Bệnh tiêu chảy liên quan đến kháng sinh - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị

Thông thường, tiêu chảy liên quan đến kháng sinh là nhẹ và không cần điều trị. Tiêu chảy thường sẽ tự hết trong vòng vài ngày sau khi bạn ngưng dùng thuốc kháng sinh. Tiêu chảy liên quan đến kháng sinh nghiêm trọng hơn có thể cần phải dừng hoặc đổi loại thuốc kháng sinh. Cùng eLib.VN tìm hiểu bài viết dưới đây để hiểu rõ hơn về bệnh lý này.

Bệnh tiêu chảy liên quan đến kháng sinh - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị

1. Tìm hiểu chung

Tiêu chảy liên quan đến kháng sinh là tình trạng đi tiêu ra phân lỏng, nhiều nước, hơn ba lần một ngày sau khi uống thuốc dùng để điều trị nhiễm trùng do vi khuẩn (kháng sinh).

Thông thường, tiêu chảy liên quan đến kháng sinh là nhẹ và không cần điều trị. Tiêu chảy thường sẽ tự hết trong vòng vài ngày sau khi bạn ngưng dùng thuốc kháng sinh. Tiêu chảy liên quan đến kháng sinh nghiêm trọng hơn có thể cần phải dừng hoặc đổi loại thuốc kháng sinh.

2. Triệu chứng thường gặp

Các triệu chứng phổ biến của tiêu chảy liên quan đến kháng sinh là:

  • Phân lỏng;
  • Đi tiêu thường xuyên hơn;

Tiêu chảy liên quan đến kháng sinh có thể sẽ xuất hiện khoảng một tuần sau khi bạn bắt đầu dùng thuốc kháng sinh. Tuy nhiên, đôi khi tiêu chảy và các triệu chứng khác không xuất hiện sau nhiều ngày hoặc thậm chí cả tuần sau khi bạn đã kết thúc điều trị kháng sinh.

C. difficile là loại vi khuẩn tiết độc tố gây viêm đại tràng liên quan đến kháng sinh, có thể xảy ra sau khi điều trị kháng sinh, gây rối loạn cân bằng giữa vi khuẩn tốt và xấu trong đường ruột. Ngoài phân lỏng, nhiễm trùng C. difficile có thể gây ra:

  • Đau bụng dưới và đau quặn;
  • Sốt nhẹ;
  • Buồn nôn;
  • Chán ăn.

Một trong những biến chứng thường gặp nhất của bất kỳ loại tiêu chảy nào chính là mất dịch và chất điện giải (mất nước). Mất nước nghiêm trọng có thể đe dọa tính mạng. Các dấu hiệu và triệu chứng bao gồm miệng rất khô, khát nước dữ dội, tiểu ít hoặc không đi tiểu và cơ thể yếu.

Bạn có thể gặp các triệu chứng khác không được đề cập. Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào về các dấu hiệu bệnh, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ.

Nếu bạn có bất kỳ dấu hiệu hoặc triệu chứng nêu trên hoặc có bất kỳ câu hỏi nào, xin vui lòng tham khảo ý kiến bác sĩ. Cơ địa mỗi người là khác nhau. Vì vậy hãy hỏi ý kiến bác sĩ để lựa chọn được phương án thích hợp nhất.

3. Nguyên nhân gây bệnh

Nguyên nhân gây ra tiêu chảy liên quan đến kháng sinh vẫn chưa được rõ. Bệnh thường được cho là do các loại thuốc kháng khuẩn (kháng sinh) phá vỡ sự cân bằng giữa các vi khuẩn tốt và xấu trong đường tiêu hóa.

Gần như tất cả các kháng sinh có thể gây ra bệnh này. Kháng sinh phổ biến nhất bao gồm:

  • Cephalosporin như cefixime (Suprax®) và cefpodoxime;
  • Penicillin chẳng hạn như amoxicillin (Amoxil®, Larotid®, các biệt dược khác) và ampicillin.

4. Nguy cơ mắc phải

Tiêu chảy liên quan đến kháng sinh có thể ảnh hưởng đến bất kì ai trong mọi lứa tuổi. Bạn có thể kiểm soát bệnh này bằng cách giảm thiểu các yếu tố nguy cơ. Hãy tham khảo bác sĩ để biết thêm thông tin chi tiết.

Có nhiều yếu tố làm nguy cơ mắc bệnh tiêu chảy liên quan đến kháng sinh, chẳng hạn như:

  • Từng bị tiêu chảy liên quan đến kháng sinh trong quá khứ;
  • Điều trị bằng thuốc kháng sinh trong một thời gian dài;
  • Điều trị nhiều hơn bằng một loại thuốc kháng sinh.

5. Điều trị hiệu quả

Những kỹ thuật y tế nào dùng để chẩn đoán bệnh tiêu chảy liên quan đến kháng sinh?

Để chẩn đoán tiêu chảy liên quan đến kháng sinh bác sĩ sẽ hỏi về bệnh sử bao gồm bất cứ quy trình điều trị bằng kháng sinh nào mà bạn đang trải qua gần đây.

Những phương pháp nào dùng để điều trị bệnh tiêu chảy liên quan đến kháng sinh?

Điều trị tiêu chảy liên quan đến kháng sinh phụ thuộc vào mức độ nghiêm trọng của các dấu hiệu và triệu chứng.

Nếu bạn bị tiêu chảy nhẹ, các triệu chứng có thể tự hết trong vòng một vài ngày sau khi bạn kết thúc điều trị kháng sinh. Trong một số trường hợp, bác sĩ có thể khuyên bạn nên ngừng điều trị kháng sinh cho đến khi tình trạng tiêu chảy thuyên giảm.

Nếu bạn bị nhiễm C. difficile, bác sĩ có thể kê toa thuốc kháng sinh để diệt vi khuẩn gây tiêu chảy liên quan đến kháng sinh. Đối với những người có loại nhiễm trùng này, các triệu chứng tiêu chảy có thể tái phát và cần được điều trị lại.

6. Chế độ sinh hoạt phù hợp

Bạn sẽ có thể kiểm soát bệnh này nếu áp dụng các biện pháp sau:

  • Uống đủ nước. Để chống lại sự mất dịch nhẹ do tiêu chảy thì bạn cần đủ nước. Đối với tình trạng mất nước nặng nề, bạn nên uống các dịch có chứa nước, đường và muối. Bạn hãy thử nước dùng hoặc nước trái cây. Tránh các đồ uống có nhiều chất đường hoặc chứa cồn hoặc caffeine như cà phê, trà và cola, có thể làm trầm trọng thêm các triệu chứng. Đối với trẻ sơ sinh và trẻ em bị tiêu chảy, bạn hãy hỏi bác sĩ về việc sử dụng giải pháp bù nước bằng đường uống như Pedialyte để bổ sung nước và chất điện giải;
  • Chọn các loại thực phẩm mềm, dễ tiêu hóa, bao gồm táo, chuối và cơm. Tránh các thức ăn nhiều chất xơ như đậu, các loại hạt và rau quả. Khi các triệu chứng đã được giải quyết, bạn có thể quay trở lại chế độ ăn uống bình thường;
  • Xem xét việc dùng men vi sinh vật. Vi sinh vật như acidophilus giúp khôi phục lại sự cân bằng lành mạnh cho đường ruột bằng cách tăng cường lượng vi khuẩn tốt. Men vi sinh vật có sẵn trong viên nang hoặc dạng lỏng hay trong một số loại thực phẩm chẳng hạn như sữa chua. Nghiên cứu xác nhận rằng một số men vi sinh vật có thể hữu ích trong việc điều trị tiêu chảy liên quan đến kháng sinh. Tuy nhiên, nhà khoa học cần nghiên cứu nhiều hơn để hiểu rõ các chủng vi khuẩn có ích nhất hoặc liều nào là cần thiết;
  • Hỏi bác sĩ về việc dùng thuốc trị tiêu chảy. Trong một số trường hợp tiêu chảy liên quan đến kháng sinh nhẹ, bác sĩ có thể khuyên nên dùng thuốc chống tiêu chảy như loperamide (Imodium A-D®). Tuy nhiên, bạn phải hỏi bác sĩ trước khi dùng thuốc chống tiêu chảy vì chúng có thể cản trở khả năng loại bỏ các độc tố của cơ thể và dẫn đến các biến chứng nghiêm trọng.
  • Để giúp ngăn ngừa tiêu chảy liên quan đến kháng sinh, bạn nên:
  • Dùng kháng sinh chỉ khi cần thiết. Không sử dụng thuốc kháng sinh trừ khi bác sĩ cảm thấy cần sử dụng thuốc. Kháng sinh có thể điều trị nhiễm trùng do vi khuẩn nhưng sẽ không giúp ích trong việc điều trị nhiễm virus chẳng hạn như cảm lạnh và cúm; Yêu cầu người chăm sóc phải rửa tay. Nếu bạn đang nhập viện, yêu cầu mọi người rửa tay hoặc sử dụng chất khử trùng tay có cồn trước khi chạm vào bạn; Báo cho bác sĩ nếu bạn đã từng bị tiêu chảy liên quan đến kháng sinh trước đây. Nếu bạn đã từng mắc bệnh tiêu chảy liên quan đến kháng sinh thì sẽ có nguy cơ bị tái phát. Lúc đó, bác sĩ có thể chọn một loại kháng sinh khác cho bạn.

Trên đây là một số thông tin liên quan đến bệnh Tiêu chảy liên quan đến kháng sinh, hy vọng bài viết sẽ hữu ích cho các bạn trong quá trình tìm hiểu và điều trị bệnh!

Ngày:19/09/2020 Chia sẻ bởi:Nguyễn Minh Duy

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM