Phân có màu xanh - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
Đôi khi phân người có thể chuyển sang những màu khác với bình thường. Trường hợp phân có màu xanh thẫm có thể là dấu hiệu bệnh lý tiêu hóa. Vậy đâu là nguyên nhân gây ra hội chứng này? Cách điều trị bệnh như thế nào? Tham khảo bài viết dưới đây để hiểu rõ hơn nhé!
Mục lục nội dung
1. Tìm hiểu chung
Phân có màu xanh là gì?
Phân người thường có màu nâu vàng nhưng đôi khi có thể chuyển sang màu xanh lá cây, đỏ, đen, vàng hoặc những màu lạ khác. Mặc dù những thay đổi về màu sắc của phân không hẳn là dấu hiệu đáng lo ngại nhưng nếu kèm theo các triệu chứng khác thì có thể liên quan đến bệnh lý.
Trường hợp phân có màu xanh thẫm có thể vì một số lý do như ăn nhiều rau củ quả có hàm lượng chất diệp lục cao, sử dụng thuốc kháng sinh hoặc do nhiễm trùng gây ra bởi vi khuẩn.
2. Triệu chứng
Những dấu hiệu và triệu chứng đi kèm với tình trạng phân có màu xanh là gì?
Trong một số trường hợp đi tiêu phân có màu xanh thẫm có thể kèm theo các triệu chứng khác cần chú ý như:
- Phân có lẫn máu;
- Ngứa hậu môn;
- Da vùng hậu môn có vết rách nhỏ;
- Các mạch máu ở trực tràng bị sưng;
- Cảm giác buồn đại tiện dù không ăn no;
- Chóng mặt;
- Buồn nôn hoặc nôn, có thể nôn ra máu;
- Tiêu chảy có thể kéo dài trong hơn 3 ngày;
- Đau bụng.
Nếu có các triệu chứng này bên cạnh việc đi ngoài phân xanh, người bệnh nên nhanh chóng thu xếp đến phòng khám để được thăm khám chẩn đoán và điều trị chính xác hơn.
3. Nguyên nhân
Nguyên nhân của tình trạng phân có màu xanh là gì?
Có nhiều nguyên nhân có thể gây ra sự thay đổi màu sắc của phân bên cạnh việc hấp thụ một lượng lớn rau cải hoặc hoa quả xanh (cải xoăn, rau bó xôi, bông cải xanh, việt quất…), thực phẩm có chứa chất diệp lục (tảo, rong biển, đậu cô ve…) hoặc thực phẩm có màu nhuộm xanh nhân tạo. Tuy nhiên, nếu bạn không ăn nhiều loại thức ăn này mà vẫn đi ngoài có màu xanh thẫm, có thể bạn cần lưu ý những nguyên nhân sau:
- Dịch mật. Dịch mật là một chất lỏng được gan tạo ra và lưu trữ trong túi mật. Chất lỏng tự nhiên này có màu xanh vàng. Khi dịch mật kết hợp với thực phẩm bạn ăn, nó giúp tăng hiệu quả của enzyme tuyến tụy để cơ thể có thể phân hủy nhiều chất béo hơn, cho phép ruột non hấp thụ chất béo tốt hơn. Từ túi mật, dịch mật chảy qua ruột non, ruột già rồi dần chuyển sang màu vàng nâu do tác động của vi khuẩn có trong ruột già. Dịch mật thoát ra ngoài qua phân, do đó phân mới mềm và có màu vàng nâu đặc trưng. Tuy nhiên, nếu phân có màu xanh lá cây, rất có thể quá trình tiêu hóa thực phẩm đã bị đẩy nhanh hơn bình thường khiến dịch mật không kịp chuyển từ màu xanh lá cây sang màu vàng nâu. Trường hợp này thường xảy ra khi bị tiêu chảy.
- Kháng sinh và một số loại thuốc khác. Thuốc kháng sinh có thể tiêu diệt phần lớn lợi khuẩn trong đường ruột, làm giảm số lượng vi khuẩn nhuộm màu nâu ở ruột già như đã đề cập ở trên. Một số loại thuốc và chất bổ sung khác cũng có thể gây ra sự phân hủy sắc tố, làm cho phân có màu xanh chẳng hạn như chất sắt, indomethacin – một loại thuốc chống viêm không steroid dùng giảm đau, medroxyprogesterone – một loại thuốc ngừa thai.
- Thủ thuật y tế. Sự đổi màu phân cũng có thể xảy ra sau khi thực hiện một thủ thuật y tế lớn như ghép tủy xương. Nếu cơ thể từ chối cấy ghép (hiện tượng thải ghép), bệnh ghép chống chủ có thể phát triển và gây khó chịu nghiêm trọng cho đường tiêu hóa dạ dày – ruột, dẫn đến tiêu chảy và làm phân xanh.
- Ký sinh trùng, virus và vi khuẩn. Một số mầm bệnh nhất định có thể khiến phân chuyển sang màu xanh lá cây như vi khuẩn Salmonella, Giardia (một loại ký sinh trùng sống dưới nước) và norovirus. “Những vị khách không mời này” có thể khiến quá trình hoạt động của ruột nhanh hơn bình thường, ảnh hưởng đến màu phân.
- Bệnh lý đường tiêu hóa, chẳng hạn như viêm túi thừa, bệnh Crohn, bệnh celiac, hội chứng ruột kích thích, viêm loét đại tràng và lạm dụng thuốc nhuận tràng.
4. Chẩn đoán và điều trị
Những thông tin được cung cấp không thể thay thế cho lời khuyên của các chuyên viên y tế. Hãy luôn tham khảo ý kiến bác sĩ.
Những kỹ thuật y tế nào giúp chẩn đoán tình trạng phân có màu xanh?
Người bệnh không nên ngại ngùng mà chần chừ việc khám bệnh, đặc biệt là khi tình trạng phân có màu xanh đi kèm với những triệu chứng nghiêm trọng. Người bệnh cần thông báo cho bác sĩ về các loại thuốc đang sử dụng, các loại thực phẩm trong chế độ ăn uống và bệnh sử của mình để bác sĩ xác định nguyên nhân.
Bác sĩ có thể thăm khám bằng những câu hỏi như:
- Từ lúc nào bạn gặp tình trạng phân xanh?
- Màu sắc, kết cấu và tần số nhu động ruột như thế nào?
- Có gặp phải những triệu chứng khác hay không?
Bên cạnh đó, người bệnh cũng có thể cần thực hiện xét nghiệm phân, chụp X-quang, phân tích nuôi cấy bệnh phẩm phân, nội soi và xét nghiệm máu.
Những phương pháp điều trị tình trạng phân có màu xanh
Từ việc xác định đúng nguyên nhân, việc điều trị sẽ nhanh chóng có hiệu quả. Nếu nguyên nhân khiến phân có màu xanh là do thuốc (như bổ sung chất sắt), bạn có thể tham khảo ý kiến bác sĩ để điều chỉnh lại liều lượng phù hợp. Nếu có phát hiện bệnh lý liên quan đến hệ tiêu hóa, bác sĩ sẽ đưa ra phác đồ điều trị cụ thể cho những tình trạng này.
5. Tiên lượng
Tình trạng phân có màu xanh có nguy hiểm không?
Phân xanh có thể là tình trạng bình thường nhưng cũng có thể do nhiễm trùng đường ruột hoặc các rối loạn khác. Nếu không được thăm khám và chẩn đoán để điều trị hợp lý, người bệnh có thể gặp những biến chứng như:
- Mất nước;
- Hạ kali máu;
- Hội chứng kém hấp thu;
- Suy dinh dưỡng.
6. Phòng ngừa
Những biện pháp nào giúp phòng ngừa tình trạng phân có màu xanh?
Việc đi ngoài phân xanh nếu xảy ra 1 lần thì thường không đáng ngại. Tuy nhiên, nếu bạn thường xuyên rơi vào tình trạng này thì cần thực hiện một số biện pháp phòng ngừa dựa trên nguyên nhân xác định được, chẳng hạn như:
- Tránh các thực phẩm chứa gluten gây ra tiêu chảy nếu mắc bệnh celiac;
- Hạn chế các loại thực phẩm làm trầm trọng thêm hội chứng ruột kích thích và các triệu chứng bệnh Crohn như caffeine, sữa, thức ăn nhiều dầu mỡ và đồ uống có ga;
- Ghi chép lại những loại thực phẩm gây kích ứng đường ruột để lưu ý trong khẩu phần ăn hàng ngày.
Trên đây là một số thông tin liên quan đến hội chứng phân có màu xanh, hy vọng bài viết sẽ hữu ích cho các bạn trong quá trình tìm hiểu và điều trị!
Tham khảo thêm
- doc Bệnh bàng quang hoạt động quá mức - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Bệnh gan - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Bệnh gan to - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Xét nghiệm C-peptide - Quy trình thực hiện và những lưu ý cần biết
- doc Xét nghiệm chất chỉ điểm khối u CA 19-9 - Quy trình thực hiện và những lưu ý cần biết
- doc Cơn đau quặn mật - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Bệnh cường lách - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Bệnh gan nhiễm mỡ - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Xét nghiệm Glucagon - Quy trình thực hiện và những lưu ý cần biết
- doc Bệnh hẹp đường mật bẩm sinh - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Hội chứng Banti - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Hội chứng Budd-Chiari - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Bệnh áp xe gan - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Hội chứng Gilbert - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Bệnh viêm xơ chai đường mật - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Bệnh viêm tụy mãn tính - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Bệnh viêm tuỵ cấp - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Bệnh viêm tụy - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Bệnh viêm túi mật cấp tính - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Bệnh viêm túi mật - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Hội chứng Mirizzi - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Hội chứng Zollinger-Ellison - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Xét nghiệm kháng thể kháng ty thể - Quy trình thực hiện và những lưu ý cần biết
- doc Bệnh xơ gan ứ mật nguyên phát - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Bệnh xơ gan không do rượu - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Xơ gan cổ trướng - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Xét nghiệm viêm gan B - Quy trình thực hiện và những lưu ý cần biết
- doc Bệnh nang gan - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Bệnh vỡ lá lách - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Bệnh ung thư tuyến tụy - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Bệnh ung thư tuỵ - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Bệnh ung thư túi mật - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Bệnh ung thư gan - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Bệnh nhiễm sán lá gan - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Xét nghiệm virus viêm gan A - Quy trình thực hiện và những lưu ý cần biết
- doc Triệu chứng tăng men gan - Nguy cơ, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Phân mỡ - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Phân nhạt màu - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Bệnh viêm gan tự miễn - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Bệnh viêm gan mạn tính - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Viêm gan - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Bệnh viêm gan do virus - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Bệnh viêm gan do rượu - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Bệnh viêm gan do nhiễm độc - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Bệnh viêm gan cấp - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Bệnh viêm gan B - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Bệnh viêm gan A - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Hội chứng nang giả - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Bệnh nang tụy - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Bệnh vàng da tắc mật - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Bệnh u tiết glucagon - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Hội chứng polyp túi mật - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Protein albumin - Những thông tin cần biết
- doc Bệnh trào ngược dịch mật - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Bệnh u mạch máu gan - triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị