Luận văn ThS: Phân tích chuỗi giá trị Cá tra ở tỉnh An Giang

Luận văn Phân tích chuỗi giá trị Cá tra ở tỉnh An Giang được hoàn thành với mục đích nhằm xác định thực trạng sản xuất, mua bán và tiêu thụ. Phân tích chuỗi giá trị Cá tra ở tỉnh An Giang: Lập sơ đồ chuỗi giá trị, phân tích kinh tế xác định lợi ích các tác nhân tham gia chuỗi theo kênh thị trường tiêu dùng nội địa và xuất khẩu. Đề xuất các giải pháp để thực hiện chiến lược nâng cấp chuỗi giá trị Cá tra ở tỉnh An Giang. 

Luận văn ThS: Phân tích chuỗi giá trị Cá tra ở tỉnh An Giang

1. Mở đầu

1.1 Tính cấp thiết của đề tài 

Để phân tích lợi ích các tác nhân tham gia thị trường và đề xuất những giải pháp cho việc phát triển bền vững của môi trường sinh thái, nguồn lợi tự nhiên, sự ổn định của các vấn đề kinh tế - xã hội và cạnh tranh gay gắt trên thị trường xuất khẩu thủy sản ở tỉnh An Giang, việc nghiên cứu “Phân tích chuỗi giá trị Cá tra ở tỉnh An Giang” hiện nay là rất cần thiết.

1.2 Mục đích và câu hỏi nghiên cứu của đề tài

Mục đích nghiên cứu đề tài: Phân tích lợi ích các tác nhân tham gia thị trường và đề xuất giải pháp nâng cấp chuỗi để phát triển bền vững ngành hàng cá tra tỉnh An Giang. Cụ thể:

  • Xác định thực trạng sản xuất, mua bán và tiêu thụ của các tác nhân chính trong chuỗi ngành hàng Cá tra ở tỉnh An Giang.
  • Phân tích chuỗi giá trị Cá tra ở tỉnh An Giang: Lập sơ đồ chuỗi giá trị, phân tích kinh tế xác định lợi ích các tác nhân tham gia chuỗi theo kênh thị trường tiêu dùng nội địa và xuất khẩu.
  • Xác định những lợi thế và cơ hội; những cản trở và nguy cơ thách thức của các khâu trong chuỗi giá trị.
  • Đề xuất các giải pháp để thực hiện chiến lược nâng cấp chuỗi giá trị Cá tra ở tỉnh An Giang. 

Câu hỏi:

Việc sản xuất và tiêu thụ Cá tra ở tỉnh An Giang như thế nào?

Phân phối lợi ích giữa các tác nhân trong chuỗi có hợp lý chưa?

Những cản trở phải đối mặt cũng như những cơ hội có thể để phát triển ngành hàng của các tác nhân tham gia là gì?

Cần có những giải pháp nào nhằm nâng cấp chuỗi để phát triển bền vững ngành hàng Cá tra ở tỉnh An Giang?

1.3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

Đề tài tập trung vào việc phân tích các hoạt động sản xuất, mua bán, tiêu dùng, kênh thị trường và hiệu quả tài chính của các tác nhân tham gia trong chuỗi giá trị như: trại sản xuất cung cấp cá giống; người nuôi cá; thương lái; công ty chế biến và người tiêu dùng. 

Về thời gian: Đề tài sử dụng số liệu sơ cấp được phỏng vấn từ các nông hộ có nuôi Cá tra tại tỉnh An Giang từ tháng 12 năm 2015 đến tháng 6 năm 2016

Về không gian: Đề tài được thực hiện trong phạm vi tỉnh An Giang.

1.4 Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài

Biết được hiện trạng thị trường Cá tra, xác định được những lợi ích các tác nhân tham gia chuỗi theo kênh thị trường tiêu thụ nội địa và xuất khẩu. Tìm ra những cản trở và cơ hội chính cho sự phát triển ngành hàng, từ đó có những đề xuất cho định hướng phát triển ngành hàng Cá tra của tỉnh An Giang.

1.5 Tổng quan lĩnh vực nghiên cứu

Nội dung nghiên cứu của đề tài bao gồm: mô tả cấu trúc thị trường nội địa của Cá da trơn Đồng Bằng Sông Cửu Long, phân tích kênh phân phối và các hoạt động giữa các tác nhân tham gia trong kênh thị trường, đánh giá hiệu quả kênh phân phối, và đề ra một số kiến nghị để cải thiện hiệu quả kênh phân phối Cá da trơn ở Đồng Bằng Sông Cửu Long.

2. Nội dung

2.1 Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu

  • Khái quát về chuỗi giá trị
  • Tiến trình nghiên cứu
  • Phương pháp nghiên cứu

2.2 Phân tích chuỗi giá trị cá tra ở tỉnh An Giang

  • Tổng quan về địa bàn nghiên cứu – Thực trạng sản xuất, chế biến, tiêu thụ Cá tra tỉnh An Giang
  • Phân tích chuỗi giá trị Cá tra của tỉnh An Giang
  • Phân tích kinh tế chuỗi.
  • Phân tích ma trận SWOT

2.3 Một số giải pháp phát triển chuỗi giá trị Cá tra ở tỉnh An Giang

  • Chiến lược nâng cấp chuỗi giá trị
  • Các giải pháp phát triển chuỗi giá trị Cá tra ở tỉnh An Giang 

3. Kết luận và kiến nghị

3.1 Kết luận

Hiện tại trong toàn chuỗi thì người sản xuất cá giống và người nuôi Cá tra thương phẩm đối mặt với rất nhiều rủi ro, thua lỗ.

Lợi nhuận và thu nhập chuỗi phân bổ chưa hợp lý giữa các tác nhân trong chuỗi, chủ yếu tập trung cho các công ty chế biến.

An Giang có được lợi thế về tài nguyên thiên nhiên (sông ngòi, đồng bằng,..), về con người, chi phí sản xuất thấp, tiềm năng phát triển ngành hàng cá tra còn rất lớn. Tuy nhiên, tình trạng ô nhiễm môi trường, sự cạnh tranh quyết liệt về thương hiệu, thị trường tiêu thụ và luật lệ buôn bán của các nước vẫn còn phức tạp, đó là những thách thức không nhỏ.

Để phát triển bền vững và tăng lợi nhuận chuỗi cũng như tăng sức cạnh tranh sản phẩm Cá tra trên thị trường, cần có chiến lược nâng cấp chuỗi “Chiến lược giảm chi phí và cải tiến chất lượng”.

3.2 Kiến nghị

Công ty chế biến xuất khẩu

  • Tích cực tham gia các đoàn khảo sát thị trường, xúc tiến thương mại, các Hội chợ triển lãm quốc tế chuyên ngành, các hội thảo, diễn đàn doanh nghiệp do các cơ quan xúc tiến thương mại trong nước tổ chức để tìm được những đối tác tin cậy.
  • Có sự liên kết, thống nhất về giá để xây dựng mạng lưới phân phối tại một số thị trường trọng điểm, tránh tình trạng mạnh ai nấy làm, phá giá giành khách.
  • Đảm bảo chất lượng hàng hóa xuất khẩu luôn ổn định để giữ chữ tín và tránh được những khó khăn khi cơ quan chức năng của nước sở tại kiểm tra tiêu chuẩn chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm. 

Đối với chính quyền, địa phương tỉnh An Giang

  • Ngân hàng cần có chính sách hỗ trợ cho vay vốn đối với ngươi nuôi, đặc biệt là các cơ sở sản xuất giống để họ có điều kiện thuận lợi đầu tư, cải tạo chất lượng con giống.
  • Chính quyền địa phương ban hành những chính sách thích hợp nhằm hỗ trợ các hộ nuôi thủy sản thương phẩm có quy mô lớn như hỗ trợ nguồn vốn với lãi suất ưu đãi
  • Bố trí nhân sự phù hợp phục vụ cho hoạt động thanh tra chuyên ngành thủy sản 
  • Có chính sách khuyến khích hỗ trợ cụ thể cho việc nuôi theo tiêu chuẩn VietGAP

Đối với Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn 

  • Phân cấp lại thẩm quyền quản lý cơ quan quản lý địa phương, trả nhiệm vụ thú y thủy sản về cho Chi cục Thủy sản để thống nhất quản lý tại khâu giống cũng như khâu nuôi thương phẩm.
  • Các cơ quan chuyên môn cần hỗ trợ cho người nuôi kỹ thuật, đánh giá, đào tạo, tư vấn, để thực hiện theo các quy định liên quan đến quản lý chất lượng trong nuôi trồng thủy sản và có chính sách hỗ trợ theo vùng có trọng điểm để hỗ trợ người nuôi thực hiện các tiêu chuẩn về chất lượng.
  • Tăng cường công tác quản lý đối với các đơn vị làm dịch vụ tư vấn thực hiện các tiêu chuẩn về chất lượng tránh tình trạng các đơn vị này tự đặt ra mức phí quá cao. 
  • Ban hành nhãn cho sản phẩm cá tra sản xuất theo quy trình VietGAP và kèm quy định sử dụng. 

4. Tài liệu tham khảo

Châu Thành Bảo và Đỗ Văn Xê, 2009. Phân tích thị trường người nuôi cá da trơn ở Đồng bằng sông Cửu Long. Tạp chí khoa học Trường Đại học Cần Thơ.

Chi cục thủy sản. Báo cáo về tình hình sản xuất và tiêu thụ cá tra qua các năm 2011, 2012, năm 2013, năm 2014, năm 2015, An Giang 

Cục Thống kê. Báo cáo kết quả điều tra thủy sản từ năm 2011 đến năm 2015, An Giang.

Đoàn Văn Hổ, 2009. Phân tích chuỗi giá trị cá tra tỉnh An Giang. Luận văn thạc sỹ, Khoa Phát triển Nông thôn, Trường Đại học Cần Thơ 

Võ Thị Thanh Lộc (2008), Phân tích chuỗi giá trị Cá tra vùng Mê Kông, An Giang.

5. Phụ lục

Danh sách đáp viên

Phiếu phỏng vấn trại giống

Phiếu phỏng vấn người nuôi cá

Phiếu phỏng vấn thương lái mua cá

Phiếu phỏng vấn doanh nghiệp

--- Nhấn nút TẢI VỀ hoặc XEM ONLINE để tham khảo đầy đủ nội dung Luận văn Thạc sĩ kinh tế trên ---

Ngày:13/08/2020 Chia sẻ bởi:Denni

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM