Soạn bài Dấu chấm lửng và dấu chấm phẩy Ngữ văn 7 đầy đủ
Nội dung bài soạn dưới đây nhằm giúp các em phân biệt được dấu chấm lửng và dấu chấm phẩy. eLib đã biên soạn nội dung bài này một cách chi tiết và đầy đủ nhất. Mời các em cùng tham khảo bài soạn dưới đây. Chúc các em học tập tốt.
Mục lục nội dung
1. Dấu chấm lửng
1.1. Soạn câu 1 trang 121 SGK Ngữ văn 7 đầy đủ
Chức năng của dấu chấm lửng trong các ví dụ:
a. Thể hiện còn nhiều nhân vật anh hùng nữa, chưa liệt kê.
b. Lời nói của nhân vật bị ngắt quãng do quá mệt mỏi.
c. Dấu chấm lửng thể hiện nội dung được nhấn mạnh phía sau, thể hiện cho sự xuất hiện ngoài sự chờ đợi từ bưu thiếp.
1.2. Soạn câu 2 trang 121 SGK Ngữ văn 7 đầy đủ
Công dụng của dấu chấm lửng
+ Rút gọn phần liệt kê
+ Nhấn mạnh tâm trạng của người nói
+ Giãn nhịp điệu câu văn
+ Tạo sắc thái hài hước, dí dỏm.
2. Dấu chấm phẩy
2.1. Soạn câu 1 trang 122 SGK Ngữ văn 7 đầy đủ
Chức năng của dấu chấm phẩy:
+ Trong câu a: Đánh dấu ranh giới giữa 2 vế câu một câu ghép.
+ Trong câu b: Ngăn cách các bộ phận liệt kê có nhiều tầng ý nghĩa, phức tạp.
- Câu a: Có thể thay thế được bằng dấu phẩy,và nội dung của câu không bị thay đổi.
Không thay đổi được vì:
+ Các phần liệt kê sau dấu chấm phẩy bình đẳng với nhau.
+ Các phần liệt kê sau dấu chấm phẩy không bình đẳng với các phần nêu trên.
2.2. Soạn câu 2 trang 122 SGK Ngữ văn 7 đầy đủ
Kết luận: Dấu chấm phẩy dùng để:
- Tách hai vế của câu ghép.
- Ngăn cách các bộ phận trong một phép liệt kê phức tạp
3. Luyện tập
3.1. Soạn câu 1 trang 123 SGK Ngữ văn 7 đầy đủ
a. - Lính đâu? Sao bay dám để cho nó chạy xồng xộc vào đây như vậy? Không còn phép tắc gì nữa à?
- Dạ, bẩm...
- Đuổi cổ nó ra!
(Phạm Duy Tốn)
-->Biểu thị sự sợ hãi, lúng túng (- Dạ, bẩm...),
b. Ô hay, có điều gì bố con trong nhà bào nhau chứ sao lại...
(Đào Vũ)
---> Dùng biểu thị câu nói bị bỏ dở
c. Cơm, áo, vợ, con, gia đình... bó buộc y.
(Nam Cao)
---> Biểu thị sự liệt kê không nói ra.
3.2. Soạn câu 2 trang 123 SGK Ngữ văn 7 đầy đủ
a. Dưới ánh trăng này, dòng thác nước sẽ đổ xuống làm chạy máy phát điện; ở giữa biển rộng, cờ đỏ sao vàng phấp phới bay trên những con tàu lớn.
(Thép Mới)
--> Dấu chấm phẩy ở câu a được dùng ngăn cách các vế trong câu ghép đẳng lập
b. Con sông Thái Bình quanh năm vỗ sóng òm ọp vào sườn bãi và ngày ngày vẫn mang phù sa bồi cho bãi thêm rộng; nhưng mỗi năm vào mùa nước, cũng con sông Thái Bình mang nước lũ về làm ngập hết cả bãi Soi.
(Đào Vũ)
--> Dấu chấm phẩy ở câu b dùng để ngăn cách hai vế câu trong câu ghép
c. Có kẻ nói từ khi các thi sĩ ca tụng cảnh núi non, hoa cỏ, núi non, hoa cỏ trông mới đẹp; từ khi có người lấy tiếng chim kêu, tiếng suối chảy làm đề ngâm vịnh, tiếng chim, tiếng suối nghe mới hay.
(Hoài Thanh)
--> Dấu chấm phẩy ở câu c được dùng ngăn cách hai tập hợp từ có quan hệ song song và đều làm phụ ngữ cho động từ nói
3.3. Soạn câu 3 trang 123 SGK Ngữ văn 7 đầy đủ
Ca Huế trên sông Hương là một trong những nét đẹp văn hóa riêng độc đáo. Ca Huế có nguồn gốc từ dòng nhạc dân ca; nhạc cung đình hòa hợp. Từ không gian yên tĩnh buổi đêm bỗng bừng lên dàn hòa tấu những khúc lưu thủy, kim tiền, xuân phong, long hổ. Người nhạc công tài hoa dùng các ngón đàn trau chuốt như mổ, vả, ngón bấm… nhịp nhàng uyển chuyến tấu lên những hoan khúc làm xao động lòng người. Từ đó người ca nhi cất lên điệu hát. Các thể ca Huế có sôi nổi, tươi vui, có buồn cảm, bâng khuâng…
Tham khảo thêm
- doc Soạn bài Tục ngữ về thiên nhiên và lao động, sản xuất Ngữ văn 7 đầy đủ
- doc Soạn bài Tìm hiểu chung về văn nghị luận Ngữ văn 7 đầy đủ
- doc Soạn bài Tục ngữ về con người và xã hội Ngữ văn 7 đầy đủ
- doc Soạn bài Rút gọn câu Ngữ văn 7 đầy đủ
- doc Soạn bài Đặc điểm của văn bản nghị luận Ngữ văn 7 đầy đủ
- doc Soạn bài Đề văn nghị luận và việc lập ý cho bài văn nghị luận Ngữ văn 7 đầy đủ
- doc Soạn bài Tinh thần yêu nước của nhân dân ta Ngữ văn 7 đầy đủ
- doc Soạn bài Câu đặc biệt Ngữ văn 7 đầy đủ
- doc Soạn bài Bố cục và phương pháp lập luận trong bài văn nghị luận Ngữ văn 7 đầy đủ
- doc Soạn bài Luyện tập về phương pháp lập luận trong văn nghị luận Ngữ văn 7 đầy đủ
- doc Soạn bài Sự giàu đẹp của tiếng Việt Ngữ văn 7 đầy đủ
- doc Soạn bài Thêm trạng ngữ cho câu Ngữ văn 7 đầy đủ
- doc Soạn bài Tìm hiểu chung về phép lập luận chứng minh Ngữ văn 7 đầy đủ
- doc Soạn bài Thêm trạng ngữ cho câu (tiếp theo) Ngữ văn 7 đầy đủ
- doc Soạn bài Cách làm bài văn lập luận chứng minh Ngữ văn 7 đầy đủ
- doc Soạn bài Luyện tập lập luận chứng minh Ngữ văn 7 đầy đủ
- doc Soạn bài Đức tính giản dị của Bác Hồ Ngữ văn 7 đầy đủ
- doc Soạn bài Chuyển đổi câu chủ động thành câu bị động Ngữ văn 7 đầy đủ
- doc Soạn bài Ý nghĩa văn chương Ngữ văn 7 đầy đủ
- doc Soạn bài Chuyển đổi câu chủ động thành câu bị động (tiếp theo) Ngữ văn 7 đầy đủ
- doc Soạn bài Ôn tập văn nghị luận Ngữ văn 7 đầy đủ
- doc Soạn bài Dùng cụm chủ - vị để mở rộng câu Ngữ văn 7 đầy đủ
- doc Soạn bài Tìm hiểu chung về phép lập luận giải thích Ngữ văn 7 đầy đủ
- doc Soạn bài Sống chết mặc bay Ngữ văn 7 đầy đủ
- doc Soạn bài Cách làm bài văn lập luận giải thích Ngữ văn 7 đầy đủ
- doc Soạn bài Luyện tập lập luận giải thích Ngữ văn 7 đầy đủ
- doc Soạn bài Những trò lố hay là Va - ren và Phan Bội Châu Ngữ văn 7 đầy đủ
- doc Soạn bài Dùng cụm chủ - vị để mở rộng câu: Luyện tập (tiếp theo) Ngữ văn 7 đầy đủ
- doc Soạn bài Luyện nói: Bài văn giải thích một vấn đề Ngữ văn 7 đầy đủ
- doc Soạn bài Ca Huế trên sông Hương Ngữ văn 7 đầy đủ
- doc Soạn bài Liệt kê Ngữ văn 7 đầy đủ
- doc Soạn bài Tìm hiểu chung về văn bản hành chính Ngữ văn 7 đầy đủ
- doc Soạn bài Quan Âm Thị Kính Ngữ văn 7 đầy đủ
- doc Soạn bài Văn bản đề nghị Ngữ văn 7 đầy đủ
- doc Soạn bài Ôn tập Phần Văn Ngữ văn 7 đầy đủ
- doc Soạn bài Dấu gạch ngang Ngữ văn 7 đầy đủ
- doc Soạn bài Văn bản báo cáo Ngữ văn 7 đầy đủ
- doc Soạn bài Kiểm tra phần Văn Ngữ văn 7 đầy đủ
- doc Soạn bài Luyện tập làm văn bản đề nghị và báo cáo Ngữ văn 7 đầy đủ
- doc Soạn bài Chương trình địa phương (phần Tiếng Việt) Ngữ văn 7 đầy đủ