Soạn bài Tìm hiểu chung về phép lập luận giải thích Ngữ văn 7 đầy đủ

Bài soạn "Tìm hiểu chung về phép lập luận giải thích" dưới đây nhằm giúp các em biết vận dụng phép lập luận giải thích vào bài văn nghị luận một cách thật hay và sáng tạo nhất. Chúc các em học tập thật tốt nhé!

Soạn bài Tìm hiểu chung về phép lập luận giải thích Ngữ văn 7 đầy đủ

1. Soạn câu 1 trang 69 SGK Ngữ văn 7 đầy đủ

- Trong đời sống của con người, nhu cầu giải thích của con người là vô cùng phong phú và đa dạng. Những sự vật, những hiện tượng lạ con người chưa hiểu thì nhu cầu giải thích xuất hiện. Chẳng hạn thời xa xưa ông cha ta luôn đặt ra những câu hỏi và cố gắng giải thích chúng trong hoàn cảnh tri thức thời đại hạn chế. Ví dụ: Vì sao có mưa? Tại sao có bão lụt? Tại sao mùa mưa lũ sông Hồng lại diễn ra đều đặn từng năm? Vì sao lại có dịch bệnh? Vì sao chuồn chuồn bay thấp? bay cao?

2. Soạn câu 2 trang 70 SGK Ngữ văn 7 đầy đủ

- Văn nghị luận xoay quanh nhiều vấn đề trong cuộc sống và nghị luận về những vấn đề đó thường là rút ra những ý nghĩa nhân văn. Trong văn nghị luận, việc giải thích thường gắn với những vấn đề khái quát có liên quan đến tư tưởng, đạo lí, các chuẩn mực đạo đức, lối sống,... Chẳng hạn: Tình bạn là gì? Thế nào là trung thực? Vì sao phải khiêm tốn? Thế nào là Có chí thì nên?...

3. Soạn câu 3 trang 70 SGK Ngữ văn 7 đầy đủ

a. Bài văn giải thích về khái niệm Lòng khiêm tốn:

- Tác giả đã mở đầu văn bản bằng cách nêu lên định nghĩa về "Lòng khiêm tốn là gì?" và đã được giải thích thông qua những đoạn văn định nghĩa (có từ là) những đoạn văn chứng minh làm sáng tỏ khái niệm khiêm tốn.

- Tác giả đã đưa ra những dẫn chứng nhằm làm rõ lòng khiêm tốn của con người trong cuộc sống. Bài văn đã làm sáng tỏ những khía cạnh cụ thể của lòng khiêm tốn thông qua liệt kê các hiểu hiện; đối lập kẻ khiêm tốn và không khiêm tốn. Cuối cùng là “tóm lại” để đánh giá tổng quát.

b. Liệt kê:

- Những câu định nghĩa:

+ "Khiêm tốn là biểu hiện của những con người đứng đắn" (...).

+ "Khiêm tốn là tính nhã nhặn".

+ "Đó là vì cuộc đời là một cuộc đấu tranh bất tận".

- Đây là một trong những cách giải thích làm cho người ta hiểu sâu hơn những vấn đề còn trừu tượng, chưa rõ, chưa được đào sâu.

c. Những biểu hiện liệt kê, đối lập ở bài văn là cách giải thích sinh động, phong phú tạo nên chất lượng cao cho tác phẩm.

d. Tác giả đã chỉ ra được vì sao có những cá nhân sống không biết khiêm tốn, những cá nhân đó sẽ gây ra hậu quả nghiêm trọng như thé nào? Và đó chính là nội dung của bài giải thích. Điều này làm cho vãn đẻ giải thích có ý nghĩa thực tế với người đọc. Vậy giải thích trong văn nghị luận là làm cho người đọc hiểu rõ các tư tưởng, đạo lí, phẩm chất, quan hệ,... cần được giải thích, qua đó nâng cao nhận thức, bồi dưỡng trí tuệ, tình cảm cho con người. Để giải thích một vấn đề nào đó, người ta thường sử dụng cách nêu định nghĩa, liệt kê những biểu hiện, so sánh với các hiện tượng cùng loại khác, chỉ ra cái lợi, cái hại, nguyên nhân, hậu quả, cách phát huy hoặc ngăn ngừa,... Không nên dùng những cái khó hiểu hoặc không ai hiểu để giải thích những điều người ta chưa hiểu, cần hiểu.

4. Soạn câu luyện tập trang 71 SGK Ngữ văn 7 đầy đủ

- Văn bản đã cho đã giải thích vấn đề "Lòng nhân đạo".

- Các ý chính:

+ Khái niệm lòng nhân đạo được hiểu đơn giản chính là lòng yêu thương con người với nhau.

+ Loài người còn đầy rẫy những cảnh khổ.

+ Biết xót thương, tìm cách giúp đỡ những cảnh khổ.

+ Phát huy lòng nhân đạo đến cùng và tột độ.

- Cách giải thích: kết hợp giữa lí lẽ với dẫn chứng:

+ Mở bài: Định nghĩa về lòng nhân đạo.

+ Thân bài: Nêu dẫn chứng, chứng minh biểu hiện của lòng nhân đạo.

+ Kết bài: Kêu gọi mọi người cần phải phát huy lòng nhân đạo đến tột cùng.

Ngày:28/12/2020 Chia sẻ bởi:Tuyết

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM