Bệnh viêm túi mật cấp tính - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
Viêm túi mật cấp tính là một tình trạng nguy hiểm. Đây là một biến chứng từ bệnh viêm túi mật. Vậy viêm túi mật cấp tính là gì? Mời bạn tham khảo bài viết sau đây để biết rõ hơn về triệu chứng, nguyên nhân, điều trị và phòng ngừa bệnh hiệu quả.
Mục lục nội dung
1. Viêm túi mật cấp tính là gì?
Viêm túi mật cấp tính là tình trạng sưng (viêm) túi mật. Đây là một tình trạng nghiêm trọng, cần được điều trị ngay tại bệnh viện.
Bệnh này là biến chứng phổ biến nhất của sỏi mật. Thực tế, trên 95% người mắc viêm túi mật cấp tính đều bị sỏi mật.
Khi sỏi tác động đến ống nang và gây tắc nghẽn liên tục sẽ dấn đến viêm cấp tính. Tình trạng ứ mật sẽ giải phóng các enzyme gây viêm.
Niêm mạc bị tổn thương sẽ tiết ra nhiều dịch hơn vào túi mật. Sự xáo trộn này sẽ giải phóng các chất trung gian gây viêm (ví dụ như prostaglandin), làm tổn thương niêm mạc và gây thiếu máu cục bộ, cuối cùng dẫn đến viêm.
Nếu không được kiểm soát, bệnh có thể đến hoại tử và thủng túi mật.
2. Triệu chứng viêm túi mật cấp tính là gì?
Triệu chứng chính của viêm túi mật cấp là một cơn đau đột ngột và nhói ở phía trên bên phải của bụng. Cơn đau này sau đó sẽ lan đến phần vai phải.
Phần bụng bị ảnh hưởng thường rất mềm và có thể đau nghiêm trọng hơn khi bạn hít thở sâu.
Không giống như các loại đau bụng khác, cơn đau do viêm túi mật cấp tính thường kéo dài và không biến mất trong vòng vài giờ.
Một số người có thể có các triệu chứng khác, chẳng hạn như:
- Sốt ;
- Cảm thấy không khỏe ;
- Đổ mồ hôi ;
- Ăn mất ngon;
- Da và tròng trắng mắt vàng;
- Phình bụng.
Khi nào bạn cần đến gặp bác sĩ?
Bạn nên gặp bác sĩ càng sớm càng tốt nếu bị đau bụng đột ngột và dữ dội, đặc biệt nếu cơn đau kéo dài hơn một vài giờ hoặc kèm theo các triệu chứng khác, như vàng da và sốt.
Điều quan trọng là viêm túi mật cấp tính cần được chẩn đoán càng sớm càng tốt, bởi vì bạn sẽ có nguy cơ mắc biến chứng nghiêm trọng nếu tình trạng không được điều trị kịp thời.
3. Nguyên nhân gây viêm túi mật cấp tính là gì?
Sỏi mật là nguyên nhân phổ biến nhất gây ra tình trạng cấp tính này. Mật có thể tích tụ trong túi mật nếu sỏi làm tắc nghẽn ống dẫn. Điều này dẫn đến viêm.
Viêm túi mật cấp tính cũng có thể được gây ra bởi một căn bệnh nghiêm trọng hoặc khối u. Tuy nhiên, những nguyên nhân này rất hiếm.
Nếu tình trạng viêm túi mật kéo dài hoặc lặp đi lặp lại, bệnh sẽ tiến triển thành mạn tính.
Thực tế, phụ nữ bị sỏi mật thường xuyên hơn nam giới. Do đó, họ cũng có nguy cơ mắc viêm túi mật cấp tính cao hơn. Nguy cơ tăng theo tuổi ở cả nam và nữ, mặc dù lý do cho điều này là không rõ ràng.
4. Chẩn đoán viêm túi mật cấp tính
Nếu bạn bị đau bụng dữ dội, bác sĩ có thể sẽ thực hiện một xét nghiệm đơn giản có tên là dấu hiệu Murphy.
Bạn sẽ được yêu cầu hít thở sâu trong khi bác sĩ ấn vào bụng của bạn, ngay dưới lồng ngực.
Túi mật sẽ di chuyển xuống dưới khi bạn hít vào. Nếu bị viêm túi mật, bạn sẽ cảm thấy đau đột ngột khi bác sĩ chạm vào khu vực này.
Nếu các triệu chứng chỉ ra viêm túi mật cấp tính, bác sĩ sẽ yêu cầu bạn nhập viện để làm các xét nghiệm và điều trị tiếp theo.
Các xét nghiệm bạn cần thực hiện gồm:
- Xét nghiệm máu – để kiểm tra các dấu hiệu viêm trong cơ thể ;
- Siêu âm bụng – để kiểm tra sỏi mật hoặc các dấu hiệu khác của vấn đề với túi mật ;
- Các xét nghiệm hình ảnh khác, chẳng hạn như chụpX-quang, CT scan hoặc MRI, cũng có thể được thực hiện để kiểm tra túi mật chi tiết hơn.
5. Điều trị viêm túi mật cấp tính
Nếu được chẩn đoán viêm túi mật cấp tính, có lẽ bạn sẽ cần phải nhập viện để điều trị.
Điều trị ban đầu
Điều trị ban đầu thường sẽ bao gồm:
- Nhịn ăn (không ăn hoặc uống) để loại bỏ áp lực lên túi mật;
- Tiêm truyền dịch qua tĩnh mạch để ngăn ngừa mất nước;
- Uống thuốc để giảm đau.
Nếu nghi ngờ nhiễm trùng, bác sĩ sẽ chỉ định kháng sinh. Phương pháp này thường phải được duy trì tới một tuần.
Với phương pháp điều trị ban đầu, sỏi thường rơi trở lại vào túi mật và tình trạng viêm sẽ lắng xuống.
Phẫu thuật
Để ngăn ngừa bệnh tái phát và giảm nguy cơ phát triển các biến chứng nghiêm trọng tiềm ẩn, bác sĩ sẽ đề nghị cắt bỏ túi mật sau khi điều trị ban đầu.
Mặc dù không phổ biến, bác sĩ có thể đề nghị phẫu thuật mở thông túi mật ra da nếu người bệnh không thể làm phẫu thuật cắt túi mật. Trong phương pháp này, bác sĩ sẽ đưa kim qua bụng của bạn để dẫn lưu hết dịch tích tụ trong túi mật.
Nếu bạn đủ sức khỏe để phẫu thuật, các bác sĩ sẽ cần phải quyết định thời điểm tốt nhất để cắt bỏ túi mật. Trong một số trường hợp, bạn có thể cần phải phẫu thuật ngay lập tức trong ngày hoặc trong 2 ngày tiếp theo. Trong những trường hợp khác, bác sĩ có thể đề nghị bạn chờ cho đến khi hết tình trạng viêm trong một vài tuần.
Phẫu thuật có thể được thực hiện theo hai cách chính:
- Phẫu thuật nội soi cắt túi mật;
- Phẫu thuật cắt túi mật truyền thống.
Mặc dù một số người đã phẫu thuật có các triệu chứng đầy hơi và tiêu chảy sau khi ăn một số loại thực phẩm, nhưng phần lớn trường hợp đều có cuộc sống bình thường sau khi cắt bỏ túi mật.
Việc cắt túi mật sẽ không ảnh hưởng đến cơ thể vì gan vẫn sẽ sản xuất mật để tiêu hóa thức ăn.
Viêm túi mật cấp tính có nguy hiểm không?
Đây là một tình trạng cực kì nguy hiểm, cần được nhập viện và điều trị ngay.
Nếu không điều trị thích hợp, bệnh đôi khi có thể dẫn đến các biến chứng có khả năng đe dọa tính mạng.
Các biến chứng chính của viêm túi mật cấp là:
- Các mô túi mật chết, có thể gây nhiễm trùng nghiêm trọng và lây lan khắp cơ thể ;
- Thủng túi mật có thể lây nhiễm trong ổ bụng (viêm phúc mạc) hoặc dẫn đến tích tụ mủ (áp xe).
6. Phòng ngừa bệnh
Bạn có thể giảm nguy cơ mắc bệnh bằng cách giảm cân và có một chế độ ăn uống lành mạnh hơn. Các chuyên gia tin rằng cholesterol đóng một phần trong sự hình thành sỏi mật. Do đó, bạn nên tránh những thực phẩm có nhiều chất béo và cholesterol.
Thừa cân làm tăng lượng cholesterol trong mật. Điều này làm tăng nguy cơ phát triển sỏi mật. Nếu bạn chọn giảm cân để giảm nguy cơ sỏi mật, hãy giảm cân từ từ. Cân nặng giảm nhanh chóng có thể làm đảo lộn mật trong cơ thể. Điều này sẽ làm tăng nguy cơ phát triển sỏi mật.
Nói chuyện với bác sĩ nếu bạn lo lắng về cân nặng. Họ sẽ giúp bạn đưa ra một kế hoạch giảm cân hiệu quả.
Trên đây là một số thông tin liên quan đến bệnh viêm túi mất cấp tính, hy vọng sẽ hữu ích cho các bạn trong quá trình tìm hiểu và điều trị. Chúc các bạn sức khỏe!
Tham khảo thêm
- doc Bệnh bàng quang hoạt động quá mức - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Bệnh gan - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Bệnh gan to - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Xét nghiệm C-peptide - Quy trình thực hiện và những lưu ý cần biết
- doc Xét nghiệm chất chỉ điểm khối u CA 19-9 - Quy trình thực hiện và những lưu ý cần biết
- doc Cơn đau quặn mật - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Bệnh cường lách - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Bệnh gan nhiễm mỡ - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Xét nghiệm Glucagon - Quy trình thực hiện và những lưu ý cần biết
- doc Bệnh hẹp đường mật bẩm sinh - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Hội chứng Banti - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Hội chứng Budd-Chiari - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Bệnh áp xe gan - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Hội chứng Gilbert - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Bệnh viêm xơ chai đường mật - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Bệnh viêm tụy mãn tính - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Bệnh viêm tuỵ cấp - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Bệnh viêm tụy - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Bệnh viêm túi mật - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Hội chứng Mirizzi - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Hội chứng Zollinger-Ellison - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Xét nghiệm kháng thể kháng ty thể - Quy trình thực hiện và những lưu ý cần biết
- doc Bệnh xơ gan ứ mật nguyên phát - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Bệnh xơ gan không do rượu - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Xơ gan cổ trướng - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Xét nghiệm viêm gan B - Quy trình thực hiện và những lưu ý cần biết
- doc Bệnh nang gan - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Bệnh vỡ lá lách - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Bệnh ung thư tuyến tụy - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Bệnh ung thư tuỵ - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Bệnh ung thư túi mật - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Bệnh ung thư gan - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Bệnh nhiễm sán lá gan - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Xét nghiệm virus viêm gan A - Quy trình thực hiện và những lưu ý cần biết
- doc Triệu chứng tăng men gan - Nguy cơ, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Phân có màu xanh - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Phân mỡ - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Phân nhạt màu - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Bệnh viêm gan tự miễn - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Bệnh viêm gan mạn tính - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Viêm gan - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Bệnh viêm gan do virus - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Bệnh viêm gan do rượu - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Bệnh viêm gan do nhiễm độc - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Bệnh viêm gan cấp - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Bệnh viêm gan B - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Bệnh viêm gan A - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Hội chứng nang giả - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Bệnh nang tụy - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Bệnh vàng da tắc mật - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Bệnh u tiết glucagon - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Hội chứng polyp túi mật - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Protein albumin - Những thông tin cần biết
- doc Bệnh trào ngược dịch mật - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Bệnh u mạch máu gan - triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị