Bệnh túi thừa Meckel - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị

Túi thừa Meckel là bệnh bẩm sinh xảy ra khi có túi nhỏ phình ra ngoài thành ruột non. Túi nhỏ này thường dài từ 2,5 đến 5cm. Túi thừa có thể được tạo nên từ mô giống với mô của dạ dày hoặc tụy. Cùng eLib.VN tìm hiểu bài viết dưới đây để hiểu rõ hơn về bệnh lý này nhé!

Bệnh túi thừa Meckel - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị

1. Tìm hiểu chung

Túi thừa Meckel là bệnh bẩm sinh xảy ra khi có túi nhỏ phình ra ngoài thành ruột non. Túi nhỏ này thường dài từ 2,5 đến 5cm. Túi thừa có thể được tạo nên từ mô giống với mô của dạ dày hoặc tụy. Nếu mô này là mô giống với dạ dày, chúng sẽ tạo axit dạ dày gây loét hoặc chảy máu niêm mạc ruột non. Ngoài ra, túi thừa Meckel và các túi thừa khác đều có thể bị viêm hoặc gây lồng ruột.

2. Triệu chứng thường gặp

Các triệu chứng thường gặp của túi thừa Meckel bao gồm:

Đau bụng (từ nhẹ đến nặng); Phân có lẫn máu; Buồn nôn và nôn mửa.

Bạn có thể gặp các triệu chứng khác không được đề cập. Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào về các dấu hiệu bệnh, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ.

Nên gọi bác sĩ hoặc đến bệnh viện nếu bạn hoặc con bạn bị đau bụng, choáng váng, thấy máu trong phân. Cơ địa và tình trạng bệnh lý có thể khác nhau ở nhiều người. Hãy luôn thảo luận với bác sĩ để được chỉ định phương pháp chẩn đoán, điều trị và xử lý tốt nhất dành cho bạn.

3. Nguyên nhân gây bệnh

Túi thừa Meckel là bệnh bẩm sinh. Đây là kết quả của sự phát triển bất thường trong đường tiêu hóa ở bào thai. Cụ thể hơn, khi các mô trong đường tiêu hóa không tiêu biến hết trước khi sinh, túi thừa này sẽ được hình thành.

4. Nguy cơ mắc phải

Những ai thường mắc phải túi thừa Meckel?

Cứ 100 trẻ được sinh ra thì có 3 trẻ có túi thừa Meckel. Đây là dị tật bẩm sinh của hệ tiêu hóa phổ biến nhất. Bé trai gặp biến chứng của túi thừa Meckel cao hơn bé gái từ ba đến bốn lần. Hãy tham khảo ý kiến bác sĩ để biết thêm thông tin chi tiết đối với trường hợp của bạn.

Những yếu tố nào làm tăng nguy cơ mắc túi thừa Meckel?

Hiện nay, các nhà khoa học vẫn chưa tìm ra các yếu tố nguy cơ mắc túi thừa Meckel. Tuy nhiên, không có các yếu tố nguy cơ bệnh không có nghĩa là bạn không thể mắc bệnh. Bạn nên hỏi ý kiến bác sĩ chuyên khoa để biết thêm chi tiết.

5. Điều trị hiệu quả

Những kỹ thuật y tế nào dùng để chẩn đoán túi thừa Meckel?

Bác sĩ sẽ chẩn đoán bạn có bị túi thừa Meckel hay không bằng các phương pháp sau:

Xét nghiệm máu toàn bộ; Xét nghiệm tìm máu ẩn trong phân; Chụp cắt lớp (CT) vùng bụng; Chụp xạ hình Technetium.

Những phương pháp nào dùng để điều trị túi thừa Meckel?

Bệnh nhân có túi thừa Meckel nhưng không có triệu chứng hoặc biến chứng không cần phải điều trị. Bác sĩ sẽ tiến hành cắt bỏ phần ruột non có túi thừa khi nó gây ra các biến chứng khác. Ngoài ra, thuốc kháng sinh cũng có thể được dùng điều trị các biến chứng như tắt ruột hoặc nhiễm trùng đường ruột.

6. Chế độ sinh hoạt phù hợp

Để kiểm soát diễn tiến túi thừa Meckel, bạn nên chú ý một số vấn đề sau:

Tái khám đúng lịch hẹn để được theo dõi diễn tiến các triệu chứng cũng như tình trạng sức khỏe của bạn; Nghe theo hướng dẫn của bác sĩ, không được tự ý uống thuốc không được chỉ định hoặc tự ý bỏ thuốc trong toa được kê cho bạn.

Trên đây là một số thông tin liên quan đến Túi thừa Meckel, hy vọng bài viết sẽ hữu ích cho các bạn trong quá trình tìm hiểu và điều trị bệnh!

Ngày:09/09/2020 Chia sẻ bởi:Oanh

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM