Hội chứng Banti - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị

Hội chứng Banti là một tình trạng lách to sung huyết mãn tính dẫn đến hủy hoại sớm các tế bào hồng cầu tại lách. Hội chứng Banti là một tình trạng hiếm gặp, ảnh hưởng đến cả nam và nữ với tỷ lệ như nhau. Bài viết dưới đây sẽ nói rõ hơn về triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị của hội chứng này, mời các bạn tham khảo!

Hội chứng Banti - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị

1. Tìm hiểu chung

Hội chứng Banti là gì?

Lách là cơ quan dạng tuyến lớn, nằm phía trên bên trái của bụng, là nơi tạo ra các tế bào hồng cầu trước khi sinh, loại bỏ và phá hủy các tế bào hồng cầu già ở trẻ sơ sinh, đóng một vai trò quan trọng trong việc chống nhiễm trùng. Hội chứng Banti là một tình trạng lách to sung huyết mãn tính dẫn đến hủy hoại sớm các tế bào hồng cầu tại lá lách. Bệnh được đặt tên theo nhà nghiên cứu bệnh học và bác sĩ người Ý Guido Banti.

Mức độ phổ biến của hội chứng Banti

Hội chứng Banti là một tình trạng hiếm gặp, ảnh hưởng đến cả nam và nữ như nhau. Bệnh tương đối phổ biến ở các vùng Ấn Độ và Nhật Bản, nhưng hiếm gặp ở các nước phương Tây. Hãy thảo luận với bác sĩ để biết thêm thông tin.

2. Triệu chứng

Những dấu hiệu và triệu chứng của hội chứng Banti là gì?

Các triệu chứng phổ biến của hội chứng Banti là:

  • Máu trong chất nôn;
  • Phân đen;
  • Yếu;
  • Đầy hơi ;
  • Tiêu chảy;
  • Đau bụng;
  • Bụng khó chịu;
  • Khó tiêu hóa mơ hồ ;
  • Chảy máu mũi;
  • Xanh xao;
  • Vàng da nhẹ;
  • Sắc tố da nâu;
  • Da tái xám;
  • Gan to;
  • Lách phì đại ;
  • Thiếu máu;
  • Tay run;
  • Mất cơ ;
  • Cổ chướng ;
  • Phù;
  • Giảm bạch cầu ;
  • Xơ gan ;
  • Tăng huyết áp tĩnh mạch cửa.

Bạn có thể gặp các triệu chứng khác không được đề cập. Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào về các dấu hiệu bệnh, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ.

Khi nào bạn cần gặp bác sĩ?

Nếu bạn có bất kỳ dấu hiệu hoặc triệu chứng nêu trên hoặc có bất kỳ câu hỏi nào, xin vui lòng tham khảo ý kiến bác sĩ. Cơ địa mỗi người là khác nhau, vì vậy hãy hỏi ý kiến bác sĩ để lựa chọn được phương án thích hợp nhất.

3. Nguyên nhân

Nguyên nhân nào gây ra hội chứng Banti?

Hội chứng Banti có thể xảy ra do một số yếu tố khác nhau gây tắc nghẽn và tăng huyết áp bất thường bên trong một số tĩnh mạch lách hoặc gan (ví dụ: tĩnh mạch gan hoặc tĩnh mạch cửa). Các triệu chứng này có thể bao gồm những biểu hiện bất thường khi sinh (bẩm sinh) của các tĩnh mạch, cục máu đông hoặc các rối loạn cơ bản khác gây viêm và tắc nghẽn tĩnh mạch (tắc nghẽn mạch máu) của gan như xơ gan. Tăng lượng arsen cũng liên quan đến một số trường hợp bệnh. Ngoài ra, một số trường hợp cũng xảy ra ở những bệnh nhân dùng azathioprine lâu dài, đặc biệt là sau khi ghép thận.

4. Chẩn đoán và điều trị

Những thông tin được cung cấp không thể thay thế cho lời khuyên của các chuyên viên y tế. Hãy luôn tham khảo ý kiến bác sĩ.

Những kỹ thuật y tế nào dùng để chẩn đoán hội chứng Banti?

Việc chẩn đoán hội chứng Banti được dựa vào đánh giá lâm sàng toàn diện và một loạt các xét nghiệm chuyên biệt, đặc biệt là các kỹ thuật chẩn đoán hình ảnh tiên tiến như chụp cắt lớp và chụp cộng hưởng từ (MRI).

Những phương pháp nào dùng để điều trị hội chứng Banti?

Việc điều trị hội chứng Banti phụ thuộc vào nguyên nhân gây bệnh. Trong trường hợp hội chứng Banti do azathioprine hoặc arsen gây ra, bạn nên dừng tiếp xúc với những yếu tố này. Các vấn đề chính của hội chứng Banti là chảy máu thực quản và giãn tĩnh mạch như giãn các mạch máu ở dạ dày. Chảy máu tích cực trong hội chứng Banti có thể được điều trị hiệu quả bằng các thuốc co mạch hoặc thông qua các phương pháp khác được sử dụng để điều trị tăng huyết áp. Trong trường hợp chảy máu tái phát ở hội chứng Banti, bác sĩ có thể chọn phẫu thuật bắc cầu để tái tạo đường máu lưu thông.

5. Chế độ sinh hoạt phù hợp

Những thói quen sinh hoạt nào giúp bạn quản lý hội chứng Banti?

Nếu bạn có bất kỳ câu hỏi nào, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ để được tư vấn phương pháp hỗ trợ điều trị tốt nhất.

Trên đây là một số thông tin liên quan đến hội chứng Banti, hy vọng bài viết sẽ hữu ích cho các bạn trong quá trình tìm hiểu và điều trị bệnh. Chúc các bạn sức khỏe!

Ngày:20/10/2020 Chia sẻ bởi:Minh Ngoan

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM