Bệnh bàng quang hoạt động quá mức - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị

Bạn hay nhịn tiểu? Đi tiểu tiện quá nhiều một lần. Vậy bạn hãy đọc bài viết dưới đây để tìm hiểu về triệu chứng, nguyên nhân, chẩn đoán, điều trị, thuốc, chế độ ăn uống, theo dõi và phòng chống bệnh bàng quang hoạt động quá mức bởi vì nguy cơ bạn đang mắc phải tình trạng này cũng khá cao đấy.

Bệnh bàng quang hoạt động quá mức - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị

1. Tìm hiểu chung

Bàng quang hoạt động quá mức là vấn đề liên quan đến chức năng dự trữ của bàng quang gây ra đi tiểu gấp đột ngột. Tiểu gấp dẫn đến khó khăn trong việc nín tiểu và bàng quang hoạt động quá mức có thể dẫn đến tiểu không tự chủ.

Hệ tiết niệu bao gồm: Hai quả thận; Hai niệu quản (các ống nối thận đến bàng quang); Bàng quang; Niệu đạo (ống mang nước tiểu từ bàng quang ra khỏi cơ thể).

Các cơ bắp cũng tham gia vào quá trình đi tiểu, điều này dẫn đến các bất thường tại nhiều cơ quan khác nhau. Bệnh bàng quang và thận, vật gây tắc nghẽn và những vấn đề về cơ có thể làm bàng quang hoạt động quá mức.

2. Triệu chứng thường gặp

Nếu bàng quang hoạt động quá mức, bạn có thể gặp phải các tình trạng như: Cần đi tiểu gấp, đột ngột và khó kiểm soát; Có nước tiểu ra ngay lập tức, không thể tự chủ chỉ ngay sau khi mắc tiểu; Đi tiểu thường xuyên, thường từ 8 tiếng hoặc nhiều hơn trong 24 giờ; Thức giấc hai hay nhiều lần trong đêm để đi tiểu.

Mặc dù bạn có thể vào nhà vệ sinh khi có cảm mắc tiểu nhưng việc tiểu tiện thường xuyên bất ngờ và đi tiểu ban đêm, có thể làm ảnh hưởng đến cuộc sống của bạn.

Bạn có thể gặp các triệu chứng khác không được đề cập. Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào về các dấu hiệu bệnh, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ.

Khi nào bạn cần gặp bác sĩ?

Chẩn đoán và điều trị sớm có thể ngăn ngừa tình trạng này diễn tiến nặng hơn và tránh các tình huống phải cấp cứu, vì vậy hãy gặp bác sĩ càng sớm càng tốt để tránh tình trạng này.

Nếu bạn có bất kỳ dấu hiệu hoặc triệu chứng nêu trên hoặc có bất kỳ câu hỏi nào, xin vui lòng tham khảo ý kiến bác sĩ. Cơ địa mỗi người là khác nhau. Vì vậy hãy hỏi ý kiến bác sĩ để lựa chọn được phương án thích hợp nhất.

3. Nguyên nhân gây bệnh

Nguyên nhân gây ra bệnh vẫn chưa được hiểu rõ. Cơ bàng quang dường như trở nên hoạt động quá mức và siết chặt.

Bình thường, cơ bàng quang thư giãn để bàng quang được lấp đầy dần dần lên. Khi bàng quang dần dần được kéo giãn, chúng ta có cảm giác muốn đi tiểu khi bàng quang đầy một nửa. Hầu hết mọi người có thể nín tiểu dễ dàng sau khi vừa mắc tiểu cho đến khi thuận tiện để đi vào nhà vệ sinh.

Tuy nhiên, ở những người mắc hội chứng bàng quang hoạt động quá mức, cơ có vẻ như đã gửi sai tín hiệu đến não. Bàng quang có cảm giác đầy hơn so với thực tế và co lại quá sớm dù chưa đầy cũng như bạn chưa muốn đi vệ sinh, điều này làm cho bạn cần vào nhà vệ sinh gấp. Trong thực tế, bạn rất khó kiểm soát khi bàng quang co bóp để đi tiểu.

Triệu chứng có thể trở nên tồi tệ hơn khi bạn căng thẳng hoặc khi dùng caffein trong trà, cà phê, cola và rượu, v.v.

Trong một số trường hợp, triệu chứng của bàng quang hoạt động quá mức diễn tiến do biến chứng của bệnh thần kinh hoặc não bộ liên quan như: Đột quỵ; Bệnh Parkinson; Bệnh đa xơ cứng; Chấn thương tủy sống. Ngoài ra, các triệu chứng tương tự có thể xảy ra nếu bạn bị nhiễm trùng tiểu hoặc có sỏi trong bàng quang.

4. Nguy cơ mắc phải

Những ai thường mắc bệnh bàng quang hoạt động quá mức?

Bàng quang hoạt động quá mức ảnh hưởng đến hàng triệu người trên toàn thế giới. Tuy nhiên, bạn có thể kiểm soát bệnh này bằng cách giảm thiểu các yếu tố nguy cơ. Hãy tham khảo bác sĩ để biết thêm thông tin chi tiết.

Những yếu tố nào làm tăng nguy cơ mắc bệnh bàng quang hoạt động quá mức?

Khi lớn tuổi, bạn có nguy cơ mắc bệnh bàng quang hoạt động quá mức. Bạn cũng có nguy cơ cao mắc bệnh và các rối loạn chẳng hạn như phì đại tuyến tiền liệt và bệnh tiểu đường, góp phần dẫn đến các vấn đề khác liên quan đến chức năng bàng quang.

Nhiều người bị suy giảm nhận thức, ví dụ sau một cơn đột quỵ hoặc bệnh Alzheimer, cũng sẽ có nguy cơ cao mắc bệnh bàng quang hoạt động quá mức. Việc không kiểm soát được bàng quang từ các tình huống như thế này sẽ có thể được kiểm soát bằng giờ giấc đi tiểu đúng giờ, dùng tả và các chương trình kiểm soát đường ruột.

Một số người mắc bệnh bàng quang hoạt động quá mức cũng có vấn đề về kiểm soát đường ruột. Bạn nên nói với bác sĩ nếu có các vấn đề này.

5. Điều trị hiệu quả

Những thông tin được cung cấp không thể thay thế cho lời khuyên của các chuyên viên y tế. Hãy luôn tham khảo ý kiến bác sĩ.

Những kỹ thuật y tế nào dùng để chẩn đoán bệnh bàng quang hoạt động quá mức?

Nếu bạn đi tiểu gấp bất thường, bác sĩ sẽ kiểm tra để đảm bảo rằng bạn không có nhiễm trùng hoặc có máu trong nước tiểu. Bác sĩ cũng phải đảm bảo rằng bàng quang trống hoàn toàn khi bạn đi tiểu.

Bác sĩ sẽ tìm kiếm bằng chứng chỉ ra các yếu tố góp phần gây ra bệnh. Các bước dùng để chẩn đoán bao gồm:

Hỏi bệnh sử; Khám lâm sàng, tập trung vào bụng và bộ phận sinh dục; Lấy nước tiểu để xét nghiệm tìm nhiễm trùng, dấu vết của máu hoặc bất thường khác; Khám thần kinh để xác định các vấn đề về cảm giác hoặc phản xạ bất thường.

Bác sĩ có thể yêu cầu xét nghiệm niệu động học đơn giản để đánh giá chức năng của bàng quang. Các xét nghiệm bao gồm:

  • Đo lượng nước tiểu còn lại trong bàng quang. Xét nghiệm này rất quan trọng nếu bàng quang không hoàn toàn trống khi bạn đi tiểu hoặc bạn đi tiểu không kiểm soát;

  • Đo tốc độ dòng chảy nước tiểu. Để đo thể tích và tốc độ của nước tiểu, bác sĩ có thể yêu cầu bạn đi tiểu vào dụng cụ đo lưu lượng nước tiểu. Thiết bị này sẽ chuyển dữ liệu sang một đồ thị hiển thị những thay đổi trong tỷ lệ dòng chảy nước tiểu;

  • Kiểm tra áp lực bàng quang. Bàng quang kế sẽ đo áp lực trong bàng quang và các vùng lân cận trong quá trình làm đầy bàng quang. Xét nghiệm này thường được sử dụng cho những người có bệnh thần kinh ảnh hưởng đến tủy sống.

Bác sĩ sẽ xem xét lại các kết quả của các xét nghiệm và đề xuất một kế hoạch điều trị.

Những phương pháp nào dùng để điều trị bệnh bàng quang hoạt động quá mức?

Bác sĩ có thể sẽ kết hợp các phương pháp điều trị để làm giảm các triệu chứng bệnh, bao gồm:

  • Can thiệp hành vi: Can thiệp hành vi là sự lựa chọn đầu tiên trong việc giúp kiểm soát bàng quang hoạt động quá mức. Phương pháp này thường có hiệu quả và không có tác dụng phụ. Can thiệp hành vi có thể bao gồm: Bài tập cơ sàn chậu; Cân nặng hợp lý; Uống đủ nước; Đi tiểu 2 lần.

  • Thuốc: Các thuốc làm giãn bàng quang có thể hữu ích trong việc làm giảm các triệu chứng của bàng quang hoạt động quá mức và các đợt tiểu gấp, bao gồm: Tolterodine (Detrol®); Oxybutynin, ví dụ như là miếng dán da (Oxytrol®, Ditropan XL®); Gel oxybutynin (Gelnique®); Trospium (Sanctura); Thuốc tiêm bàng quang. OnabotulinumtoxinA còn gọi là botox, một loại protein từ các vi khuẩn gây bệnh uốn ván. Nghiên cứu lâm sàng cho thấy rằng thuốc này có thể hữu ích trong việc điều trị tình trạng tiểu mất kiểm soát loại nặng. Thuốc này cũng có nguy cơ làm cho tình trạng bàng quang trống tệ hơn ở người lớn tuổi và người đã bị suy yếu do các vấn đề sức khỏe khác. Nếu đang xem xét điều trị bằng botox, bạn nên sẵn sàng và chấp nhận nếu tình trạng bí tiểu xảy ra.

  • Kích thích thần kinh: Điều chỉnh các xung thần kinh bàng quang có thể cải thiện triệu chứng bàng quang hoạt động quá mức. Bác sĩ sẽ sử dụng một sợi dây mỏng, đặt gần các dây thần kinh xương cùng (có chức năng truyền tải tín hiệu đến bàng quang) bắc ngang gần xương cụt. Nếu thủ thuật này thành công thì sẽ làm giảm các triệu chứng, sợi dây cuối cùng sẽ được kết nối với thiết bị pin nhỏ đặt dưới da.

  • Phẫu thuật: Phẫu thuật để điều trị bàng quang hoạt động quá mức dành cho những người có triệu chứng nặng không đáp ứng với các điều trị khác. Mục tiêu là để cải thiện khả năng dự trữ của bàng quang và giảm áp lực trong bàng quang.

6. Chế độ sinh hoạt phù hợp

Bạn sẽ có thể kiểm soát bệnh này nếu áp dụng các biện pháp sau:

  • Duy trì cân nặng khỏe mạnh. Giảm cân (nếu bạn đang thừa cân) có thể giảm bớt các triệu chứng bệnh. Người nặng cân có nguy cơ mất kiểm soát đường tiểu do căng thẳng;

  • Thực hiện một lịch trình hấp thụ dịch. Hãy hỏi bác sĩ bạn cần uống bao nhiêu nước hàng ngày. Sẽ an toàn khi giảm lượng chất lỏng tiêu thụ khoảng 25% có thể giảm các triệu chứng bàng quang hoạt động quá mức;

  • Tránh caffeine và rượu. Không uống nước giải khát có caffein và cồn vì sẽ làm trầm trọng thêm các triệu chứng.

Thông qua những kiến thức mà eLib cung cấp trên đây hy vọng sẽ giúp bạn tránh được tình trạng bàng quang hoạt động quá mức nhé.

Ngày:29/10/2020 Chia sẻ bởi:Thanh Nhàn

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM