Toán 6 Chương 1 Bài 4: Số phần tử của một tập hợp và tập hợp con
Ở các bài trước các em đã được tìm hiểu về khái niệm tập hợp. Bài học này sẽ tiếp tục giới thiệu đến các em về khái niệm tập hợp con, số phần tử của một tập hợp và phương pháp giải một số dạng toán liên quan.
Mục lục nội dung
1. Tóm tắt lý thuyết
1.1. Số phần tử của một tập hợp
Cho các tập hợp sau:
\(\begin{array}{l} A = \left\{ 5 \right\}\\ B = \left\{ {x;y} \right\}\\ C = \left\{ {1;2;3;...;100} \right\}\\ N = \left\{ {0;1;2;...} \right\} \end{array}\)
Ta nói rằng tập hợp A có một phần tử, tập hợp B có hai phần tử, tập hợp C có 100 phần tử, tập hợp N có vô số phần tử.
Chú ý:
Tập hợp không có phần tử nào gọi là tập hợp rỗng
Tập hợp rỗng được kí hiệu là \(\emptyset \)
Một tập hợp có thể có một phần tử, nhiều phần tử, có vô số phần tử, cũng có thể không có phần tử nào.
1.2. Tập hợp con
\(\begin{array}{l} E = \left\{ {x,y} \right\},\\ F = \left\{ {x,y,c,d} \right\} \end{array}\)
Nhận xét:
Nếu mọi phần tử của tập hợp A đều thuộc tập hợp B thì tập hợp A được gọi là tập hợp con của tập hợp B.
Ta kí hiệu \(A \subset B\) hay \(B \supset A\)
Đọc là A là tập hợp con của tập hợp B, hoặc A chứa trong B hoặc B chứa A.
Nếu \(A \subset B\) và \(B \subset A\) thì ta nói A và B là hai tập hợp bằng nhau, kí hiệu là \(A = B\)
2. Bài tập minh họa
Câu 1: Hãy tìm các tập con của tập A trong các trường hợp sau:
a) A chỉ có một phần tử \(A = \left\{ a \right\}\)
b) A có hai phần tử \(A = \left\{ {a;b} \right\}\)
c) A có 3 phần tử \(A = \left\{ {a,b,c} \right\}\)
d) Tổng quát: Nếu A có n phần tử thì có bao nhiêu tập con?
Hướng dẫn giải:
a) Tập \(A = \left\{ a \right\}\) có hai tập con là \(\left\{ a \right\},\emptyset \)
b) Tập \(A = \left\{ {a;b} \right\}\) có bốn tập con là \(\left\{ a \right\},\left\{ b \right\},\left\{ {a,b} \right\}\emptyset \)
c) Tập \(A = \left\{ {a,b,c} \right\}\) có 8 tập con là \(\left\{ a \right\},\left\{ b \right\},\left\{ c \right\},\left\{ {a,b} \right\},\left\{ {a,c} \right\},\left\{ {b,c} \right\},A,\emptyset \)
d) Nếu A có n phần tử, thì có 2x2x2x...x2 (n lần) tập con
Câu 2: Cho A là tập hợp số tự nhiên lớn hơn 3 và nhỏ hơn 8. Hãy viết tập hợp theo 2 cách (liệt kê và nêu tính chất đặc trưng)
Hướng dẫn giải:
* Cách 1: Viết A bằng cách liệt kê phần tử: \(A = \left\{ {4;5;6;7} \right\}\)
* Cách 2: Viết A bằng cách nêu tính chất đặc trưng \(A = \left\{ {n \in N|3 < n < 8} \right\}\)
3. Luyện tập
3.1. Bài tập tự luận
Câu 1:
a) Tìm tập hợp con của tập hợp A có 3 phần tử \(A = \left\{ {x, y, z} \right\}\)
d) A có 20 phần tử thì có bao nhiêu tập con?
Câu 2: Cho A là tập hợp số tự nhiên chẵn lớn hơn 10 và nhỏ hơn 25. Hãy viết tập hợp theo 2 cách (liệt kê và nêu tính chất đặc trưng)
3.2. Bài tập trắc nghiệm
Câu 1: Cho tập hợp \(A = \left\{ {0;2;4;6} \right\}\), hỏi A có bao nhiêu phần tử:
A. 1
B. 2
C. 3
D. 4
Câu 2: Tập hợp \(B = \left\{ {6;7;8;...;56} \right\}\) có bao nhiêu phần tử?
A. 56
B. 54
C. 51
D. 50
Câu 3: Cho tập hợp \(A = \left\{ {1;3;4;5;8} \right\}\),tập hợp con của A là:
A. \(B = \left\{ {0;3;4;5;8} \right\}\)
B. \(C = \left\{ {2;4;5;8} \right\}\)
C. \(D = \left\{ {1;4;5;8;9} \right\}\)
D. \(E = \emptyset \)
Câu 4: Tìm số tự nhiên x sao cho x + 6 = 4
A. x = 0
B. x = 1
C. \(x = \left\{ \emptyset \right\}\)
D. x = 4
Câu 5: Cho hai tập hợp \(A = \left\{ {0;2;4} \right\},B = \left\{ {0;1;2;3;4;5} \right\}\). Phát biểu nào sau đây sai:
A. Tập hợp A có 3 phần tử
B. Tập hợp A là con tập hợp B
C. Tập hợp A đươc chứa trong tập hợp B
D. Tập hợp A bằng tập hợp B
4. Kết luận
Qua bài giảng Số phần tử của một tập hợp và tập hợp con này, các em cần hoàn thành 1 số mục tiêu mà bài đưa ra như:
- Tập hợp con là gì?
- Số phần tử của một tập hợp.
Tham khảo thêm
- doc Toán 6 Chương 1 Bài 1: Tập hợp và phần tử của tập hợp
- doc Toán 6 Chương 1 Bài 2: Tập hợp các số tự nhiên
- doc Toán 6 Chương 1 Bài 3: Ghi số tự nhiên
- doc Toán 6 Chương 1 Bài 5: Phép cộng và phép nhân
- doc Toán 6 Chương 1 Bài 6: Phép trừ và phép chia
- doc Toán 6 Chương 1 Bài 7: Lũy thừa với số mũ tự nhiên và nhân hai lũy thừa cùng cơ số
- doc Toán 6 Chương 1 Bài 8: Chia hai lũy thừa cùng cơ số
- doc Toán 6 Chương 1 Bài 9: Thứ tự thực hiện các phép tính
- doc Toán 6 Chương 1 Bài 10: Tính chất chia hết của một tổng
- doc Toán 6 Chương 1 Bài 11: Dấu hiệu chia hết cho 2, cho 5
- doc Toán 9 Chương 1 Bài 12: Dấu hiệu chia hết cho 3, cho 9
- doc Toán 6 Chương 1 Bài 13: Ước và bội
- doc Toán 6 Chương 1 Bài 14: Số nguyên tố, hợp số và bảng số nguyên tố
- doc Toán 6 Chương 1 Bài 15: Phân tích một số ra thừa số nguyên tố
- doc Toán 6 Chương 1 Bài 16: Ước chung và bội chung
- doc Toán 6 Chương 1 Bài 17: Ước chung lớn nhất
- doc Toán 6 Chương 1 Bài 18: Bội chung nhỏ nhất