Hội chứng Mirizzi - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị

Hội chứng Mirizzi là tắc nghẽn ống gan chủ gây ra do sự chèn ép từ phía ngoài của một hòn sỏi bị nén chặt trong ống nang hay túi mật Hartmann. Vậy bệnh lý này có nguy hiểm không? Làm thế nào để điều trị và phòng ngừa bệnh hiệu quả? Tham khảo bài viết dưới đây để hiểu rõ hơn nhé!

Hội chứng Mirizzi - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị

1. Tìm hiểu chung

Hội chứng Mirizzi là gì?

Hội chứng Mirizzi là tắc nghẽn ống gan chủ gây ra do sự chèn ép từ phía ngoài của một hòn sỏi bị nén chặt trong ống nang hay túi mật Hartmann.

Hội chứng Mirizzi được phân loại dựa trên sự hiện diện và mức độ của lỗ rò túi mật ống mật:

Loại I (chiếm 11% hội chứng Mirizzi) – chèn ép bên ngoài ống gan chung do hòn sỏi nằm ở cổ/phễu của túi mật hoặc tại nang ống. Loại II (chiếm 41% hội chứng Mirizzi) – các lỗ rò nhỏ hơn 1/3 chu vi của ống mật chủ. Loại III (chiếm 44% hội chứng Mirizzi) – lỗ rò từ 1/3 – 2/3 chu vi của ống mật chủ. Loại IV (chiếm 4% hội chứng Mirizzi) – tiêu hủy toàn bộ thành ống mật chủ.

Mức độ phổ biến của hội chứng Mirizzi

Hội chứng Mirizzi được ước tính xảy ra trong 0,05-4% bệnh nhân được phẫu thuật sỏi mật. Khoảng 50-77% bệnh nhân bị hội chứng Mirizzi là phụ nữ, có thể một phần do tỷ lệ sỏi mật ở phụ nữ cao. Hãy thảo luận với bác sĩ để biết thêm thông tin.

2. Triệu chứng

Những dấu hiệu và triệu chứng của hội chứng Mirizzi?

Các triệu chứng phổ biến của hội chứng Mirizzi là:

  • Vàng da ;
  • Sốt ;
  • Đau hạ sườn phải.

Tuy nhiên, cả ba triệu chứng chỉ xuất hiện trong 44-71% số bệnh nhân. Đau là đặc tính xuất hiện phổ biến nhất (54-100%), tiếp theo là vàng da (24-100%) và viêm đường mật (6-35%). Khoảng 1/3 số bệnh nhân có biểu hiện viêm túi mật cấp và trong những trường hợp hiếm gặp biểu hiện viêm tụy cấp.

Bạn có thể gặp các triệu chứng khác không được đề cập. Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào về các dấu hiệu bệnh, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ.

Khi nào bạn cần gặp bác sĩ?

Nếu bạn hoặc người thân của bạn có bất kỳ dấu hiệu hoặc triệu chứng nêu trên hoặc có bất kỳ câu hỏi nào, xin vui lòng tham khảo ý kiến bác sĩ. Cơ địa mỗi người là khác nhau, vì vậy hãy hỏi ý kiến bác sĩ để lựa chọn được phương án thích hợp nhất.

3. Nguyên nhân

Nguyên nhân nào gây ra hội chứng Mirizzi?

Túi mật gồm đáy, thân, phễu và cổ. Phần thân kéo dài từ đáy vào phần chóp hoặc cổ. Phần cổ thường tạo thành một đường cong mềm mại, phần lồi tạo thành phễu hoặc túi Hartmann. Túi mật kết nối phần cổ của nó với một ống nang đổ vào ống mật chủ. Sỏi mật lớn có thể bị nén chặt trong ống nang hoặc trong túi Hartmann. Những viên sỏi có thể tạo ra tắc nghẽn cơ học ống gan chủ do ống nang và ống gan chủ nằm gần nhau cộng thêm các cơn viêm thứ phát thường xuyên của đường mật. Trong các trường hợp hiếm hoi, viêm mãn tính có thể dẫn đến hoại tử thành ống mật và xói mòn thành trước hoặc bên của ống mật chủ do sỏi bị nén bên trong, dẫn đến lỗ rò túi mật ống mật (túi mật gan hoặc đường mật túi mật).

4. Nguy cơ mắc phải

Những yếu tố nào làm tăng nguy cơ mắc hội chứng Mirizzi?

Hội chứng Mirizzi có liên quan với ung thư túi mật. Giả thuyết cho rằng viêm tái phát và ứ mật có thể dẫn đến cả hai tình trạng này. Các báo cáo về tỷ lệ ung thư túi mật ở những bệnh nhân với hội chứng Mirizzi đã trải qua cắt bỏ túi mật là 5-28%. Vui lòng tham khảo bác sĩ để biết thêm thông tin.

5. Chẩn đoán & điều trị

Những thông tin được cung cấp không thể thay thế cho lời khuyên của các chuyên viên y tế. Hãy luôn tham khảo ý kiến bác sĩ.

Những kỹ thuật y tế nào dùng để chẩn đoán hội chứng Mirizzi?

Việc chẩn đoán hội chứng Mirizzi dựa trên những thông tin có trên phim chụp bụng (ví dụ, siêu âm xuyên ổ bụng, chụp cắt lớp vi tính tăng cường độ tương phản [CT], cộng hưởng từ mật tụy [MRCP]):

  • Hệ thống đường mật giãn nở phía trên cổ túi mật ;
  • Sự hiện diện của một viên sỏi nằm trong cổ túi mật ;
  • Sự thay đổi đột ngột đường kính bình thường của ống mật chủ phía dưới viên sỏi.

Những phương pháp nào dùng để điều trị hội chứng Mirizzi?

Phẫu thuật

Phẫu thuật là phương pháp chính trong điều trị hội chứng Mirizzi, cho phép loại bỏ các nguyên nhân: viêm túi mật và sỏi chèn túi mật. Các phương pháp phẫu thuật cho hội chứng Mirizzi dựa trên sự hiện diện và loại rò đường mật túi mật:

  • Loại I – cắt bỏ túi mật một phần hoặc toàn phần bằng nội soi hoặc mổ hở. Việc thăm dò ống mật chủ thường không cần thiết.
  • Loại II – cắt túi mật và đóng lỗ rò bằng cách khâu với chỉ tự tiêu, thay thế ống T hoặc tạo hình ống mật chủ với phần túi mật còn lại.
  • Loại III – tạo hình ống mật chủ hoặc nối mật ruột (nối ống mật chủ tá tràng, mở thông túi mật tá tràng hoặc nối ống mật chủ với hỗng tràng) tùy thuộc vào kích thước của lỗ rò. Khâu lỗ rò không được chỉ định.
  • Loại IV – nối mật ruột, thường dùng phương pháp nối ống mật chủ với hỗng tràng. Đây là phương pháp được ưa chuộng bởi vì toàn bộ thành ống mật chủ bị phá hủy.

Nếu hội chứng Mirizzi được chẩn đoán trước phẫu thuật, nội soi mật tụy ngược dòng có thể dùng để chẩn đoán và điều trị như một biện pháp trì hoãn trước khi phẫu thuật, chẳng hạn như đặt một ống qua chỗ chướng ngại để giải phóng sự chèn ép ống mật chủ – thường gặp ở những bệnh nhân bị vàng da tắc mật hoặc viêm đường mật. Nội soi lấy sỏi ống mật chủ có thể không cần thăm dò ống mật chủ tại thời điểm phẫu thuật.

Nếu hội chứng Mirizzi được chẩn đoán tình cờ tại thời điểm cắt bỏ túi mật, chụp X-quang đường mật trong khi mổ nên được thực hiện trước khi cắt bỏ túi mật để xác định chẩn đoán và đặc điểm giải phẫu của đường mật.

Liệu pháp nội soi

Nếu phẫu thuật không phải là lựa chọn phù hợp đối với một số bệnh nhân, nội soi mật tụy ngược dòng với đặt stent có thể điều trị dứt khoát cho hội chứng Mirizzi.

6. Chế độ sinh hoạt phù hợp

Những thói quen sinh hoạt nào giúp bạn quản lý hội chứng Mirizzi?

Nếu bạn có bất kỳ câu hỏi nào, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ để được tư vấn phương pháp hỗ trợ điều trị tốt nhất.

Hy vọng với một số thông tin trên đây về hội chứng Mirizzi sẽ hữu ích cho các bạn trong quá trình tìm hiểu và điều trị bệnh. Chúc các bạn sức khỏe!

Ngày:14/10/2020 Chia sẻ bởi:An

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM