Toán 6 Chương 1 Bài 14: Số nguyên tố, hợp số và bảng số nguyên tố
Nội dung bài học sẽ cung cấp đến các em khái niệm về hai loại số tự nhiên đặc biệt là số nguyên tố và hợp số cùng với những dạng toán liên quan. Bên cạnh đó là những bài tập minh họa có hướng dẫn giải chi tiết sẽ giúp các em dễ dàng nắm được nội dung bài học.
Mục lục nội dung
1. Tóm tắt lý thuyết
1.1. Số nguyên tố - Hợp số
Ví dụ 1:
Số 7 chỉ có hai ước là 1 và 7, khi đó ta nói 7 là số nguyên tố.
Số 6 có các ước số là 1, 2, 3, 6, khi đó ta nói 6 là hợp số.
Như vậy, ta có định nghĩa:
Cho một số tự nhiên a > 1
a được gọi là số nguyên tố nếu Ư(a) = {1, a} (không có ước nào ngoài 1 và chính nó)
a được gọi là hợp số nếu Ư(a) = {1,…,a) (có nhiều hơn 2 ước)
Chú ý: Ta cần chú ý rằng:
- Số 0 và số 1 không phải là số nguyên tố cũng không phải hợp số.
- Số nguyên tố nhỏ nhất là số 2 và là số nguyên tố chẵn duy nhất.
Để chứng minh a là một số nguyên tố, ta chỉ cần chỉ ra được nó không chia hết cho mọi số nguyên tố có bình phương nhỏ hơn a.
Tổng quát: Số nguyên tooso khác 2 và 3 đều có dạng: \(6n \pm 1\) với \(n \in {N^*}\)
1.2. Phân tích một số ra thừa số nguyên tố
Ta có định nghĩa công việc:
Phân tích một số tự nhiên lớn hơn 1 ra thừa số nguyên tố là viết số đó dưới dạng một tích các thừa số nguyên tố.
Mọi hợp số đều phân tích được ra thừa số nguyên tố và cách phân tích này là duy nhất.
Ví dụ 2: Phân tích số 30 ra thừa số nguyên tố:
60 2
30 2
15 3
5 5
1
Như vậy, số 30 đã được phân tích ra thừa số nguyên tố.Suy ra \(60{\rm{ }} = {\rm{ }}2.3.5{\rm{ }} = {\rm{ }}{2^2}{.3^1}{.5^1}\)
Từ ví dụ trên ta có một số nhận xét sau:
Khi viết, các thừa số nguyên tố được sắp xếp theo thứ tự từ nhỏ đến lớn.
Ư(60)={2,3,5,6 =2.3.10=2.5.12=23 .3.15 = 3.5.20=22.5.30=2.3.5.60=22.3.5}
Số 60 có:
(2+1)(1+1)(1+1)=3.2.2=12 (ước số)
Nhận xét:
1. Dạng phân tích ra thừa số nguyên tố của mỗi số nguyên tố là chính số đó.
2. Nếu số A được phân tích dưới dạng:
\(A = {a^m}.{b^n}.{c^p}...\)
Trong đó a, b, c là các số nguyên tố, thì A có tất cả:
(m+1)(n+1)(p+1)…
Ước số
Ví dụ 3: Cho số 420
a. Phân tích 420 ra thừa số nguyên tố.
b. Số 420 có tất cả bao nhiêu ước số.
c. Liệt kê tất cả các ước đó.
Giải
a. Ta có:
\(420 = {2^2}.3.5.7\)
b. Số các ước số của 420 là:
(1+2)(1+1)(1+1)(1+1)=24 (ước)
c. Ta liệt kê trình tự theo 4 bước sau:
B1: 420 có các ước là: \(1,2,{2^2}\) (1)
B2: Nhân các số hạng của dãy số (1) với 3, ta được dãy: 3, 6, 12 (2)
B3: Nhân các số hạng của dãy (1) (2) với 5, ta được dãy: 5, 10, 20, 15, 30, 60 (3)
B4: Nhân các số hạng của dãy (1) (2) (3) với 7, ta được dãy:
7, 14, 28, 21, 42, 84, 53, 70, 170, 105, 210, 420 (4)
Vậy ta có đủ 24 ước của 420:
1 2 3 4 5 6 7 10
12 14 15 20 21 28 30 42
53 60 70 84 105 140 210 420
2. Bài tập minh họa
Câu 1: Chứng minh rằng các số sau đây là hợp số:
a. \({12^{11}} + {13^{17}} + {17^{19}}\)
b. \(1 + {23^{23}} + {29^{29}} + {25^{125}}\)
c. \({45^{25}} + {37^{15}}\)
d. \({95^{354}} + {51^{25}}\)
Hướng dẫn giải:
Chứng minh rằng chữ số tận cùng trong luỹ thừa chia hết cho 2.
a. Khi đó \({12^{11}} + {13^{17}} + {17^{19}}\) có chữ số tận cùng là 8
b. Khi đó \(1 + {23^{23}} + {29^{29}} + {25^{125}}\) có chữ số tận cùng là 4
c. Khi đó \({45^{25}} + {37^{15}}\) có chữ số tận cùng là 2
d. Khi đó \({95^{354}} + {51^{25}}\)có chữ số tận cùng là 6.
Câu 2: Trong một phép chia, số bị chia bằng 99, số dư bằng 8. Tìm số chia và thương.
Hướng dẫn giải:
Giả sử
99 = a . x + 8 (với a là số chia, x là thương, a > 8)
\( \Rightarrow \) a . x = 91.
Suy ra, a phải là ước của 91 và a > 8
Phân tích ra thừa số nguyên tố, ta được:
91 = 13 . 7
Vậy ta có hai đáp số
* Số chia bằng 13, thương bẳng 7
99 = 13 . 7 + 8
* Số chia bằng 91, thương bằng 1
99 = 91 . 1 + 8.
Câu 3: Tìm số tự nhiên n thoả mãn: n, n + 2, n + 6 đều là số nguyên tố.
Hướng dẫn giải:
Từ giả thiết: n là số nguyên tố
Suy ra:
n = 3 hoặc n = 5
Với n = 3 suy ra n + 6 = 3 + 6 = 9 (không phải là số nguyên tố)
Với n = 5 ta được:
n = 5 suy ra n + 2 = 7, n + 6 = 11 (đều là số nguyên tố)
Vậy n = 5 thoả mãn.
3. Luyện tập
3.1. Bài tập tự luận
Câu 1: Chứng minh rằng các số sau đây là hợp số:
a. \({6^{13}} + {13^{\frac{1}{57}}} + {15^{17}}\)
b. \(1 + {19^{19}} + {21^{21}} + {23^{23}}\)
c. \({25^{15}} + {37^{17}}\)
d. \({75^{342}} + {67^{28}}\)
Câu 2: Trong một phép chia, số bị chia bằng 155, số dư bằng 12. Tìm số chia và thương.
Câu 3: Tìm số tự nhiên n thoả mãn: n, n +1, n + 3 đều là số nguyên tố.
3.2. Bài tập trắc nghiệm
Câu 1: Trong các số sau, số nào là số nguyên tố: 2, 4, 13, 19, 25, 31
A. 2, 4, 13, 19, 31
B. 4, 13, 19, 25, 31
C. 2, 13, 19, 31
D. 2, 4, 13, 19
Câu 2: Khẳng định nào sau đây là sai?
A. Số 2 là số nguyên tố bé nhất
B. Mọi số nguyên tố đều là số lẻ
C. Hợp số là số tự nhiên lớn hơn 1, có nhiều hơn 2 ước
D. Có 2 số tự nhiên liên tiếp là số nguyên tố
Câu 3: Tìm số tự nhiên a sao cho \(\overline {6{\rm{a}}} \) là số nguyên tố?
A. a = 1, a = 3
B. a = 1; a = 5
C. a = 3, a = 7
D. a = 1, a = 7
Câu 4: Ba số tự nhiên lẻ liên tiếp đều là số nguyên tố là?
A. 1, 3, 5
B. 3, 5, 7
C. 5, 7, 9
D. 7, 9, 11
Câu 5: Chọn phát biểu sai:
A. Số nguyên tố nhỏ hơn 10 là 2, 3, 5, 7
B. 2 là số nguyên tố chẵn duy nhất
C. Số 0 không là số nguyên tố cũng không là hợp số
D. Số 1 là số nguyên tố bé nhất
4. Kết luận
Qua bài giảng Số nguyên tố, hợp số và bảng số nguyên tố này, các em cần hoàn thành 1 số mục tiêu mà bài đưa ra như:
-
Hình thành khái niệm số nguyên tốm hợp số.
-
Biết cách phân tích môỵ số ra thừa số nguyên tố.
Tham khảo thêm
- doc Toán 6 Chương 1 Bài 1: Tập hợp và phần tử của tập hợp
- doc Toán 6 Chương 1 Bài 2: Tập hợp các số tự nhiên
- doc Toán 6 Chương 1 Bài 3: Ghi số tự nhiên
- doc Toán 6 Chương 1 Bài 4: Số phần tử của một tập hợp và tập hợp con
- doc Toán 6 Chương 1 Bài 5: Phép cộng và phép nhân
- doc Toán 6 Chương 1 Bài 6: Phép trừ và phép chia
- doc Toán 6 Chương 1 Bài 7: Lũy thừa với số mũ tự nhiên và nhân hai lũy thừa cùng cơ số
- doc Toán 6 Chương 1 Bài 8: Chia hai lũy thừa cùng cơ số
- doc Toán 6 Chương 1 Bài 9: Thứ tự thực hiện các phép tính
- doc Toán 6 Chương 1 Bài 10: Tính chất chia hết của một tổng
- doc Toán 6 Chương 1 Bài 11: Dấu hiệu chia hết cho 2, cho 5
- doc Toán 9 Chương 1 Bài 12: Dấu hiệu chia hết cho 3, cho 9
- doc Toán 6 Chương 1 Bài 13: Ước và bội
- doc Toán 6 Chương 1 Bài 15: Phân tích một số ra thừa số nguyên tố
- doc Toán 6 Chương 1 Bài 16: Ước chung và bội chung
- doc Toán 6 Chương 1 Bài 17: Ước chung lớn nhất
- doc Toán 6 Chương 1 Bài 18: Bội chung nhỏ nhất