Toán 6 Chương 1 Bài 9: Thứ tự thực hiện các phép tính
Các số được nối với nhau bởi dấu các phép tính (cộng, trừ, nhân, chia, nâng lên lũy thừa) làm thành một biểu thức. Khi tính toán, cần chú ý đến thứ tự thực hiện các phép tính.
Mục lục nội dung
1. Tóm tắt lý thuyết
1.1. Nhắc lại về biểu thức.
Các số được nối với nhau bởi dấu các phép tính (cộng, trừ, nhân, chia, nâng lên lũy thừa) làm thành một biểu thức.
Chẳng hạn : \(5 + 3 - 2\) ; \(12 : 2 . 7 \) hoặc \(4^2\) là các biểu thức.
Chú ý :
a) Mỗi số cũng được coi là một biểu thức.
b) Trong biểu thức có thể có các dấu ngoặc để chỉ thứ tự thực hiện các phép tính.
1.2. Thứ tự thực hiện các phép tính trong biểu thức.
a) Đối với biểu thức không có dấu ngoặc
-
Nếu chỉ có phép cộng, trừ hoặc chỉ có phép nhân, chia, ta thực hiện phép tính theo thứ tự từ trái sang phải.
VD: \(48 - 32 + 8 = 16 + 8 = 24 \);
\(60 : 2 . 5 = 30 . 5 = 150.\)
-
Nếu có các phép tính cộng, trừ, nhân, chia, nâng lên lũy thừa, ta thực hiện phép tính nâng lên lũy thừa trước, rồi đến nhân và chia, cuối cùng đến cộng và trừ.
VD: \(4 . 3^2 - 5 . 6 = 4 . 9 - 5 . 6 = 36 - 30 = 6\)
b) Đối với biểu thức có dấu ngoặc
Nếu biểu thức có các dấu ngoặc : ngoặc tròn ( ), ngoặc vuông [ ], ngoặc nhọn { }, ta thực hiện các phép tính trong dấu ngoặc tròn trước,rồi đến thực hiện phép tính trong dấu ngoặc vuông, cuối cùng thực hiện phép tính trong dấu ngoặc nhọn.
VD: \(100 : \{ 2 . [52 - (35 - 8) ]\} = 100 : \{ 2 . [ 52 - 27] \} = 100 : \{ 2 . 25 \} = 100 : 50 = 2\)
Kết luận:
-
Thứ tự thực hiện các phép tính đối với biểu thức không có dấu ngoặc: Lũy thừa ⇒ Nhân và chia ⇒ Cộng và trừ
-
Thứ tự thực hiện các phép tính đối với biểu thức có dấu ngoặc: ( ) ⇒ [ ] ⇒ { }
2. Bài tập minh họa
Câu 1: Thực hiện phép tính : \(6^2 : 4 . 3 + 2 . 5^2\)
Hướng dẫn giải:
\(6^2 : 4 . 3 + 2 . 5^2 = 36 : 4 . 3 + 2 . 25 = 9 . 3 + 50 = 77\)
Câu 2: Thực hiện phép tính : \(150 : \{ 3 . [ 47 - ( 38 + 4 ) ] \}\)
Hướng dẫn giải:
\(150 : \{ 3 . [ 47 - ( 38 + 4 ) ] \} = 150 : \{ 3 . [ 47 - 42 ] \} = 150 : \{ 3 . 5 \} = 150 : 15 = 10\)
Câu 3: Tìm số tự nhiên x, biết : \(( 6x - 39 ) : 3 = 201\)
Hướng dẫn giải:
\((6x - 39 ) : 3 = 201 \)
Suy ra :
\((6x -39 ) = 201 . 3\)
\(6x - 39 = 303\)
\(6x = 303 - 39 = 264\)
\(x = 44\)
3. Luyện tập
3.1. Bài tập tự luận
Câu 1: Thực hiện phép tính: \(8^2 : 4 . 3 + 2 . 4^2\)
Câu 2: Thực hiện phép tính: \(810 : \{ 3 . [ 59- ( 49 + 13 ) ] \}\)
Câu 3: Tìm số tự nhiên x, biết: \(( 5x - 42 ) : 6 = 18\)
3.2. Bài tập trắc nghiệm
Câu 1: Thứ tự thực hiện các phép tính đối với biểu thức không có dấu ngoặc là :
A. Nhân và chia ⇒ Lũy thừa ⇒ Cộng và trừ.
B. Lũy thừa ⇒ Nhân và chia ⇒ Cộng và trừ.
C. Cộng và trừ ⇒ Nhân và chia ⇒ Lũy thừa.
D. Lũy thừa ⇒ Cộng và trừ ⇒ Nhân và chia
Câu 2: Tìm số tự nhiên \(x\), biết : \(25 + 5x = 5^6 : 5^3\)
A. 25
B. 20
C. 15
D. 10
Câu 3: Hãy chọn biểu thức sử dụng đúng thứ tự các dấu ngoặc :
A. \(100 : \{2 . [30 - (12 +7)]\}\)
B. \(100 : [2. (30 - \{12 + 7\})]\)
C. \(100 : (2. \{30 - [12 + 7]\})\)
D. \(100 : (2 . [30 - \{12 + 7\}])\)
Câu 4: Thực hiện phép tính : \(4 . 5^2 - 6 . 3^2\)
A. \(4 . 5^2 - 6 . 3^2 = 2^2 . 5^2 - 6 . 3^2 = 7^2 - 6 . 3^2 = 4^2 . 6 = 96.\)
B. \(4 . 5^2 - 6 . 3^2 = 20^2 - 18^2 = 2^2 = 4.\)
C. \(4 . 5^2 - 6 . 3^2 = 4 . 25 - 6 . 9 = 100 - 54 = 46.\)
D. \(4 . 5^2 - 6 . 3^2 = 4 . 25 - 6 .9 = 4 . 19 .9 = 684.\)
Câu 5: Kết quả của phép tính \(60 - [120 - (42 - 33)^2]\) là :
A. 20
B. 21
C. 22
D. 23
Câu 6: Thứ tự thực hiện phép tính nào sau đây là đúng đối với biểu thức không có dấu ngoặc?
A. Cộng và trừ => Nhân và chia => Lũy thừa
B. Nhân và chia => Lũy thừa => Cộng và trừ
C. Lũy thừa => Nhân và chia => Cộng và trừ
D. Cả 3 đáp án trên đều đúng
Câu 7: Thứ tự thực hiện phép tính nào sau đây là đúng đối với biểu thức có dấu ngoặc?
A. [ ] => ( ) = > { }
B. ( ) => [ ] => { }
C. { } => [ ] => ( )
D. [ ] => { } => ( )
Câu 8: Kết quả của phép tính 24 - 50 : 25 + 13.7 là
A. 100
B. 95
C. 105
D. 80
Câu 9: Gía ytrị của biểu thức \(2\left[ {\left( {195 + 35:7} \right):8 + 195} \right] - 400\) bằng
A. 140
B. 60
C. 80
D. 40
Câu 10: Kết quả của phép tính \({3^4}.6 - \left[ {131 - {{\left( {15 - 9} \right)}^2}} \right]\) là
A. 319
B. 931
C. 193
D. 391
Câu 11: Tim x thỏa mãn \[(65 - \left( {35:x + 3} \right).19 = 13\)
A. 7
B. 8
C. 9
D. 10
Câu 12: Số tự nhiên x cho bởi \(5\left( {x + 15} \right) = {5^3}\). giá trị của x là
A. 9
B. 10
C. 11
D. 12
Câu 13: Giá trị nào dưới đây của x thỏa mãn \({2^4}x - {3^2}.x = 145 - 225:51\)
A. 20
B. 30
C. 40
D. 80
Câu 14: Thực hiện phép tính \(\left( {{{10}^3} + {{10}^4} + {{125}^2}} \right):{5^3}\) một cách hợp lí ta được
A. 132
B. 312
C. 213
D. 215
Câu 15: Gía trị của x thỏa mãn \(65 - {4^{x + 2}} = {2020^0}\) là
A. 2
B. 4
C. 3
D. 1
4. Kết luận
Qua bài giảng Thứ tự thực hiện các phép tính này, các em cần hoàn thành 1 số mục tiêu mà bài đưa ra như:
- Nắm vững thứ tự thực hiện các phép tính.
- Làm được các bài toán liên quan.
Tham khảo thêm
- doc Toán 6 Chương 1 Bài 1: Tập hợp và phần tử của tập hợp
- doc Toán 6 Chương 1 Bài 2: Tập hợp các số tự nhiên
- doc Toán 6 Chương 1 Bài 3: Ghi số tự nhiên
- doc Toán 6 Chương 1 Bài 4: Số phần tử của một tập hợp và tập hợp con
- doc Toán 6 Chương 1 Bài 5: Phép cộng và phép nhân
- doc Toán 6 Chương 1 Bài 6: Phép trừ và phép chia
- doc Toán 6 Chương 1 Bài 7: Lũy thừa với số mũ tự nhiên và nhân hai lũy thừa cùng cơ số
- doc Toán 6 Chương 1 Bài 8: Chia hai lũy thừa cùng cơ số
- doc Toán 6 Chương 1 Bài 10: Tính chất chia hết của một tổng
- doc Toán 6 Chương 1 Bài 11: Dấu hiệu chia hết cho 2, cho 5
- doc Toán 9 Chương 1 Bài 12: Dấu hiệu chia hết cho 3, cho 9
- doc Toán 6 Chương 1 Bài 13: Ước và bội
- doc Toán 6 Chương 1 Bài 14: Số nguyên tố, hợp số và bảng số nguyên tố
- doc Toán 6 Chương 1 Bài 15: Phân tích một số ra thừa số nguyên tố
- doc Toán 6 Chương 1 Bài 16: Ước chung và bội chung
- doc Toán 6 Chương 1 Bài 17: Ước chung lớn nhất
- doc Toán 6 Chương 1 Bài 18: Bội chung nhỏ nhất