Toán 6 Chương 1 Bài 1: Tập hợp và phần tử của tập hợp
Để làm quen với kiến thức toán lớp 6 đầu tiên ta sẽ ôn tập và hệ thống hóa nội dung về số tự nhiên. Đầu tiên ta sẽ làm quen với tập hợp và các kí hiệu tập hợp qua bài học đầu tiên là Tập hợp và Phần tử của tập hợp. Nội dung bài học sẽ giúp các em nắm được khái niệm thế nào là Tập hợp, phần tử của tập hợp, cách viết tập h. Cùng với những ví dụ minh họa các dạng toán liên quan đến Tập hợp và phần tử của tập hợp sẽ giúp các em hình thành và phát triển kĩ năng giải bài tập ở dạng toán này.
Mục lục nội dung
1. Tóm tắt lý thuyết
1.1. Định nghĩa:
- Tập hợp một hay nhiều đối tượng có tính chất đặc trưng giống nhau. Những đối tượng gọi là phần tử.
VD:
- Tập hợp các em học sinh lớp 61
- Tập hợp các số tự nhiên là bội số của 10 và nhỏ hơn 100
- Tập hợp các chữ cái a, b, c, d
1.2. Cách viết các ký hiệu:
- Tên tập hợp được đặt bằng chữ cái in hoa.
VD:
A= { 0; 1; 2; 3 }
B= { a; b; c; d }
C= { x \(\in\) N/ x<10}
- Các phần tử được viết trong 2 dấu {}
- Giữa các phần tử được ngăn cách bới dấu “,” hoặc dấu “;”
- Thứ tự các phần tử liệt kê tùy ý
- Mỗi phần tử được liệt kê một lần
- Có hai cách để viết 1 tập hợp là: Liệt kê các phần tử của tập hợp hay chỉ ra tính chất đặc trưng của các phần tử
VD: Viết tập hợp A các số tự nhiên chia 2 dư 1 và nhỏ hơn < 10
A={1,3,5,6,7}
A= {x \(\in\) N/ x=2k+1; x<10}
Ký hiệu:
a \(\in\) A đọc a là phần tử của tập hợp A hay phần tử a thuộc tập hợp A.
a \(\notin\) A đọc a không là phần tử của tập hợp A hay phần tử a không thuộc tập hợp A.
- Một tập hợp có thể có một phần tử, có nhiều phần tử, có vô số phần tử, cũng có thể không có phần tử nào là tập hợp rỗng kí hiệu \(\emptyset\).
- Nếu mọi phần tử của tập hợp A đều thuộc tập hợp B thì tập hợp A gọi là tập hợp con của tập hợp B. Kí hiệu: A \(\subset\) B đọc là: A là tập hợp con của tập hợp B hoặc A được chứa trong B hoặc B chứa A.
- Mỗi tập hợp đều là tập hợp con của chính nó và tập hợp rỗng là tập hợp con của mọi tập hợp.
* Cách tìm số tập hợp con của một tập hợp: Nếu A có n phần tử thì số tập hợp con của tập hợp A là 2n.
2. Bài tập minh họa
Câu 1: Cho tập hợp A là các chữ cái trong cụm từ “Thành phố Hồ Chí Minh”
a. Hãy liệt kê các phần tử của tập hợp A.
b. Điền kí hiệu thích hợp vào ô vuông
t [ ] A; c [ ] A; h [ ] A
Hướng dẫn giải:
a/ A = {a, c, h, i, m, n, ô, p, t}
b/ b \(\notin\) A ; c \(\in\) A; h\(\in\) A
Lưu ý HS: Bài toán trên không phân biệt chữ in hoa và chữ in thường trong cụm từ đã cho.
Câu 2: Cho tập hợp các chữ cái X = {A, C, O}
a/ Tìm cụm chữ tạo thành từ các chữ của tập hợp X.
b/ Viết tập hợp X bằng cách chỉ ra các tính chất đặc trưng cho các phần tử của X.
Hướng dẫn giải:
a/ Chẳng hạn cụm từ “CA CAO”
b/ X = {x: x-chữ cái trong cụm chữ “CA CAO”}
Câu 3: Cho tập hợp A = {1; 2;3;x; a; b}
a/ Hãy chỉ rõ các tập hợp con của A có 1 phần tử.
b/ Hãy chỉ rõ các tập hợp con của A có 2 phần tử.
c/ Tập hợp B = {a, b, c} có phải là tập hợp con của A không?
Hướng dẫn giải:
a/ {1} { 2} { a } { b} ….
b/ {1; 2} {1; a} {1; b} {2; a} {2; b} { a; b} ……
c/ Tập hợp B không phải là tập hợp con của tập hợp A bởi vì tập hợp B có phần tử c nhưng phần tử c lại không thuộc tập hợp A
Câu 4: Cho tập hợp B = {a, b, c}. Hỏi tập hợp B có tất cả bao nhiêu tập hợp con?
Hướng dẫn giải:
- Tập hợp con của B không có phần từ nào là 1: \(\emptyset\)
- Các tập hợp con của B có một phần tử là 3: {a}, {b}, {c}
- Các tập hợp con của B có hai phần tử là 3: {a,b}, {a,c}, {b,c}
- Tập hợp con của B có 3 phần tử chính là 1: {a, b, c}
Vậy tập hợp A có tất cả là 1+3+3+1 = 8 tập hợp con = 23
Ghi chú: Một tập hợp A bất kỳ luôn có hai tập hợp con đặc biệt là tập hợp rỗng và chính tập hợp A. Nếu A có n phần tử thì số tập hợp con của tập hợp A là 2n.
3. Luyện tập
3.1. Bài tập tự luận
Câu 1: Cho tập hợp A là các chữ cái trong cụm từ “Số học Toán 6”
a. Hãy liệt kê các phần tử của tập hợp A.
b. Điền kí hiệu thích hợp vào ô vuông
o [ ] A; a [ ] A; b [ ] A
Câu 2: Cho tập hợp A = {10; 20;30;x; y; z}
a/ Hãy chỉ rõ các tập hợp con của A có 1 phần tử.
b/ Hãy chỉ rõ các tập hợp con của A có 2 phần tử.
c/ Tập hợp B = {x, y, z} có phải là tập hợp con của A không?
Câu 3: Cho tập hợp B = {x, y, z, t}. Hỏi tập hợp B có tất cả bao nhiêu tập hợp con?
3.2. Bài tập trắc nghiệm
Câu 1: Số liền trước số 11 là:
A. 10
B. 9
C. 11
D. 12
Câu 2: Tập hợp các số tự nhiên không vượt quá 5 gồm bao nhiêu phần tử?
A. 4 phần tử
B. 5 phần tử
C. 6 phần tử
D. 7 phần tử
Câu 3: Tập hợp các phần tử trong câu " HỌC247" gồm bao nhiêu phần tử
A. 4 phần tử
B. 5 phần tử
C. 6 phần tử
D. 7 phần tử
Câu 4: Số liền sau số 77 là:
A. 80
B. 79
C. 77
D. 78
Câu 5: Số cần điền vào dấu "..." để được một chiều tăng dần hơn kém nhau 3 đơn vị là:
35,...,...
A. 32;29
B. 38;41
C. 34;33
D. 36;37
Câu 6: Tập hợp E các số tự nhiên lớn hơn 7 và nhỏ hơn 12 được biểu diễn như thế nào? Chọn một phương án đúng:
A. E = {8 ; 9 ; 10 ; 11 ; 12}
B. E = {8 ; 9 ; 10 ; 11}
C. E = {7 ; 8 ; 9 ; 10 ; 11}
D. E = {7 ; 8 ; 9 ; 10 ; 11}
Câu 7: Cho hai tập hợp \(B = \left\{ {a;b} \right\};P = \left\{ {b;x;y} \right\}\). Chọn nhận xét sai
A. \(b \in B\)
B. \(x \in B\)
C. \(a \notin P\)
D. \(y \in P\)
Câu 8: Cho tập hợp B = {17; 19; 20; 21; 23}. Chọn đáp án đúng
A. \(15 \in B\)
B. \(23 \in B\)
C. \(19 \notin B\)
D. \(15 \in B\) và \(23 \in B\)
Câu 9: Tập hợp S các tháng của quý bốn trong năm là
A. S = {tháng Bảy, tháng Tám, tháng Chín}
B. S = {tháng Tư, tháng Năm, tháng Sáu}
C. S = {tháng Một, tháng Hai, tháng Ba}
D. S= {tháng Mười, tháng Mười Một, tháng Mười Hai}
Câu 10: Tập hợp các chữ cái có trong từ "VUI HOC 247" là
A. A = {V; U; I; H; O; C}
B. A = {V; U; I; H; O; C; 2; 4; 7}
C. A = {V; U; I;2; 4; 7}
D. A = {V; U; I; H; O; 2; 4}
4. Kết luận
Qua bài giảng Tập hợp và phần tử của tập hợp này, các em cần hoàn thành 1 số mục tiêu mà bài đưa ra như:
- Phát biểu được định nghĩa tập hợp, phần tử của tập hợp.
- Cách viết các kí hiệu.
- Cách liệt kê các phần tử trong tập hợp.
Tham khảo thêm
- doc Toán 6 Chương 1 Bài 2: Tập hợp các số tự nhiên
- doc Toán 6 Chương 1 Bài 3: Ghi số tự nhiên
- doc Toán 6 Chương 1 Bài 4: Số phần tử của một tập hợp và tập hợp con
- doc Toán 6 Chương 1 Bài 5: Phép cộng và phép nhân
- doc Toán 6 Chương 1 Bài 6: Phép trừ và phép chia
- doc Toán 6 Chương 1 Bài 7: Lũy thừa với số mũ tự nhiên và nhân hai lũy thừa cùng cơ số
- doc Toán 6 Chương 1 Bài 8: Chia hai lũy thừa cùng cơ số
- doc Toán 6 Chương 1 Bài 9: Thứ tự thực hiện các phép tính
- doc Toán 6 Chương 1 Bài 10: Tính chất chia hết của một tổng
- doc Toán 6 Chương 1 Bài 11: Dấu hiệu chia hết cho 2, cho 5
- doc Toán 9 Chương 1 Bài 12: Dấu hiệu chia hết cho 3, cho 9
- doc Toán 6 Chương 1 Bài 13: Ước và bội
- doc Toán 6 Chương 1 Bài 14: Số nguyên tố, hợp số và bảng số nguyên tố
- doc Toán 6 Chương 1 Bài 15: Phân tích một số ra thừa số nguyên tố
- doc Toán 6 Chương 1 Bài 16: Ước chung và bội chung
- doc Toán 6 Chương 1 Bài 17: Ước chung lớn nhất
- doc Toán 6 Chương 1 Bài 18: Bội chung nhỏ nhất