Triệu chứng tăng men gan - Nguy cơ, nguyên nhân và cách điều trị
Triệu chứng tăng men gan xuất hiện khi máu chứa một lượng lớn enzyme do gan tạo ra. Đây cũng là dấu hiệu cảnh báo bộ phận này đang gặp vấn đề. Để hiểu rõ hơn về triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị của bệnh tăng men cao, mời các bạn tham khảo bài viết dưới đây!
Mục lục nội dung
1. Tìm hiểu chung
Triệu chứng tăng men gan là gì?
Gan là cơ quan nội tạng lớn nhất trong cơ thể. Khi chức năng gan hoạt động không ổn định, một lượng lớn enzyme do cơ quan này tạo ra sẽ được giải phóng vào máu. Tình trạng này gọi là tăng men gan.
Thông thường, bác sĩ sẽ kiểm tra nồng độ men gan của người bệnh nếu họ có dấu hiệu của bệnh gan.
2. Nguyên nhân
Nguyên nhân dẫn đến triệu chứng tăng men gan là gì?
Nếu kết quả xét nghiệm cho thấy hàm lượng men gan trong máu cao, bác sĩ sẽ tiến hành tìm kiếm nguyên nhân gây nên. Bên cạnh những câu hỏi về lối sinh hoạt cũng như chế độ, thói quen ăn uống, họ còn có thể yêu cầu bạn làm thêm một số xét nghiệm chuyên sâu.
Phần lớn trường hợp, nguyên nhân tăng men gan chủ yếu bắt nguồn từ bệnh gan nhiễm mỡ. Theo nghiên cứu, khoảng 25 – 51% người có nồng độ men gan cao gặp phải vấn đề sức khỏe này.
Ngoài ra, một số tình trạng sức khỏe khác cũng có khả năng góp phần gây ra triệu chứng tăng men gan trong máu gồm:
Hội chứng chuyển hóa Viêm gan, bao gồm cả viêm gan tự miễn Các vấn đề phát sinh do sử dụng thức uống chứa cồn (bia, rượu…) hoặc ma túy Xơ gan Bệnh Celiac (không dung nạp gluten) Nhiễm virus Epstein-Barr Ung thư gan Thừa sắt Bạch cầu đơn nhân nhiễm trùng Nhiễm trùng máu Bệnh Wilson Viêm đa cơ
Mặt khác, đôi khi nồng độ men gan cao cũng có thể do tác dụng phụ từ một số loại thuốc, ví dụ như thuốc giảm đau hay thuốc statin.
3. Triệu chứng
Những dấu hiệu và triệu chứng tăng men gan
Thực tế, hàm lượng men gan trong máu cao không có biểu hiện riêng. Hầu hết triệu chứng người bệnh bắt gặp đều đến từ các nguyên nhân gây tăng men gan, ví dụ như:
- Gan nhiễm mỡ: mệt mỏi, suy nhược, đau bụng bên phải…
- Hội chứng chuyển hóa: chỉ số cholesterol, huyết áp và đường huyết cao bất thường, thừa cân, béo phì…
- Viêm gan: mệt mỏi, đau nhức cơ bắp và khớp, buồn nôn, mất khẩu vị, đau bụng, sốt, màu da và tròng trắng mắt có xu hướng chuyển vàng…
- Xơ gan: mệt mỏi, ngứa da, suy nhược, vàng da…
4. Chẩn đoán và điều trị
Những thông tin được cung cấp không thể thay thế cho lời khuyên của các chuyên viên y tế. Hãy luôn tham khảo ý kiến bác sĩ.
Những kỹ thuật y tế nào giúp chẩn đoán tăng men gan?
Xét nghiệm máu là loại thủ thuật y tế dùng để kiểm tra nồng độ men gan của một người. Hai chỉ số được quan tâm nhiều nhất trong trường hợp này gồm:
- Alanin transaminase (ALT): đóng vai trò hỗ trợ cơ thể chuyển hóa protein thành năng lượng ;
- Aspartate transaminase (AST): chịu trách nhiệm giúp chuyển hóa axit amin alanin
Thông thường, bác sĩ sẽ dựa vào tỷ lệ nồng độ giữa AST và ALT để chẩn đoán vấn đề sức khỏe mà bạn đang gặp phải.
Do đó, nếu kết quả xét nghiệm cho thấy nồng độ ALT hoặc AST tăng bất thường, các chuyên gia sẽ yêu cầu bạn tiếp tục thực hiện thêm một số kỹ thuật y tế khác nhằm củng cố độ chính xác của việc chẩn đoán nguyên nhân gây nên triệu chứng tăng men gan.
Những phương pháp điều trị triệu chứng tăng men gan
Các chuyên gia sẽ dựa vào nguyên nhân khiến men gan tăng cao để đề xuất phương pháp điều trị hiệu quả và phù hợp nhất cho người bệnh, chẳng hạn như:
Bệnh gan nhiễm mỡ
Giảm cân là ưu tiên hàng đầu mà người bị bệnh gan nhiễm mỡ cần làm nếu muốn mau chóng khỏe lại. Bác sĩ có thể khuyên một người thực hiện thay đổi lối sống để giảm cân, ví dụ như:
- Chăm chỉ tập thể dục ;
- Xây dựng chế độ ăn uống lành mạnh, đầy đủ dinh dưỡng;
- Cố gắng đốt cháy nhiều calo hơn lượng calo tiêu thụ;
- Hạn chế hoặc tránh xa thức uống chứa cồn .
Chú trọng vấn đề ăn uống có thể góp phần cải thiện triệu chứng tăng men gan do bệnh gan nhiễm mỡ.
Hội chứng chuyển hóa
Một số biện pháp điều trị triệu chứng tăng men gan do hội chứng chuyển hóa thường được áp dụng bao gồm:
Giảm cân Thường xuyên rèn luyện thể chất Áp dụng chế độ ăn uống cân bằng, lành mạnh Kiểm soát tốt lượng đường trong máu Hạn chế căng thẳng (thiền, tập yoga, viết nhật ký, chia sẻ cảm nhận với bạn bè, người thân…)
Viêm gan
Phương pháp điều trị viêm gan sẽ phụ thuộc vào thuộc tính của bệnh là cấp tính hay mãn tính. Bác sĩ có thể đề nghị một số giải pháp điều trị như sau dành cho viêm gan cấp tính:
Nghỉ ngơi tại giường Bổ sung nhiều nước cho cơ thể Tránh xa thức uống chứa cồn
Bên cạnh đó, một phác đồ điều trị cho trường hợp viêm gan mãn tính có khả năng bao gồm cả thuốc kháng virus.
Các rối loạn xảy ra do lạm dụng rượu hoặc sử dụng ma túy
Triệu chứng tăng men gan còn có thể phát sinh bởi tình trạng lạm dụng rượu hoặc sử dụng ma túy. Trong trường hợp này, các lựa chọn điều trị thường bao gồm:
Liệu pháp hành vi Thuốc kê toa
Xơ gan
Xơ gan đề cập đến sự hình thành mô sẹo vĩnh viễn tại đây nên không phải trường hợp nào cũng có thể điều trị được.
Các chuyên gia luôn khuyến khích mọi người nên sớm nhận ra những dấu hiệu bệnh gan và tìm kiếm biện pháp can thiệp kịp thời, từ đó tránh để gan chịu thương tổn vĩnh viễn. Ngoài ra, chú trọng vấn đề ăn uống lành mạnh, cân nặng cũng như tần suất tiêu thụ thức uống chứa cồn cũng là cách giảm thiểu rủi ro tổn thương gan đơn giản mà hiệu quả.
5. Phòng ngừa
Những biện pháp nào giúp phòng ngừa tăng men gan?
Để ngăn ngừa nồng độ men gan tăng cao, những gì bạn cần làm là phòng ngừa các bệnh về gan xảy ra. Một số phương pháp phòng chống những vấn đề sức khỏe liên quan thường được nhắc đến như:
Cân nhắc lượng tiêu thụ rượu, bia Quan hệ tình dục an toàn Không dùng chung kim tiêm Tiêm phòng đầy đủ Không tự ý sử dụng thuốc mà không có sự chỉ dẫn từ các chuyên gia Duy trì trọng lượng khỏe mạnh
Trên đây là một số thông tin liên quan đến hội chứng tăng men cao, eLiib.VN khuyến khích các bạn nên đến cơ sở y tế để theo dõi và điều trị nếu có các triệu chứng như trên!
Tham khảo thêm
- doc Bệnh bàng quang hoạt động quá mức - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Bệnh gan - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Bệnh gan to - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Xét nghiệm C-peptide - Quy trình thực hiện và những lưu ý cần biết
- doc Xét nghiệm chất chỉ điểm khối u CA 19-9 - Quy trình thực hiện và những lưu ý cần biết
- doc Cơn đau quặn mật - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Bệnh cường lách - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Bệnh gan nhiễm mỡ - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Xét nghiệm Glucagon - Quy trình thực hiện và những lưu ý cần biết
- doc Bệnh hẹp đường mật bẩm sinh - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Hội chứng Banti - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Hội chứng Budd-Chiari - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Bệnh áp xe gan - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Hội chứng Gilbert - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Bệnh viêm xơ chai đường mật - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Bệnh viêm tụy mãn tính - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Bệnh viêm tuỵ cấp - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Bệnh viêm tụy - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Bệnh viêm túi mật cấp tính - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Bệnh viêm túi mật - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Hội chứng Mirizzi - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Hội chứng Zollinger-Ellison - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Xét nghiệm kháng thể kháng ty thể - Quy trình thực hiện và những lưu ý cần biết
- doc Bệnh xơ gan ứ mật nguyên phát - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Bệnh xơ gan không do rượu - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Xơ gan cổ trướng - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Xét nghiệm viêm gan B - Quy trình thực hiện và những lưu ý cần biết
- doc Bệnh nang gan - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Bệnh vỡ lá lách - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Bệnh ung thư tuyến tụy - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Bệnh ung thư tuỵ - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Bệnh ung thư túi mật - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Bệnh ung thư gan - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Bệnh nhiễm sán lá gan - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Xét nghiệm virus viêm gan A - Quy trình thực hiện và những lưu ý cần biết
- doc Phân có màu xanh - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Phân mỡ - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Phân nhạt màu - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Bệnh viêm gan tự miễn - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Bệnh viêm gan mạn tính - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Viêm gan - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Bệnh viêm gan do virus - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Bệnh viêm gan do rượu - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Bệnh viêm gan do nhiễm độc - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Bệnh viêm gan cấp - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Bệnh viêm gan B - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Bệnh viêm gan A - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Hội chứng nang giả - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Bệnh nang tụy - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Bệnh vàng da tắc mật - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Bệnh u tiết glucagon - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Hội chứng polyp túi mật - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Protein albumin - Những thông tin cần biết
- doc Bệnh trào ngược dịch mật - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Bệnh u mạch máu gan - triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị