Tiếng Việt ở mặt ngữ âm thể hiện vô cùng phong phú và giàu đẹp, tiếng Việt có những đặc điểm về nguyên âm và phụ âm hài hòa, đa dạng.

- Từ vựng thì dồi dào giá trị thơ, nhạc, họa, gợi hình, giàu nhạc điệu.

- Ngữ pháp thì tiếng Việt rất uyển chuyển, nhịp nhàng.

=> Tác giả đã trình bày những mặt làm tiếng Việt trở nên phong phú và giàu đẹp, đồng thời nó còn làm nổi bật sự giàu có của tiếng Việt, chính là sự sáng tạo từ ngữ mới phù hợp với sự phát triển của xã hội.

5. Soạn câu 5 trang 37 SGK Ngữ văn 7 đầy đủ

Điểm nổi bật trong nghệ thuật lập luận ở bài văn này là phép lập luận chứng minh chặt chẽ, giàu sức thuyết phục:

- Lập luận chặt chẽ: đưa nhận định ngay ở phần mở bài, tiếp đó giải thích và mở rộng nhận định ấy, sau đó dùng các chứng cứ để chứng minh.

- Các dẫn chứng được dẫn khá toàn diện, bao quát, không sa vào những dẫn chứng quá cụ thể, tỉ mỉ. Nhưng chính vì thế người đọc phải có những hiểu biết cụ thể để minh họa cho chứng cứ.

6. Soạn câu 1 luyện tập trang 37 SGK Ngữ văn 7 đầy đủ

 - Sưu tầm nhận xét tiếng Việt của Phạm Văn Đồng: "Tiếng Việt của chúng ta rất giàu. Tiếng Việt của chúng ta rất đẹp. Giàu bởi kinh nghiệm đấu tranh của nhân dân ta lâu đời và phong phú. Đẹp bởi tâm hồn của người Việt Nam ta rất đẹp. Hai nguồn của cái giàu, cái đẹp ấy là ở chỗ tiếng Việt là tiếng nói của nhân dân, đầy tình cảm, màu sắc và âm điệu, hồn nhiên, ngộ nghĩnh và đầy ý nghĩa; đồng thời nó là ngôn ngữ của văn học mà những nhà thơ lớn như Nguyễn Trãi, Nguyễn Du… và những nhà văn, nhà thơ ngày nay ở miền Bắc và miền Nam đã nâng lên đến trình độ rất cao về nghệ thuật."

7. Soạn câu 2 luyện tập trang 37 SGK Ngữ văn 7 đầy đủ

- Về mặt ngữ âm, từ vựng ta thường bắt gặp trong chương trình Ngữ văn 6, 7 những câu thơ, đoạn văn giàu chất thơ, chất nhạc và mang đậm chất hội họa:

"Chú bé loắt choắt

Cái xắc xinh xinh

Cái chân thoăn thoắt

Cái đầu nghênh nghêng

Ca nô đội lệch

Mồm huýt sáo vang

Như con chim chích

Nhảy trên đường vàng".

(Lượm - Tố Hữu)

-> Đó là những câu thơ đầy chất nhạc trong bài thơ Lượm của Tố Hữu.

"Tiếng suối trong như tiếng hát xa

Trăng lồng cổ thụ bóng lồng hoa

Cảnh khuya như vẽ người chưa ngủ

Chưa ngủ vì lo nỗi nước nhà".

(Cảnh khuya - Hồ Chí Minh)

-> Đó là những câu thơ đầy chất họa trong bài thơ Cảnh khuya của Hồ Chí Minh.

Ngày:25/12/2020 Chia sẻ bởi:Denni

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM