Soạn bài Dấu gạch ngang Ngữ văn 7 đầy đủ

eLib xin giới thiệu đến các em bài soạn Dấu gạch ngang nhằm giúp các em phân biệt được dấu gạch ngang và dấu gạch nối, cũng như công dụng của nó. Mời các em tham khảo bài soạn dưới đây nhé. Hi vọng rằng đây sẽ là tài liệu bổ ích để các em tham khảo. Chúc các em học tập tốt.

Soạn bài Dấu gạch ngang Ngữ văn 7 đầy đủ

1. Soạn câu 1 trang 129 SGK Ngữ văn 7 đầy đủ

- Dấu gạch ngang dùng để:

+ Câu a: Đánh dấu bộ phận giải thích

+ Câu b: Đánh dấu lời nói trực tiếp của nhân vật

+ Câu c: Dùng để thực hiện phép liệt kê

+ Câu d: Dùng để nối các bộ phận trong một liên danh

2. Soạn câu 2 trang 130 SGK Ngữ văn 7 đầy đủ

Dùng để nối các tiếng trong tên riêng nước ngoài của nhân vật, được dùng để nối các tiếng trong phiên âm nước ngoài thuộc hệ ngôn ngữ Ấn - Âu

3. Soạn câu 3 trang 130 SGK Ngữ văn 7 đầy đủ

Dấu gạch nối không phải là dấu câu, nó chỉ dùng để nối các tiếng trong từ mượn. Cách viết dấu gạch nối ngắn hơn dấu gạch ngang

4. Soạn câu 1 luyện tập trang 130 SGK Ngữ văn 7 đầy đủ

a. Dùng để đánh dấu bộ phận chú thích, giải thích

b. Dùng để đánh dấu bộ phận chú thích

c. - Dùng để trích dẫn lời nói trực tiếp của nhân vật

- Dùng để đánh dấu bộ phận chú thích, giải thích

d. Dùng để nối các bộ phận trong liên danh ( Hà Nội- Vinh)

e. Dùng để nối các bộ phận trong liên danh ( Thừa Thiên- Huế)

5. Soạn câu 2 luyện tập trang 131 SGK Ngữ văn 7 đầy đủ

Dấu gạch nối dùng đế nối các bộ phận trong tên riêng nước ngoài

6. Soạn câu 3 luyện tập trang 131 SGK Ngữ văn 7 đầy đủ

a. Thị Kính – người phụ nữ đoan trang, hiền hậu, nết na một lòng yêu thương chồng

b. Đại diện cho học sinh cả nước, Linh Trang phát biểu:

- Chúng cháu sẽ cố gắng học tập, rèn luyện hơn nữa để không phụ sự kì vọng, tin yêu của mọi người.

Ngày:08/01/2021 Chia sẻ bởi:Minh Ngoan

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM