Soạn bài Ý nghĩa văn chương Ngữ văn 7 đầy đủ

Bài soạn "Ý nghĩa văn chương" dưới đây nhằm giúp các em hiểu được nguồn gốc, công dụng, nhiệm vụ của văn chương trong lịch sử của nhân loại. Chúc các em học tập thật tốt nhé!

Soạn bài Ý nghĩa văn chương Ngữ văn 7 đầy đủ

1. Soạn câu 1 trang 62 SGK Ngữ văn 7 đầy đủ

Nguồn gốc cốt yếu của văn chương:

- Tác giả đã chỉ ra những nguồn gốc ban đầu của văn chương chính là nói đến những nội dung chính của văn chương, là yếu tố quan trọng nhưng không bao gồm mọi thứ. Vậy theo Hoài Thanh: "Nguồn gốc cốt yếu của văn chương là lòng thương người và rộng ra thương cả muôn vật, muôn loài". Nói như vậy là rất đúng, nhưng vẫn có cách quan niệm khác, có thể bổ sung cho nhau. Ví dụ: “Văn chương bắt nguồn từ cuộc sống lao động của con người".

2. Soạn câu 2 trang 62 SGK Ngữ văn 7 đầy đủ

Văn chương là:

- Hình ảnh của cuộc sống đa dạng và phong phú, phản ánh cuộc sống, cuộc sống đa dạng nên hình ảnh được phản ánh trong văn chương cũng đa dạng. Ta biết được cuộc sống, mơ ước của người Việt Nam xưa kia, ta cũng biết cuộc sống của các dân tộc khác trên thế giới.

- Văn chương còn tạo ra sự sống thông qua văn chương ta biết một cuộc sống mơ ước của con người.

3. Soạn câu 3 trang 62 SGK Ngữ văn 7 đầy đủ

- Văn chương như một hương vị đầy ngọt ngào của cuộc sống, văn chương rèn cho con người những tình cảm tốt đẹp cùng những phẩm chất đáng quý như có lòng vị tha, “gây cho ta những tình cảm không có, luyện những tình cảm ta sẵn có”, biết cái đẹp, cái hay của cảnh vật, thiên nhiên. Lịch sử loài người, nếu xóa bỏ văn chương thì sẽ xóa bỏ hết dấu vết của chính nó, sẽ nghèo nàn về tâm linh đến mức nào.

4. Soạn câu 4 trang 62 SGK Ngữ văn 7 đầy đủ

a. Ý nghĩa văn chương thuộc văn nghị luận văn chương. Nội dung hướng đến phân tích những giá trị của văn chương mang lại cho đời sống xã hội.

b. Đặc sắc trong văn nghị luận của Hoài Thanh: vừa có lí lẽ, vừa có cảm xúc và hình ảnh. Trong đoạn văn mở đầu: 

+ Đoạn này nghị luận về nguồn gốc của thi ca.

+ Tác giả lấy dẫn chứng từ một câu chuyện có từ xa xưa về thi sĩ Ấn Độ.

5. Soạn câu luyện tập trang 63 SGK Ngữ văn 7 đầy đủ

Nhận xét ý kiến của Hoài Thanh:

- Đối với Hoài Thanh văn chương có những vai trò to lớn và ảnh hưởng mạnh mẽ đến việc xây dựng và rèn luyện những tình cảm đã có từ trước của con người, văn chương bồi đắp thêm cho chúng ta những cảm xúc yêu, mến, giận, hờn... đối với những đối tượng có trong tác phẩm.

- Văn chương gây cho ta những tình cảm ta không có, văn chương giúp ta có thêm hiểu biết đối với các thông tin, các đối tượng mà tác phẩm nhắc đến. 

-> Bằng những nhận xét cụ thể và thuyết phục của nhà phê bình Hoài Thanh về công dụng của văn chương, em hãy tự liên hệ bản thân và đối chiếu, kiểm tra lại thực trạng tình cảm của mình trước và sau khi học Bài ca Côn Sơn của Nguyễn Trãi, ghi lại những điều gì trước chưa có, nay mới có, trước “sẵn có” nhưng còn mờ nhạt, nay rõ nét hơn, thấm thía hơn. 

Ngày:28/12/2020 Chia sẻ bởi:Tuyết Trịnh

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM