Bệnh lao ruột - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị

Lao ruột là một thể bệnh lao ngoài phổi. Lao ruột thường không có triệu chứng hoặc chỉ có dấu hiệu đau bụng, co thắt và sụt cân. Những người bị lao ruột thường cũng có các bộ phận khác bị nhiễm lao chẳng hạn như trong phổi. Để hiểu rõ hơn về bệnh lý này, mời các bạn tham khảo bài viết dưới đây.

Bệnh lao ruột - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị

1. Tìm hiểu chung

Lao ruột là bệnh gì?

Lao là một bệnh nhiễm khuẩn rất phổ biến, đặc biệt là ở các nước đang phát triển và có thể gây ra nhiều triệu chứng bao gồm các triệu chứng đường ruột. Lao là bệnh truyền nhiễm và cần phải đánh giá y tế và điều trị ngay lập tức. Thông thường, vi khuẩn gây bệnh lao nhiễm vào phổi gây ra ho mạn tính, sụt cân và các triệu chứng khác. Tuy nhiên, đôi khi bệnh có thể gây ra những triệu chứng được gọi là lao ngoài phổi, nhiễm trùng các hạch bạch huyết và các cơ quan khác chẳng hạn như ruột.

Lao ruột đặc biệt phổ biến trong các quốc gia đang phát triển. Lao ruột thường không có triệu chứng hoặc chỉ có dấu hiệu đau bụng, co thắt và sụt cân. Những người bị lao ruột thường cũng có các bộ phận khác bị nhiễm lao chẳng hạn như trong phổi.

Bạn cần đi khám bác sĩ thường xuyên để được chẩn đoán và điều trị sớm. Ngoài  việc bắt đầu điều trị lao, thường đòi hỏi phải dùng nhiều loại thuốc cùng một lúc trong nhiều tháng, bạn cần phải được chẩn đoán để xem có mắc phải trình trạng sức khỏe nào có nguy cơ cao gây ra bệnh lao hay không, chẳng hạn như nhiễm virus HIV.

2. Triệu chứng

Những dấu hiệu và triệu chứng của bệnh lao ruột là gì?

Các triệu chứng của lao ruột không đặc hiệu, thường gặp nhất là đau bụng toàn bộ hay khu trú. Các triệu chứng khác bao gồm sụt cân, đổ mồ hôi đêm, sốt, nôn mửa, suy nhược, tiêu chảy, táo bón hoặc chảy máu trực tràng. Tiêu chảy xuất hiện phổ biến hơn khi bị loét. Đau quặn bụng với chứng sôi bụng xảy ra do tắc nghẽn đường ruột một phần là do hẹp. Thủng ruột có biểu hiện đau bụng cấp. Lao tá tràng giống loét dạ dày tá tràng hoặc biểu hiện như tắc nghẽn dạ dày.

Bạn có thể gặp các triệu chứng khác không được đề cập. Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào về các dấu hiệu bệnh, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ.

Khi nào bạn cần gặp bác sĩ?

Nếu bạn có bất kỳ dấu hiệu hoặc triệu chứng nêu trên hoặc có bất kỳ câu hỏi nào, xin vui lòng tham khảo ý kiến bác sĩ. Cơ địa mỗi người là khác nhau. Vì vậy hãy hỏi ý kiến bác sĩ để lựa chọn được phương án thích hợp nhất.

3. Nguyên nhân

Nguyên nhân nào gây ra lao ruột?

Lao ruột có thể xảy ra nguyên phát hoặc thứ phát từ lao cơ quan khác. Lao ruột nguyên phát gây ra bởi vi khuẩn ở bò rất hiếm do sữa được thanh trùng trở nên phổ biến, lao ruột thứ phát phổ biến hơn và thường là do nuốt phải đờm bị nhiễm.

Các trực khuẩn lao được bảo vệ khỏi dịch tiêu hóa trong dạ dày bằng lớp áo chất béo và do đó có thể đi vào ruột non và gây nhiễm hồi tràng (khu vực hồi manh tràng), hỗng tràng và tá tràng theo tần số giảm dần. Sự dư thừa của các mô bạch huyết, ứ đọng và lượng vi khuẩn tiêu hóa ít là nguyên nhân chính gây ra bệnh lao ở hồi tràng.

Tình trạng vi khuẩn lây lan qua đường máu đến ruột xảy ra trong lao kê và lao ruột cũng có thể là kết quả của việc lây lan từ cơ quan lân cận.

Trực khuẩn lao ngủ yên có thể bị kích hoạt nếu hệ miễn dịch ký chủ suy giảm.

4. Nguy cơ mắc phải

Những ai thường mắc bệnh lao ruột?

Lao ruột có thể ảnh hưởng đến bất kì ai trong mọi lứa tuổi. Bạn có thể kiểm soát bệnh này bằng cách giảm thiểu các yếu tố nguy cơ. Hãy tham khảo bác sĩ để biết thêm thông tin chi tiết.

Những yếu tố nào làm tăng nguy cơ mắc bệnh lao ruột?

Có nhiều yếu tố làm tăng nguy cơ mắc lao ruột, chẳng hạn như:

  • Nhiễm HIV, virus gây ra bệnh AIDS và làm suy yếu hệ miễn dịch;
  • Đái tháo đường;
  • Trọng lượng cơ thể thấp;
  • Ung thư đầu cổ, bệnh bạch cầu hoặc bệnh Hodgkin;
  • Một số phương pháp điều trị bao gồm corticosteroid hoặc một số loại thuốc được sử dụng cho các bệnh tự miễn hoặc viêm mạch như viêm khớp dạng thấp hoặc lupus gây ức chế hệ miễn dịch. Nhiễm bụi phổi silic, tình trạng hô hấp do hít phải bụi silic

5. Chẩn đoán và điều trị

Những thông tin được cung cấp không thể thay thế cho lời khuyên của các chuyên viên y tế. Hãy luôn tham khảo ý kiến bác sĩ.

Những kỹ thuật y tế nào dùng để chẩn đoán bệnh lao ruột?

Các phương pháp dùng để chẩn đoán bệnh gồm:

Xét nghiệm: thiếu máu, tăng tế bào lympho và tỷ lệ lắng hồng cầu cao là dấu hiệu phổ biến ở những bệnh nhân bị bệnh lao X-quang: X-quang ngực có thể phát hiện bệnh lao Thụt tháo bằng barium và uống barium Chụp mạch lympho: X-quang kiểm tra các mạch hệ thống bạch huyết sau khi tiêm một chất đục để chụp X-quang Siêu âm Chụp CT: CT có thể hữu ích trong việc loại trừ sự hiện diện của khối u và giúp bác sĩ quan sát phản ứng của bệnh trong thời gian hóa trị Chụp Galium citrate giúp phát hiện viêm thanh mạc và viêm phúc mạc. Nội soi có thể tiết lộ các nốt tổn thương ở các khu vực hồi manh tràng Nội soi ổ bụng Kháng thể huyết thanh có thể được phát hiện bởi các enzyme liên kết khảo nghiệm miễn dịch hoặc bằng xét nghiệm kháng thể huỳnh quang hòa tan kháng nguyên

Những phương pháp nào dùng để điều trị bệnh lao ruột?

Lao ruột được điều trị nội khoa. Phương pháp phẫu thuật được dành riêng cho các biến chứng.

Nội khoa: phác đồ điều trị gồm isoniazid (300mg) và rifampin (600mg) dùng mỗi ngày trong 18-24 tháng. Khi trong đờm xuất hiện số lượng lớn các trực khuẩn háo axit, bạn nên dùng streptomycin 1g/ngày trong 2-3 tháng. Ở những bệnh nhân bị lao phúc mạc, việc bổ sung các thuốc steroid vào phác đồ kháng lao có thể giúp ngăn ngừa tình trạng dính.

Phẫu thuật: tắc nghẽn đường ruột cấp tính, thủng và viêm phúc mạc có thể được điều trị bảo tồn. Phẫu thuật được thực hiện trong giai đoạn cấp tính có tỷ lệ tử vong cao. Nếu có thể chẩn đoán được lao ruột trước phẫu thuật thì phương pháp điều trị tối ưu bao gồm hóa trị tiền phẫu (isoniazid, rifampin và ethambutol) trong 4-6 tuần, sau đó phẫu thuật. Sau khi phẫu thuật, bác sĩ sẽ tiếp tục cho bạn sử dụng hóa trị (isoniazid và rifampin) trong 18 tháng.

6. Chế độ sinh hoạt phù hợp

Những thói quen sinh hoạt nào giúp bạn hạn chế diễn tiến của bệnh lao ruột?

Những người mắc bệnh lao nên nghỉ ngơi ở nhà cho đến khi bác sĩ đồng ý cho quay lại cuộc sống bình thường để tránh lây nhiễm cho người khác, có thể là vài tuần (điều trị sẽ tiếp tục trong vài tháng). Nếu bác sĩ xác nhận bệnh không còn lây nhiễm, bạn có thể trở lại hoạt động bình thường nếu muốn.

Nếu bạn đang được điều trị tại nhà khi bắt đầu điều trị bệnh lao, trong khi bạn vẫn còn có thể lây nhiễm, thì bạn nên cẩn thận để tránh lây cho các thành viên trong gia đình. Vi khuẩn gây bệnh lao lây lan qua không khí. Bạn có thể đeo khẩu trang để che mũi, miệng và che miệng bằng khăn giấy khi ho và hắt hơi, sau đó gói khăn giấy lại, cho vào trong một túi rồi vứt nó đi. Hãy chắc chắn rằng bạn đang ở trong phòng có thông gió đầy đủ để bất kỳ vi khuẩn nào bạn thở ra đều được mang đi. Bạn có thể đặt quạt gió hướng ra cửa sổ để thổi vi khuẩn trong không khí ra khỏi phòng.

Điểm quan trọng nhất là bạn nên uống thuốc đúng giờ. Nếu bạn ngừng dùng một số loại thuốc hoặc bỏ qua một số liều thì sẽ có nguy cơ cao mắc bệnh lao kháng thuốc khó điều trị. Bạn hãy sử dụng một số biện pháp giúp ghi nhớ lịch trình uống thuốc, ghi chép sổ hoặc nhờ người nhà nhắc nhở.

Trên đây là một số thông tin liên quan đến bệnh lao ruột, hy vọng bài viết sẽ hữu ích cho các bạn trong quá trình tìm hiểu và điều trị bệnh!

Ngày:07/10/2020 Chia sẻ bởi:Thanh Nhàn

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM