Toán 6 Chương 1 Bài 2: Tập hợp các số tự nhiên

Chúng ta sẽ làm quen với bài Tập hợp các số tự nhiên, một trong những kiến thức nền tảng của tập hợp các sô có vô số phần tử...

Toán 6 Chương 1 Bài 2: Tập hợp các số tự nhiên

1. Tóm tắt lý thuyết

1.1. Tập hợp N và tập hợp N*

Các số 0, 1, 2, 3, ... là các số tự nhiên. Tập hợp các số tự nhiên kí hiệu là N

Tập hợp các số tự nhiên khác 0, được kí hiệu là N*

1.2. Thứ tự trong tập hợp số tự nhiên

1. Trong hai số tự nhiên khác nhau, có một số nhỏ hơn số kia. Khi số a nhỏ hơn số b, ta viết a < b hoặc b > a

2. Mỗi số tự nhiên có một số liền sau duy nhất. Hai số tự nhiên liên tiếp thì hơn kém nhau một đơn vị

3. Số 0 là số tự nhiên nhỏ nhất. Không có số tự nhiên lớn nhất.

4. Tập hợp các số tự nhiên có vô số phần tử.

2. Bài tập minh họa

Câu 1: Viết số tự nhiên liền sau các số 22; 31; 49

Hướng dẫn giải:

Số liền sau của một số tự nhiên là số hơn số ấy 1 đơn vị. Do đó:

Số liền sau của số 22 là số: 23

Số liền sau của số 31 là số: 32

Số liền sau của số 49 là số: 50

Câu 2: Viết tập hợp A các số tự nhiên bằng cách liệt kê các phần tử : 

\(A = \left\{ {x \in N|11 < x < 20} \right\}\)

Hướng dẫn giải:
Tập hợp A gồm các phần tử: 12; 13; 14; 15; 16; 17; 18; 19

Câu 3: Viết tập hợp B các số tự nhiên các số không vượt quá 9

Hướng dẫn giải:

Vì tập hợp B là số tự nhiên không vượt quá 9 nên là các số từ 1 đến 9, ta sẽ viết bằng hai cách như sau:

Cách 1: \(B = \left\{ {x \in N|0 \le x \le 9} \right\}\)

Cách 2: \(B = \left\{ {0;1;2;3;4;5;6;7;8;9} \right\}\)

3. Luyện tập

3.1. Bài tập tự luận

Câu 1: Viết số tự nhiên liền sau các số 12; 23; 30

Câu 2: Viết tập hợp A các số tự nhiên bằng cách liệt kê các phần tử : 

\(A = \left\{ {x \in N|3 < x < 11} \right\}\)

Câu 3: Viết tập hợp B các số tự nhiên lẻ các số không vượt quá 15

3.2. Bài tập trắc nghiệm

Câu 1: Cho tập hợp N = { 2, 4, 6, 8 }, có bao nhiêu phần tử trong tập hợp N?

A. 1

B. 2

C. 3

D. 4

Câu 2: A là tập hợp các số tự nhiên nhỏ hơn 5, thì A =?

A. A = { 0, 1, 2, 3, 4 }

B. A = { 1, 2, 3, 4 }

C. A = { 0, 1, 2, 3 }

D. A = { 0, 1, 2, 3, 4, 5 }

Câu 3: Điền vào chỗ trống để có được ba số tự nhiên liên tiếp tăng dần : 49, ...., ....

A. 50;51

B. 51;53

C. 48;47

D. 59;69

Câu 4: Số tự nhiên liền sau số 29 là?

A. 29

B. 30

C. 28

D. 31

Câu 5: B là tập hợp các chữ cái trong từ "TAPHOP", vậy B =?

A. B = { T, P, H, O, P }

B. B = { T, A, P, H, P }

C. B = { T, A, P, H, O, P }

D. B = { T, A, P, H, O }

Câu 6: Cho tập hợp A là tập các số tự nhiên nhỏ hơn hoặc bằng 7. Cách viết nào sau đây biểu diễn tập hợp A

A. A = {0; 1; 2; 3; 4; 5; 6; 7}

B. A = {0; 1; 2; 3; 4; 5; 6}

C. \(A = \left\{ {n \in N|n < 7} \right\}\)

D. \(A = \left\{ {n \in N*|n \le 7} \right\}\)

Câu 7: Cho tập hợp C là tập các số tự nhiên lớn hơn 18 và nhỏ hơn 22.

Cách viết nào sau đây biểu diễn tập hợp C:

A. C = {18; 19; 20; 21; 22}

B. C = {18;19; 20; 21}

C. C = {n ∈ ℕ | 18 < n < 22}

D. C = {n ∈ ℕ | 18 ≤ n ≤ 22}

Câu 8: Cho tập hợp E là tập các số tự nhiên nhỏ hơn 9.

Cách viết nào sau đây biểu diễn tập hợp E:

A. E = { 1; 2; 3; 4; 5; 6; 7; 8; 9}

B. E = {0; 1; 2; 3; 4; 5; 6; 7; 8}

C. E = {n ∈ ℕ | n < 9}

D. E = {n ∈ ℕ | n ≤ 9}

Câu 9: Cho tập hợp \(A = \left\{ {n \in N|61 < x < 65} \right\}\)

Chọn đáp án đúng:

A. A = {61, 62, 63, 64}

B. A = {62, 63, 64, 65}

C. A = {62, 63, 64}

D. A = {62, 63, 64; 65}

Câu 10: Chọn các khẳng định sai trong các khẳng định sau

A. \(0 \notin N*\)

B. Tồn tại số a thuộc N nhưng không thuộc N*

C. Tồn tại số b thuộc N* nhưng không thuộc N

D. \(8 \in N\)

4. Kết luận 

Qua bài giảng Tập hợp các số tự nhiên này, các em cần hoàn thành 1 số mục tiêu mà bài đưa ra như: 

  • Phân biệt được tập hợp số tự nhiên và tập hợp số tự nhiên sao.

  • Thứ tự trong tập số tự nhiên.

Ngày:17/07/2020 Chia sẻ bởi:Thanh Nhàn

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM