Xét nghiệm virus viêm gan A - Quy trình thực hiện và những lưu ý cần biết
Xét nghiệm virus viêm gan A (HAV) là xét nghiệm máu nhằm tìm kiếm những kháng thể do cơ thể tạo ra để chống lại virus viêm gan A. Vậy xét nghiệm này được thực hiện như thế nào? Những điều gì cần lưu ý khi tiến hành xét nghiệm? Tham khảo ngay bài viết dưới đây để hiểu rõ hơn nhé!
Mục lục nội dung
Tên kỹ thuật y tế: Xét nghiệm virus viêm gan A
Bộ phận cơ thể/Mẫu thử: Máu
1. Tìm hiểu chung
Xét nghiệm virus viêm gan A là gì?
Xét nghiệm virus viêm gan A (HAV) là xét nghiệm máu nhằm tìm kiếm những kháng thể do cơ thể tạo ra để chống lại virus viêm gan A. Những kháng thể này sẽ hiện diện trong máu của bạn nếu bạn đang mắc bệnh viêm gan A hoặc đã từng mắc bệnh trước đây. Việc xác định được loại virus gây ra bệnh viêm gan là rất quan trọng để phòng ngừa virus lây lan và giúp bác sĩ tìm ra phương pháp điều trị phù hợp.
HAV (virus viêm gan A) lây truyền qua thức ăn hoặc nước uống đã bị nhiễm khuẩn bởi phân của người bị bệnh.
Xét nghiệm được dùng để tìm kiếm hai loại kháng thể sau:
Kháng thể IgM anti-HAV xuất hiện chứng tỏ bạn đang nhiễm virus viêm gan A hoặc nhiễm trong thời gian gần đây. Kháng thể IgM anti-HAV nhìn chung có thể được phát hiện trong máu khá sớm, khoảng 2 tuần sau khi bắt đầu nhiễm HAV. Nhưng những kháng thể này sẽ biến mất trong máu từ 3 đến 12 tháng sau khi nhiễm.
Kháng thể IgG anti-HAV chứng tỏ bạn đã từng nhiễm virus viêm gan A trong thời gian gần đây hay là đã từ lâu rồi.Kháng thể này sẽ xuất hiện trong máu trong khoảng từ 8 đến 12 tháng sau đợt nhiễm virus viêm gan A đầu tiên. Khác với IgM, chúng sẽ không biến mất mà ở lại trong máu để bảo vệ cơ thể vĩnh viễn chống lại HAV.
Vắc xin viêm gan A đã được đưa vào sử dụng để phòng bệnh viêm gan A. Nếu bạn đã từng sử dụng vắc xin này và xét nghiệm cho thấy bạn có kháng thể chống lại HAV, điều đó nghĩa là vắc xin đã phát huy tác dụng.
Khi nào bạn nên xét nghiệm virus viêm gan A?
Bác sĩ có thể chỉ định xét nghiệm nếu bạn có những dấu hiệu của viêm gan. Việc thực hiện xét nghiệm là để:
Tìm xem bạn hiện đang mắc bệnh hay là đã mắc bệnh từ lâu giờ đã khỏi hoàn toàn; Xác định mức độ nặng của bệnh viêm gan; Nếu bạn đã mắc bệnh, xét nghiệm được dùng để xem điều trị có hiệu quả không.
Ngoài ra, xét nghiệm cũng sẽ được chỉ định khi bạn mắc một số bệnh khác như:
Viêm gan mãn tính; Viêm gan D; Hội chứng thận hư.
2. Điều cần thận trọng
Bạn nên biết những gì trước khi xét nghiệm virus viêm gan A?
Viêm gan A có thể phòng tránh được nhờ vắc xin. Bạn cũng có thể phòng ngừa bị nhiễm viêm gan A thậm chí sau khi bạn đã tiếp xúc với virus này nếu bạn sử dụng vắc xin viêm gan A hoặc một liều immunoglobulin (là một loại protein miễn dịch).
Kháng thể viêm gan do cơ thể tạo ra có thể mất hàng tuần hoặc hàng tháng mới xuất hiện, nên kết quả xét nghiệm của bạn vẫn có thể âm tính lúc bạn đang ở giai đoạn đầu của bệnh (âm tính giả – giai đoạn cửa sổ).
Ngoài ra, khi bị nhiễm HAV, bác sĩ sẽ cho bạn thực hiện một số xét nghiệm khác để kiểm tra xem gan bạn có còn làm việc tốt. Những xét nghiệm này thường là đo độ của bilirubin, phosphatase kiềm, alanine aminotransferase, và aspartate aminotransferase.
Virus viêm gan A không gây ra bệnh mãn tính, nên không cần thiết phải tiếp tục xét nghiệm một khi bạn đã lành bệnh.
Trước khi tiến hành kỹ thuật y tế này, bạn nên hiểu rõ các cảnh báo và lưu ý. Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ để có thêm thông tin và hướng dẫn cụ thể.
3. Quy trình thực hiện
Bạn nên làm gì trước khi thực hiện xét nghiệm virus viêm gan A?
Không cần sự chuẩn bị gì đặc biệt. Hãy nói chuyện với bác sĩ về bất kỳ mối lo ngại nào bạn cho là cần phải xét nghiệm, nguy cơ của nó, quá trình diễn ra, ý nghĩa của những kết quả.
Bạn nên thông báo cho bác sĩ biết nếu như bạn đang uống một số loại thảo dược hoặc những sản phẩm có nguồn gốc tự nhiên, vì chúng có thể làm sai lệch kết quả xét nghiệm
Ngày đi lấy máu xét nghiệm, bạn nên mặc áo thun với tay ngắn để điều dưỡng có thể dễ dàng lấy máu.
Quy trình thực hiện xét nghiệm virus viêm gan A là gì?
Chuyên viên y tế lấy mẫu máu của bạn sẽ:;Quấn một dây đàn hồi (garô) xung quanh phần trên cánh tay bạn để ngăn sự lưu thông máu. Điều này làm các mạch máu phía dưới vòng to ra nên sẽ dễ dàng hơn để đưa kim tiêm vào mạch máu.
Lau sạch vùng chọc tĩnh mạch bằng cồn; Đưa kim vào mạch máu. Có thể cần phải đâm kim nhiều hơn một lần; Kéo nòng để lấy máu; Tháo garô khỏi cánh tay khi đã lấy đủ lượng máu cần thiết; Đặc một miếng gạc hoặc bông gòn lên vùng vừa lấy máu sau khi kim rút ra; Ép lên vùng lấy máu và dán băng cá nhân lên.
Bạn nên làm gì sau khi thực hiện xét nghiệm viêm gan siêu vi A?
Bạn có thể không cảm thấy gì sau khi đưa kim vào tĩnh mạch, hoặc cảm thấy ngứa hoặc nhói nhẹ.
Bạn có thể trở về nhà và quay lại những hoạt động bình thường ngay sau khi xét nghiệm hoàn tất. Bác sĩ sẽ gọi hoặc hẹn gặp bạn để thông báo cho bạn kết quả, đồng thời bác sĩ sẽ trao đổi với bạn liệu có bất thường gì hay không và kế hoạch theo dõi và điều trị tiếp là như thế nào. Kết quả thường có trong vòng 5 đến 7 ngày.
Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào về quy trình thực hiện, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ để được tư vấn và giải đáp.
5. Kết quả
Kết quả của bạn có ý nghĩa gì?
Kết quả âm tính sau khi xét nghiệm virus viêm gan cho thấy không có kháng thể nào chống lại virus viêm gan được tìm thấy. Những kết quả dương tính nghĩa là đã tìm thấy những kháng thể virus viêm gan A.
Kết quả âm tính
Không phát hiện kháng thể virus viêm gan A (HAV).
Kết quả dương tính
Phát hiện kháng thể virus viêm gan A. Trong trường hợp này, bạn cần thực hiện thêm một số xét nghiệm để xem thử bạn đang nhiễm bệnh hay là đã từng nhiễm và khỏi hẳn rồi.
Phát hiện kháng thể IgM anti-HAV nếu bạn đang bị nhiễm bệnh gần đây hoặc ở thời điểm hiện tại. Những kháng thể IgM thường xuất hiện trong máu khoảng 2 tuần sau khi bạn nhiễm HAV, khi những triệu chứng nhiễm bệnh xuất hiện, và kéo dài một vài tháng sau khi những triệu chứng đó không còn.
Chỉ tìm thấy những kháng thể IgG anti-HAV nếu bạn đã từng bị nhiễm bệnh trước đây hoặc nếu bạn từng sử dụng vắc xin viêm gan A. Điều này nghĩa là bạn được bảo vệ khỏi căn bệnh này.
Trên đây là một số thông tin liên quan đến xét nghiệm Virus viêm gan A, hy vọng bài viết sẽ hữu ích cho các bạn trong quá trình tìm hiểu và điều trị bệnh.
Tham khảo thêm
- doc Bệnh bàng quang hoạt động quá mức - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Bệnh gan - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Bệnh gan to - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Xét nghiệm C-peptide - Quy trình thực hiện và những lưu ý cần biết
- doc Xét nghiệm chất chỉ điểm khối u CA 19-9 - Quy trình thực hiện và những lưu ý cần biết
- doc Cơn đau quặn mật - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Bệnh cường lách - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Bệnh gan nhiễm mỡ - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Xét nghiệm Glucagon - Quy trình thực hiện và những lưu ý cần biết
- doc Bệnh hẹp đường mật bẩm sinh - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Hội chứng Banti - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Hội chứng Budd-Chiari - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Bệnh áp xe gan - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Hội chứng Gilbert - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Bệnh viêm xơ chai đường mật - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Bệnh viêm tụy mãn tính - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Bệnh viêm tuỵ cấp - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Bệnh viêm tụy - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Bệnh viêm túi mật cấp tính - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Bệnh viêm túi mật - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Hội chứng Mirizzi - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Hội chứng Zollinger-Ellison - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Xét nghiệm kháng thể kháng ty thể - Quy trình thực hiện và những lưu ý cần biết
- doc Bệnh xơ gan ứ mật nguyên phát - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Bệnh xơ gan không do rượu - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Xơ gan cổ trướng - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Xét nghiệm viêm gan B - Quy trình thực hiện và những lưu ý cần biết
- doc Bệnh nang gan - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Bệnh vỡ lá lách - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Bệnh ung thư tuyến tụy - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Bệnh ung thư tuỵ - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Bệnh ung thư túi mật - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Bệnh ung thư gan - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Bệnh nhiễm sán lá gan - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Triệu chứng tăng men gan - Nguy cơ, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Phân có màu xanh - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Phân mỡ - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Phân nhạt màu - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Bệnh viêm gan tự miễn - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Bệnh viêm gan mạn tính - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Viêm gan - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Bệnh viêm gan do virus - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Bệnh viêm gan do rượu - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Bệnh viêm gan do nhiễm độc - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Bệnh viêm gan cấp - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Bệnh viêm gan B - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Bệnh viêm gan A - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Hội chứng nang giả - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Bệnh nang tụy - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Bệnh vàng da tắc mật - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Bệnh u tiết glucagon - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Hội chứng polyp túi mật - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Protein albumin - Những thông tin cần biết
- doc Bệnh trào ngược dịch mật - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Bệnh u mạch máu gan - triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị