Hội chứng Gilbert - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị

Hội chứng Gilbert là một tình trạng vô hại thường gặp của gan, trong đó gan không xử lý bilirubin như bình thường. Hội chứng Gilbert còn được gọi là rối loạn chức năng gan thể tạng và vàng da không do tán huyết gia đình, đây là bệnh bẩm sinh do đột biến gen di truyền. Để hiểu rõ hơn về hội chứng này, mời các bạn tham khảo bài viết dưới đây!

Hội chứng Gilbert - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị

1. Tìm hiểu chung

Hội chứng Gilbert là gì?

Hội chứng Gilbert là một tình trạng vô hại thường gặp của gan, trong đó gan không xử lý bilirubin như bình thường. Bilirubin là sản phẩm của quá trình phân hủy các tế bào hồng cầu.

Hội chứng Gilbert còn được gọi là rối loạn chức năng gan thể tạng và vàng da không do tán huyết gia đình, đây là bệnh bẩm sinh do đột biến gen di truyền. Bệnh có thể không được phát hiện đến khi làm xét nghiệm máu cho thấy mức độ bilirubin cao. Hội chứng Gilbert không cần điều trị.

Mức độ phổ biến của hội chứng Gilbert

Hội chứng Gilbert khá phổ biến, tuy nhiên, khó biết chính xác có bao nhiêu người bị ảnh hưởng vì hội chứng này thường không gây ra những triệu chứng rõ ràng. Hội chứng Gilbert ảnh hưởng đến nam giới nhiều hơn nữ giới, thường được chẩn đoán ở tuổi thanh thiếu niên. Bạn hãy thảo luận với bác sĩ để biết thêm thông tin.

2. Triệu chứng

Những dấu hiệu và triệu chứng của hội chứng Gilbert?

Triệu chứng phổ biến của hội chứng Gilbert là vàng da.

Bạn có thể gặp các triệu chứng khác không được đề cập. Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào về các dấu hiệu bệnh, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ.

Khi nào bạn cần gặp bác sĩ?

Nếu bạn có bất kỳ dấu hiệu hoặc triệu chứng nêu trên hoặc có bất kỳ câu hỏi nào, xin vui lòng tham khảo ý kiến bác sĩ. Cơ địa mỗi người là khác nhau, vì vậy hãy hỏi ý kiến bác sĩ để lựa chọn được phương án thích hợp nhất.

3. Nguyên nhân

Nguyên nhân nào gây ra hội chứng Gilbert?

Hội chứng Gilbert là một rối loạn gen di truyền (truyền trong gia đình). Những người bị hội chứng này có một gen bị lỗi làm cho gan không loại bỏ được bilirubin ra khỏi máu.

Thông thường, khi các tế bào hồng cầu đến cuối cuộc đời (sau khoảng 120 ngày), hemoglobin – sắc tố màu đỏ mang oxy trong máu – phân hủy thành bilirubin.

Gan chuyển hóa bilirubin thành một dạng hòa tan trong nước, đi vào mật và cuối cùng được loại bỏ ra khỏi cơ thể theo nước tiểu hoặc phân. Bilirubin làm cho nước tiểu có ánh màu vàng và phân màu nâu sẫm.

Trong hội chứng Gilbert, gen bị lỗi làm cho bilirubin không chảy qua mật như tốc độ bình thường. Thay vào đó, nó tích tụ trong máu làm cho da và tròng trắng mắt phớt vàng.

Ngoài việc thừa hưởng gen bị lỗi, không có yếu tố nguy cơ nào gây ra hội chứng Gilbert. Bệnh không liên quan đến thói quen hay lối sống, các yếu tố môi trường hoặc các vấn đề tiềm ẩn nghiêm trọng của gan như xơ gan hoặc viêm gan C.

4. Nguy cơ mắc phải

Những yếu tố nào làm tăng nguy cơ mắc hội chứng Gilbert?

Các yếu tố nguy cơ gây ra hội chứng Gilbert như:

  • Cả bố mẹ mang gen bất thường;
  • Nam giới.

5. Chẩn đoán & điều trị

Những thông tin được cung cấp không thể thay thế cho lời khuyên của các chuyên viên y tế. Hãy luôn tham khảo ý kiến bác sĩ.

Những kỹ thuật y tế nào dùng để chẩn đoán hội chứng Gilbert?

Hội chứng Gilbert có thể được chẩn đoán bằng xét nghiệm đo nồng độ bilirubin trong máu và kiểm tra chức năng gan.

Khi gan bị tổn thương, nó giải phóng các enzyme vào máu. Cùng lúc đó, nồng độ protein gan sản xuất để giữ cho cơ thể khỏe mạnh bắt đầu giảm. Bằng cách đo nồng độ các enzyme và protein, có thể xây dựng một bức tranh tổng thể khá chính xác về chức năng hoạt động của gan.

Nếu kết quả kiểm tra cho thấy bạn có hàm lượng bilirubin trong máu cao trong khi gan vẫn hoạt động bình thường, bác sĩ có thể chẩn đoán bạn bị hội chứng này.

Trong những trường hợp nhất định, xét nghiệm di truyền có thể cần thiết để xác định chẩn đoán hội chứng Gilbert.

Những phương pháp nào dùng để điều trị hội chứng Gilbert?

Hội chứng Gilbert không cần điều trị. Mức bilirubin trong máu có thể dao động theo thời gian và đôi khi bạn có thể bị vàng da nhưng thường tự hết mà không gây tác động xấu nào.

6. Chế độ sinh hoạt phù hợp

Những thói quen sinh hoạt nào giúp bạn quản lý hội chứng Gilbert?

Lối sống và các biện pháp khắc phục tại nhà sau có thể giúp bạn đối phó với hội chứng Gilbert:

Nếu bạn có hội chứng Gilbert, hãy thông báo cho bác sĩ. Do hội chứng Gilbert ảnh hưởng đến cách cơ thể xử lý các loại thuốc nhất định, bác sĩ cần phải biết về tình trạng này. Có một chế độ ăn uống lành mạnh. Bạn nên tránh hoàn toàn chế độ ăn có hàm lượng calo thấp và cần tuân thủ lịch trình ăn uống thường xuyên, không ăn chay hoặc các dạng thức ăn nhanh. Quản lý căng thẳng. Bạn hãy tìm cách để đối phó với những căng thẳng trong cuộc sống như tập thể dục, thiền hay nghe nhạc.

Nếu bạn có bất kỳ câu hỏi nào, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ để được tư vấn phương pháp hỗ trợ điều trị tốt nhất.

Trên đây là một số thông tin liên quan đến Hội chứng Gilbert, hy vọng bài viết sẽ hữu ích cho các bạn trong quá trình tìm hiểu!

Ngày:15/10/2020 Chia sẻ bởi:Hoang Oanh Nguyen

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM