Luận văn ThS: Một số giải pháp nhằm hoàn thiện hoạt động thu BHXH trên địa bàn tỉnh Phú Thọ

Luận văn thạc sĩ Một số giải pháp nhằm hoàn thiện hoạt động thu BHXH trên địa bàn tỉnh Phú Thọ được hoàn thành với mục tiêu nhằm đánh giá tổng quát thực trạng hoạt động thu BHXH trong giai đoạn từ năm 2003 đến năm 2011 và định hướng phát triển đến năm 2020 tại tỉnh Phú Thọ, những bài học kinh nghiệm, những mặt còn hạn chế, những giải pháp nhằm hoàn thiện hoạt động thu BHXH trong hiện tại và tương lai tại tỉnh Phú Thọ để đạt mục tiêu mọi người lao động thuộc diện phải tham gia BHXH bắt buộc được tham gia BHXH và đảm bảo thực hiện các quy định của Nhà nước về BHXH có hiệu quả. 

Luận văn ThS: Một số giải pháp nhằm hoàn thiện hoạt động thu BHXH trên địa bàn tỉnh Phú Thọ

1. Mở đầu

1.1 Sự cần thiết của đề tài nghiên cứu

Để đảm bảo nguyên tắc thu đúng, thu đủ, thu kịp thời, đáp ứng được những yêu cầu trong công tác quản lý thu BHXH nhằm nâng cao hiệu quả công tác quản lý thu BHXH do vậy tôi chọn đề tài "Một số giải pháp nhằm hoàn thiện hoạt động thu BHXH trên địa bàn tỉnh Phú Thọ". 

1.2 Mục đích nghiên cứu của đề tài

Đánh giá tổng quát thực trạng hoạt động thu BHXH trong giai đoạn từ năm 2003 đến năm 2011 và định hướng phát triển đến năm 2020 tại tỉnh Phú Thọ, những bài học kinh nghiệm, những mặt còn hạn chế, những giải pháp nhằm hoàn thiện hoạt động thu BHXH trong hiện tại và tương lai tại tỉnh Phú Thọ để đạt mục tiêu mọi người lao động thuộc diện phải tham gia BHXH bắt buộc được tham gia BHXH và đảm bảo thực hiện các quy định của Nhà nước về BHXH có hiệu quả. 

1.3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu: Những quy phạm pháp luật về BHXH liên quan đến hoạt động thu BHXH, các quy định nghiệp vụ về quản lý thu BHXH của BHXH Việt Nam được áp dụng trên địa bàn tỉnh Phú Thọ. Vì phạm vi của đề tài rộng nên tôi chỉ tập trung nghiên cứu thực trạng hoạt động thu BHXH bắt buộc (không nghiên cứu quỹ khám chữa bệnh, BHXH tự nguyện và Bảo hiểm thất nghiệp) 

Phạm vi nghiên cứu: Nghiên cứu các vấn đề về thu, nộp BHXH của người lao động, người sử dụng lao động và cơ quan BHXH, các yếu tố ảnh hưởng đến số thu BHXH, đối tượng nộp BHXH, phương thức thu, quy trình tổ chức quản lý thu, nguyên nhân trốn tránh nộp BHXH, những biện pháp chống thất thu BHXH. Phạm vi nghiên cứu của đề tài là tập trung nghiên cứu trên địa bàn tỉnh Phú Thọ trong giai đoạn từ năm 2003 đến năm 2011. 

1.4 Phương pháp nghiên cứu

Phương pháp phân tích tổng hợp

Phương pháp phân tích số liệu

1.5 Ý nghĩa thực tiễn của đề tài

Luận văn đã đóng góp hệ thống các biện pháp khả thi mang ý nghĩa thực tiễn cao nhằm làm tăng số lao động được tham gia BHXH, tăng mức thụ hưởng từ các chế độ, chính sách BHXH của người lao động, góp phần làm tăng số thu, hoàn thiện công tác quản lý thu trên địa bàn tỉnh Phú Thọ. 

2. Nội dung

2.1 Tổng quan về bảo hiểm xã hội và Hoạt động thu bảo hiểm xã hội 

  • Tổng quan về bảo hiểm xã hội 
  • Hoạt động thu bảo hiểm xã hội  
  • Các nhân tố tác động đến hoạt động thu bảo hiểm xã hội 

2.2 Thực trạng hoạt động thu bảo hiểm xã hội trên địa bàn tỉnh Phú Thọ

  • Giới thiệu khái quát về bảo hiểm xã hội tỉnh Phú Thọ
  • Thực trạng hoạt động thu trên địa bàn tỉnh Phú Thọ
  • Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động thu trên địa bàn tỉnh Phú Thọ
  • Đánh giá chung về công tác thu bảo hiểm xã hội tại bảo hiểm xã hội tỉnh Phú Thọ

2.3 Một số giải pháp nhằm hoàn thiện hoạt động thu bảo hiểm xã hội trên địa bàn tỉnh Phú Thọ

  • Phương hướng hoạt động của bảo hiểm xã hội tỉnh Phú Thọ trong thời gian tới
  • Một số nguyên tắc trong việc hoàn thiện hoạt động quản lý thu bảo hiểm xã hội 
  • Một số giải pháp nhằm hoàn thiện hoạt động quản lý thu bảo hiểm xã hội tại địa bàn tỉnh Phú Thọ
  • Một số kiến nghị thực hiện giải pháp

3. Kết luận

Luận văn này đã tập trung làm rõ ba nội dung chính: 

  • Trên cơ sở lý luận chung về BHXH nói chung, luận văn đã phân tích làm rõ sự cần thiết của BHXH, các khái niệm về BHXH, đặc điểm, vị trí và vai trò của BHXH, những kinh nghiệm của một số nước về công tác quản lý thu BHXH
  • Luận văn đã đi sâu phân tích, đánh giá thực trạng hoạt động thu BHXH tại tỉnh Phú Thọ giai đoạn trước và sau năm 1997 
  • Dựa trên định hướng phát triển của ngành BHXH đến năm 2020, dựa trên những mặt còn tồn tại, vướng mắc trong việc phân tích, đánh giá thực trạng hoạt động thu BHXH tại tỉnh Phú Thọ và các bài học kinh nghiệm về công tác quản lý thu BHXH ở trong và ngoài nước, luận văn đã đề xuất một số giải pháp và kiến nghị nhằm hoàn thiện hoạt động thu BHXH ở BHXH tỉnh Phú Thọ tới năm 2020 nhằm từng bước đưa chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước thực sự đi vào cuộc sống. 

4. Tài liệu tham khảo

Bảo hiểm xã hội Việt Nam (1999), Quyết định số 2902/1999/QĐ-BHXH ngày 23 tháng 11 năm 1999 về việc ban hành quy định quản lý thu BHXH thuộc hệ thống Bảo hiểm xã hội Việt Nam

Bảo hiểm xã hội Việt Nam (1999), Quyết định số 2903/1999/QĐ-BHXH ngày 24 tháng 11 năm 1999 về việc ban hành quy định quản lý chi trả các chế độ BHXH thuộc hệ thống Bảo hiểm xã hội Việt Nam

Bộ Tài chính - Tổng Công đoàn Việt Nam (1962), Thông tư liên bộ số 17- TT/LB ngày 9 tháng 6 năm 1962 hướng dẫn cách thức tính nộp kinh phí cho quỹ BHXH. 

Bộ Tài chính (1998), Thông tư số 85/1998/TT-BTC ngày 25 tháng 6 năm 1998 hướng dẫn quy chế quản lý tài chính đối với Bảo hiểm xã hội Việt Nam.  

Chính phủ (1995), Nghị định số 12-CP ngày 26 tháng 1 năm 1995 về việc ban hành Điều lệ BHXH.

--- Nhấn nút TẢI VỀ hoặc XEM ONLINE để tham khảo đầy đủ nội dung Luận văn Thạc sĩ kinh tế trên ---

Ngày:12/08/2020 Chia sẻ bởi:Ngoan

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM