Soạn bài Sống chết mặc bay Ngữ văn 7 đầy đủ

Nội dung bài soạn dưới đây nhằm giúp các em cảm nhận được bức tranh hiện thực về xã hội cũ được tác giả Phạm Duy Tốn phê phán một cách đặc sắc và sâu cay. Mời các em cùng tham khảo nhé!

Soạn bài Sống chết mặc bay Ngữ văn 7 đầy đủ

1. Soạn câu 1 trang 81 SGK Ngữ văn 7 đầy đủ

Truyện ngắn Sống chết mặc bay có thể chia làm 3 đoạn:

- Đoạn 1 (từ đầu đến “Khúc đê này hỏng mất”): Nói lên tình huống vô cùng nguy cấp đó là tình hình vỡ đê và sự chống lại bất lực của người dân.

- Đoạn 2 (tiếp theo đến “Điếu, mày!”): Quan phụ mẫu vô trách nhiệm, mải mê bài bạc trong khi đi hộ đê.

- Đoạn 3 (còn lại): Đê bị vỡ, nhân dân lâm vào cảnh thảm sầu.

2. Soạn câu 2 trang 81 SGK Ngữ văn 7 đầy đủ

a. Tác giả Phạm Duy Tốn đã cho người đọc thấy được hai mặt đối nghịch, tương phản với nhau trong văn bản. Một bên thì nhân dân cố gượng dậy chống lại nguy cơ vỡ đê. Một bên thì có bọn quan lại hộ đê ngồi nơi an toàn, nhàn nhã đánh bài bạc bỏ mặc dân chúng.

b. Nhận xét chung:

- Cảnh người dân hộ đê:

+ Người dân đang cố gắng chống lại nguy cơ vỡ đê trong tình hình vô cùng căng thẳng.

+ Người dân bì bõm dưới bùn lầy, ướt như chuột lột, ai ai cũng mệt lử.

+ Mưa tầm tã trút xuống, nước sông cuồn cuộn bốc lên.

=> Thảm cảnh người dân chống cơn nước lũ buồn thảm, khổ cực

- Cảnh bọn quan lại: nhàn hạ, an toàn:

+ Quan lại ngồi nơi cao ráo, vững chãi, quây đánh tổ tôm.

+ Cảnh trong đình nhàn nhã, đường bệ, nguy nga.

=> Quan lại tắc trách, tham lam.

c. Hình ảnh viên quan hộ đê:

- Nhân dân đang chống lại nguy cơ vỡ đê quan lại thì dùng những đồ dùng sinh hoạt xa hoa. Bỏ mặc nhân dân, ngồi chơi.

- Quan ngồi chơi nhàn nhã, có kẻ hầu người hạ túc trực, được ăn cao lương mĩ vị.

- Quan đỏ mặt, tía tai đòi cách chức, đuổi cổ người dân báo đê vỡ.

-> Sự đê tiện, tham lam của tên quan vô lại.

d. Tác giả dựng lên cảnh tương phản nhằm:

- Văn bản hướng đến vạch trần bộ mặt giả dối, vô trách nhiệm của những tên quan lại khiến người dân phải lầm than.

- Cảnh khốn cùng, tuyệt vọng của người dân khi chống chọi bão lũ.

- Cảnh người dân thống khổ, cảnh quan sung sướng vì thắng ván bài.

3. Soạn câu 3 trang 82 SGK Ngữ văn 7 đầy đủ

Phép tăng cấp được thể hiện trong nhiều mặt:

- Đầu tiên thủ pháp nghệ thuật tăng cấp được sử dụng trong cảnh hộ đê của người dân như bắt đầu bằng một tình huống nguy cấp và rồi mưa tầm tã, vẫn mưa tầm tã trút xuống, nước sông dâng lên to quá.

- Cảnh quan lại nhàn hạ, sa hoa trên đình đối lập với cảnh khốn khổ của dân chúng chống chọi với mưa lũ.

- Phép tăng cấp dùng để miêu tả thái độ vô trách nhiệm, lòng dạ lang thú của viên quan:

+ Quan ngồi nơi vững chãi, an toàn, có kẻ hầu người hạ xung quanh.

+ Quan la mắng, dọa dẫm đám người bẩm báo đê vỡ.

+ Mức độ vô trách nhiệm, cáu gắt vô lí của quan được thể hiện rõ nét.

- Bằng thủ pháp nghệ thuật đặc sắc kết hợp với sự tăng cấp theo mạch truyện tác giả Phạm Duy Tốn đã nói lên tiếng nói tố cáo, phê phán sự thờ ơ, tắc trách của quan hộ đê. Y vui mừng, sung sướng khi thắng ván bài trong khi dân khốn cùng, khổ cực.

4. Soạn câu 4 trang 82 SGK Ngữ văn 7 đầy đủ

Giá trị hiện thực, nhân đạo và nghệ thuật của truyện "Sống chết mặc bay":

- Giá trị hiện thực của truyện Sống chết mặc bay là đã phản ánh bộ mặt của giai cấp thống trị mà tiêu biểu là tên quan có vai trò “cha mẹ” người dân nhưng đã chỉ ham mê bài bạc, hết sức vô trách nhiệm, làm cho dân chúng khốn khổ vì đê vỡ, nước lụt.

- Giá trị nhân đạo của truyện là đã cảm thông với sự vất vả, khốn khổ của người lao động trước cảnh thiên tai xảy ra do thái độ vô trách nhiệm của bọn quan lại.

- Giá trị nghệ thuật: Đây là truyện ngắn viết theo kiểu hiện đại bằng chữ Quốc ngữ. Nhân vật đã bước đầu có tính cách. Tác giả đã sử dụng biện pháp tương phản, tăng cấp, kết hợp với lời bình luận trực tiếp để tố cáo và phê phán. Nhân vật quan phụ mẫu đã bộc lộ bản chất xấu xa, vô trách nhiệm qua các hành động, lời nói của y với tay chân và với người dân.

5. Soạn câu 1 luyện tập trang 83 SGK Ngữ văn 7 đầy đủ

Liệt kê những hình thức ngôn ngữ trong văn bản "Sống chết mặc bay" theo bảng đã cho như sau:

6. Soạn câu 2 luyện tập trang 83 SGK Ngữ văn 7 đầy đủ

- Ngôn ngữ đối thoại của quan phủ, em thấy tính cách của nhân vật quan phủ:

+ Quan phủ là tên ăn chơi sa đọa, không có ý thức trách nhiệm, hốc hách vô cùng.

+ Hắn vô trách nhiệm, bỏ mặc tính mạng của người dân.

=> Giữa tính cách và ngôn ngữ có mối liên hệ chặt chẽ, đó là thành công của tác giả.

Ngày:30/12/2020 Chia sẻ bởi:Ngoan

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM