Bệnh ung thư tuyến tụy - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
Ung thư tuyến tụy là một loại ung thư xảy ra trong các mô của tuyến tụy, cơ quan nội tiết trọng yếu nằm phía sau dạ dày. Cùng eLib.VN tìm hiểu bài viết dưới đây để hiểu rõ hơn về bệnh lý này nhé!
Mục lục nội dung
1. Tìm hiểu chung
Ung thư tuyến tụy là bệnh gì?
Ung thư tuyến tụy là một loại ung thư xảy ra trong các mô của tuyến tụy, cơ quan nội tiết trọng yếu nằm phía sau dạ dày. Tuyến tụy đóng một vai trò quan trọng trong việc tiêu hóa bằng cách sản xuất các enzyme mà cơ thể cần để tiêu hóa thức ăn có chứa chất béo, carbohydrate và protein. Tuyến tụy cũng tiết ra hai hormone quan trọng là glucagon và insulin, có trách nhiệm kiểm soát glucose (đường) trong quá trình trao đổi chất. Insulin giúp các tế bào chuyển hóa glucose để tạo ra năng lượng và glucagon nhằm tăng nồng độ glucose khi chúng quá thấp.
2. Triệu chứng thường gặp
Những dấu hiệu và triệu chứng của bệnh ung thư tuyến tụy là gì?
Các dấu hiệu và triệu chứng của bệnh ung thư tuyến tụy thường không xuất hiện cho đến khi bệnh nặng. Khi các dấu hiệu và triệu chứng xuất hiện, chúng có thể bao gồm:
Đau bụng trên, có thể lan đến vùng lưng; Da và lòng trắng mắt chuyển màu vàng (bệnh vàng da); Ăn mất ngon; Giảm cân; Phiền muộn; Khối máu đông.
Khi nào bạn cần phải gặp bác sĩ?
Chẩn đoán và điều trị sớm có thể ngăn chặn tình trạng này trở nên tồi tệ hơn và ngăn chặn việc cấp cứu y tế, vì vậy bạn nên nói chuyện với bác sĩ càng sớm càng tốt để ngăn chặn tình trạng nghiêm trọng này.
Nếu bạn có bất kỳ dấu hiệu hoặc triệu chứng nêu trên hoặc có bất kỳ câu hỏi nào, xin vui lòng tham khảo ý kiến bác sĩ của bạn. Cơ địa của mỗi người là khác nhau. Vì vậy hãy hỏi ý kiến bác sĩ để lựa chọn được phương án thích hợp nhất.
3. Nguyên nhân gây bệnh
Nguyên nhân nào gây bệnh ung thư tuyến tụy?
Cho đến nay, nguyên nhân của ung thư tuyến tụy vẫn chưa được biết rõ. Đây là loại ung thư xảy ra khi các tế bào bất thường bắt đầu phát triển trong tuyến tụy và hình thành các khối u. Thông thường, các tế bào khỏe mạnh phát triển và chết đi với số lượng vừa phải. Trong trường hợp của bệnh ung thư, tế bào bất thường phát triển nhanh chóng làm những tế bào khỏe mạnh bị chết đi, cuối cùng chỉ còn lại những tế bào bất thường này.
4. Nguy cơ mắc phải
Những ai thường mắc phải bệnh ung thư tuyến tụy?
Do vị trí của tuyến tụy, ung thư tuyến tụy có thể khó phát hiện và thường chỉ được chẩn đoán khi bệnh đã diễn tiến đến giai đoạn nghiêm trọng.
Tuy nhiên, bạn có thể kiểm soát bệnh này bằng cách giảm thiểu các yếu tố nguy cơ. Hãy tham khảo bác sĩ để biết thêm thông tin chi tiết.
Những yếu tố nào làm tăng nguy cơ bị bệnh ung thư tuyến tụy?
Những yếu tố có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh ung thư tuyến tụy như:
Hút thuốc lá: 30% các trường hợp ung thư có liên quan đến hút thuốc lá; Béo phì; Ít tập thể dục thường xuyên; Ăn ít trái cây và rau quả; Có chế độ ăn giàu chất béo; Uống rượu nhiều; Bị bệnh tiểu đường; Tiếp xúc thường xuyên với thuốc trừ sâu và hóa chất; Có chứng viêm tụy mạn tính; Có tổn thương ở gan; Là người Mỹ gốc Phi; Có tiền sử gia đình mắc bệnh ung thư tuyến tụy hoặc các rối loạn di truyền nào đó có liên quan đến loại ung thư này.
5. Điều trị hiệu quả
Những thông tin được cung cấp không thể thay thế cho lời khuyên của các chuyên viên y tế. Hãy luôn tham khảo ý kiến bác sĩ.
Những kĩ thuật y tế nào được dùng để chẩn đoán bệnh ung thư tuyến tụy?
Bác sĩ có thể tiến hành một số xét nghiệm và xem xét các triệu chứng, bệnh sử để chẩn đoán bệnh. Một số phương pháp kiểm tra bao gồm:
Chụp CT hoặc MRI để có hình ảnh chi tiết của tuyến tụy; Siêu âm nội soi, bác sĩ sẽ đưa một ống mỏng, dẻo có gắn kèm với máy ảnh xuống dạ dày để có được hình ảnh của tụy; Sinh thiết hoặc lấy mẫu mô của tụy; Xét nghiệm máu để kiểm tra xem có khối u CA 19-9 gây ung thư tuyến tụy không.
Sau khi chẩn đoán xong, bác sĩ sẽ xác định giai đoạn của bệnh dựa trên kết quả kiểm tra:
- Giai đoạn 1: khối u chỉ tồn tại trong tuyến tụy;
- Giai đoạn 2: khối u đã lan đến gần mô bụng hoặc hạch bạch huyết;
- Giai đoạn 3: ung thư đã lan đến các mạch máu chính và các hạch bạch huyết;
- Giai đoạn 4: khối u đã lan rộng đến các cơ quan khác như gan.
Những phương pháp nào dùng để điều trị bệnh ung thư tuyến tụy?
Tùy thuộc vào giai đoạn của bệnh ung thư mà sẽ có các phương pháp điều trị khác nhau. Điều trị bệnh nhằm tiêu diệt tế bào ung thư và ngăn chặn sự lây lan của bệnh. Giảm cân, tắc ruột, đau bụng và suy gan là một trong những biến chứng thường gặp nhất trong điều trị ung thư tuyến tụy. Các phương pháp dùng để chẩn đoán bệnh này bao gồm:
Phẫu thuật
Nếu khối u vẫn nằm ở trong tuyến tụy, bác sĩ sẽ đề nghị phẫu thuật (tùy thuộc vào vị trí ung thư mà bác sĩ quyết định có nên tiến hành phẫu thuật hay không). Nếu khối u được giới hạn ở đầu và cổ của tuyến tụy thì bác sĩ có thể tiến hành thủ thuật Whipple. Trong thủ thuật này, bác sĩ sẽ loại bỏ phần đầu tiên hoặc “đầu” của tuyến tụy và khoảng 20% toàn bộ tuyến tụy hoặc phần thứ hai. Nửa dưới của ống mật và phần đầu của ruột cũng bị loại bỏ. Trong một số trường hợp, bác sĩ sẽ lấy ra một phần của dạ dày.
Bức xạ trị liệu
Bác sĩ sẽ áp dụng phương pháp điều trị khác nếu ung thư đã lan ra bên ngoài tuyến tụy, chẳng hạn như xạ trị sử dụng tia X và các tia năng lượng cao khác để tiêu diệt các tế bào ung thư.
Hóa trị
Trong một số trường hợp, bác sĩ có thể kết hợp phương pháp điều trị khác với hóa trị, sử dụng các loại thuốc ung thư để giúp ngăn chặn sự phát triển các tế bào ung thư trong tương lai.
6. Chế độ sinh hoạt phù hợp
Những thói quen sinh hoạt nào giúp bạn hạn chế diễn tiến của bệnh ung thư tuyến tụy?
Những lời khuyên hữu ích sau đây sẽ giúp bạn giảm nguy cơ mắc bệnh ung thư này:
Ngưng hút thuốc lá; Có chế độ ăn uống thích hợp; Tập thể dục thường xuyên, ít nhất 30 phút mỗi ngày; Ăn nhiều trái cây và rau quả; Không nên ăn đồ ăn có hàm lượng chất béo cao; Tránh uống rượu.
Trên đây là một số thông tin liên quan đến bệnh Ung thư tuyến tụy, hy vọng bài viết sẽ hữu ích cho các bạn trong quá trình tìm hiểu và điều trị bệnh!
Tham khảo thêm
- doc Bệnh bàng quang hoạt động quá mức - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Bệnh gan - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Bệnh gan to - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Xét nghiệm C-peptide - Quy trình thực hiện và những lưu ý cần biết
- doc Xét nghiệm chất chỉ điểm khối u CA 19-9 - Quy trình thực hiện và những lưu ý cần biết
- doc Cơn đau quặn mật - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Bệnh cường lách - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Bệnh gan nhiễm mỡ - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Xét nghiệm Glucagon - Quy trình thực hiện và những lưu ý cần biết
- doc Bệnh hẹp đường mật bẩm sinh - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Hội chứng Banti - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Hội chứng Budd-Chiari - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Bệnh áp xe gan - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Hội chứng Gilbert - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Bệnh viêm xơ chai đường mật - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Bệnh viêm tụy mãn tính - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Bệnh viêm tuỵ cấp - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Bệnh viêm tụy - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Bệnh viêm túi mật cấp tính - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Bệnh viêm túi mật - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Hội chứng Mirizzi - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Hội chứng Zollinger-Ellison - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Xét nghiệm kháng thể kháng ty thể - Quy trình thực hiện và những lưu ý cần biết
- doc Bệnh xơ gan ứ mật nguyên phát - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Bệnh xơ gan không do rượu - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Xơ gan cổ trướng - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Xét nghiệm viêm gan B - Quy trình thực hiện và những lưu ý cần biết
- doc Bệnh nang gan - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Bệnh vỡ lá lách - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Bệnh ung thư tuỵ - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Bệnh ung thư túi mật - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Bệnh ung thư gan - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Bệnh nhiễm sán lá gan - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Xét nghiệm virus viêm gan A - Quy trình thực hiện và những lưu ý cần biết
- doc Triệu chứng tăng men gan - Nguy cơ, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Phân có màu xanh - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Phân mỡ - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Phân nhạt màu - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Bệnh viêm gan tự miễn - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Bệnh viêm gan mạn tính - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Viêm gan - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Bệnh viêm gan do virus - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Bệnh viêm gan do rượu - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Bệnh viêm gan do nhiễm độc - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Bệnh viêm gan cấp - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Bệnh viêm gan B - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Bệnh viêm gan A - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Hội chứng nang giả - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Bệnh nang tụy - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Bệnh vàng da tắc mật - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Bệnh u tiết glucagon - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Hội chứng polyp túi mật - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Protein albumin - Những thông tin cần biết
- doc Bệnh trào ngược dịch mật - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Bệnh u mạch máu gan - triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị