Bệnh viêm ruột hoại tử - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị

Viêm ruột hoại tử là bệnh phát triển khi mô nằm ở lớp lót bên trong của ruột non hoặc ruột già bị tổn thương và bắt đầu chết đi. Bệnh thường phổ biến ở trẻ sinh non, chiếm 60-80% các trường hợp. Để hiểu rõ hơn về triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị của bệnh lý này, mời các bạn tham khảo bài viết dưới đây!

Bệnh viêm ruột hoại tử - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị

1. Tìm hiểu chung

Bệnh viêm ruột hoại tử là gì?

Viêm ruột hoại tử là bệnh phát triển khi mô nằm ở lớp lót bên trong của ruột non hoặc ruột già bị tổn thương và bắt đầu chết đi. Vấn đề này làm cho ruột bị viêm. Tình trạng này thường chỉ ảnh hưởng đến lớp lót bên trong của ruột, nhưng cuối cùng toàn bộ độ dày của ruột có thể bị ảnh hưởng.

Trong trường hợp bệnh nặng, một lỗ thủng có thể hình thành trong thành ruột. Nếu điều này xảy ra, vi khuẩn ở bên trong ruột có thể rò rỉ vào trong ổ bụng và gây nhiễm trùng lan rộng. Đây là trường hợp cần phải được cấp cứu ngay.

Mức độ phổ biến của bệnh viêm ruột hoại tử

Viêm ruột hoại tử có thể phát triển ở bất kỳ trẻ sơ sinh nào trong vòng hai tuần sau khi sinh. Tuy nhiên, bệnh phổ biến nhất ở trẻ sinh non, chiếm 60-80% các trường hợp. Khoảng 10% trẻ sơ sinh cân nặng dưới 1,5kg bị viêm ruột hoại tử. Hãy thảo luận với bác sĩ để biết thêm thông tin.

2. Triệu chứng

Những dấu hiệu và triệu chứng viêm ruột hoại tử là gì?

Các triệu chứng viêm ruột hoại tử ở trẻ sơ sinh là:

  • Bụng đầy chướng;
  • Xuất hiện máu trong phân;
  • Tiêu chảy;
  • Các vấn đề về ăn uống;
  • Thiếu năng lượng;
  • Nhiệt độ cơ thể không ổn định;
  • Hơi thở, nhịp tim hoặc huyết áp không ổn định;
  • Nôn mửa.

Bạn có thể gặp các triệu chứng khác không được đề cập. Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào về các dấu hiệu bệnh, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ.

Khi nào bạn cần gặp bác sĩ?

Nếu con bạn có bất kỳ dấu hiệu hoặc triệu chứng nêu trên hoặc có bất kỳ câu hỏi nào, xin vui lòng tham khảo ý kiến bác sĩ. Cơ địa mỗi người là khác nhau, vì vậy hãy hỏi ý kiến bác sĩ để lựa chọn được phương án thích hợp nhất.

3. Nguyên nhân

Nguyên nhân nào gây bệnh viêm ruột hoại tử?

Viêm ruột hoại tử xảy ra khi niêm mạc thành ruột chết đi. Vấn đề này gần như luôn phát triển ở trẻ sơ sinh bị bệnh hoặc sinh non. Bệnh có khả năng xảy ra trong khi trẻ sơ sinh vẫn còn nằm trong bệnh viện.

Nguyên nhân chính xác gây chứng rối loạn này chưa được biết rõ. Một giọt máu chảy vào ruột có thể làm tổn thương mô. Vi khuẩn trong ruột cũng có thể góp phần gây ra vấn đề này. Ngoài ra, hệ miễn dịch ở trẻ sinh non chưa phát triển để đáp ứng với các yếu tố như vi khuẩn hoặc lưu lượng máu thấp. Sự mất cân bằng trong điều hòa miễn dịch dường như có liên quan đến viêm ruột hoại tử.

4. Nguy cơ mắc phải

Những yếu tố nào làm tăng nguy cơ bị viêm ruột hoại tử ở trẻ sơ sinh?

Những trẻ có nguy cơ mắc bệnh cao hơn gồm:

  • Trẻ sinh non;
  • Trẻ sơ sinh được bú sữa bột thay vì sữa mẹ. (Sữa mẹ có chứa các yếu tố tăng trưởng, kháng thể và các tế bào miễn dịch có thể giúp ngăn ngừa vấn đề này);
  • Trẻ sơ sinh ở trong nhà trẻ nơi xảy ra ổ dịch;
  • Trẻ sơ sinh đã được truyền máu hoặc bị bệnh nặng.

5. Chẩn đoán và điều trị

Những thông tin được cung cấp không thể thay thế cho lời khuyên của các chuyên viên y tế. Hãy luôn tham khảo ý kiến bác sĩ. 

Những kỹ thuật y tế nào dùng để chẩn đoán viêm ruột hoại tử?

Bác sĩ có thể chẩn đoán viêm ruột hoại tử bằng cách khám sức khỏe và làm các xét nghiệm khác nhau. Trong khi khám, bác sĩ sẽ nhẹ nhàng chạm vào bụng của trẻ để kiểm tra tình trạng sưng, đau và nhạy cảm. Sau đó, bác sĩ sẽ chụp X-quang bụng. Tia X sẽ cung cấp hình ảnh chi tiết của ruột, cho phép bác sĩ tìm kiếm các dấu hiệu viêm và tổn thương dễ dàng hơn. Phân của trẻ cũng có thể được kiểm tra để tìm sự hiện diện của máu. Xét nghiệm này được gọi là xét nghiệm phân guaiac.

Bác sĩ cũng có thể yêu cầu một số xét nghiệm máu nhất định để đo lượng tiểu cầu và số lượng bạch cầu của trẻ. Tiểu cầu làm cho máu có thể đông lại. Các tế bào máu trắng giúp chống nhiễm trùng. Mức tiểu cầu thấp hoặc số lượng bạch cầu cao có thể là dấu hiệu của viêm ruột hoại tử.

Bác sĩ có thể cần đưa kim vào khoang bụng của em bé để kiểm tra chất lỏng trong ruột. Nếu xuất hiện dịch ruột, có nghĩa là bạn có một lỗ thủng ở ruột.

Những phương pháp nào dùng để điều trị viêm ruột hoại tử?

Có rất nhiều cách khác nhau để điều trị viêm ruột hoại tử. Kế hoạch điều trị cụ thể cho trẻ sẽ phụ thuộc vào một số yếu tố, bao gồm:

  • Mức độ nghiêm trọng của bệnh;
  • Tuổi của trẻ ;
  • Sức khỏe tổng thể của con bạn.

Trong hầu hết các trường hợp, bác sĩ sẽ yêu cầu bạn ngừng cho con bú. Em bé sẽ nhận được nước và chất dinh dưỡng qua đường tĩnh mạch. Trẻ có thể cần sử dụng thuốc kháng sinh để chống nhiễm trùng. Nếu trẻ bị khó thở do bụng bị sưng, bác sĩ sẽ cho thở oxy hoặc hỗ trợ hô hấp.

Phẫu thuật có thể cần thiết trong trường hợp viêm ruột hoại tử nặng. Các thủ thuật liên quan đến việc loại bỏ các phần bị hư của ruột.

Trong suốt quá trình điều trị, trẻ sẽ được theo dõi chặt chẽ. Bác sĩ sẽ thực hiện chụp X-quang và xét nghiệm máu thường xuyên để đảm bảo bệnh không trở nặng hơn.

6. Chế độ sinh hoạt phù hợp

Những thói quen sinh hoạt nào giúp bạn quản lý viêm ruột hoại tử?

Hiện nay, không có cách nào ngăn ngừa viêm ruột hoại tử. Tuy nhiên, các nghiên cứu cho thấy rằng những trẻ sơ sinh chỉ bú sữa mẹ (không bú sữa bột), ít có khả năng phát triển bệnh này hơn. Đó là lý do tại sao các bác sĩ khuyên bạn nên cho trẻ có nguy cơ cao bú sữa mẹ, bắt đầu với một lượng nhỏ.

Trên đây là một số thông tin liên quan đến bệnh viêm ruột hoại tử, hy vọng bài viết sẽ hữu ích cho các bạn trong quá trình tìm hiểu.

Ngày:01/10/2020 Chia sẻ bởi:Phuong

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM