Bệnh lao xương và khớp - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị

Lao cơ xương (lao xương và khớp hay thường được gọi là lao xương) là loại lao ngoài phổi phổ biến thứ 3 sau bệnh màng phổi và bạch huyết. Cột sống là nơi phổ biến nhất bị ảnh hưởng, tiếp theo là hông và đầu gối. Bài viết dưới đây sẽ nói rõ hơn về triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị của bệnh, mời các bạn tham khảo!

Bệnh lao xương và khớp - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị

1. Tìm hiểu chung

Lao xương và khớp (lao cơ xương) là bệnh gì?

Lao là một bệnh truyền nhiễm do vi khuẩn mycobacterium tuberculosis. Lao chủ yếu ảnh hưởng đến hệ hô hấp và hệ tiêu hóa, nhưng cũng có thể lây lan qua đường máu đến các cơ quan khác. Do đó nó được gọi là bệnh lao ngoài phổi. Lao cơ xương (lao xương và khớp hay thường được gọi là lao xương) là loại lao ngoài phổi phổ biến thứ 3 sau bệnh lao màng phổi và bạch huyết.

Cột sống là nơi phổ biến nhất bị ảnh hưởng, tiếp theo là hông và đầu gối.

Tại cột sống, thông thường là thân đốt sống và đĩa đệm ở vùng thắt lưng sẽ bị ảnh hưởng. Các khu vực khác như đốt sống cổ, xương cùng và khớp cùng chậu có thể bị ảnh hưởng. Xương sườn, xương chậu, các xương nhỏ bàn tay và bàn chân, xương dài, khớp ức đòn, xương ức và túi hoạt dịch cũng có thể bị nhiễm lao.

Đôi khi, người bệnh có nhiều hơn một vị trí bị ảnh hưởng bởi lao cơ xương nên được gọi là lao xương đa ổ.

Mức độ phổ biến của bệnh lao xương và khớp (lao cơ xương)

Bệnh lao cơ xương có thể xảy ra ở mọi lứa tuổi và lây nhiễm bất kỳ phần xương nào trong cơ thể. Hãy thảo luận với bác sĩ để biết thêm thông tin.

2. Triệu chứng

Những dấu hiệu và triệu chứng của bệnh lao xương và khớp (lao cơ xương) là gì?

Các triệu chứng phổ biến nhất là đau tại chỗ, thường ở phía sau cột sống là nơi hay bị ảnh hưởng nhất. Các triệu chứng khác có thể bao gồm sốt và sụt cân. Một áp xe lạnh, sưng mà không viêm, thường liên quan đến lao xương. Do một số triệu chứng không đặc hiệu cho lao xương, việc chẩn đoán thường khó khăn.

Một số người bị nhiễm bệnh mà không có bất kỳ triệu chứng nào. Một số người có thể có co thắt cơ bắp và dịch mủ từ xoang. Dịch từ xoang là dấu hiệu của nhiễm trùng mãn tính.

Bạn có thể gặp các triệu chứng khác không được đề cập. Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào về các dấu hiệu bệnh, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ.

Khi nào bạn cần gặp bác sĩ?

Nếu bạn có bất kỳ dấu hiệu hoặc triệu chứng nêu trên hoặc có bất kỳ câu hỏi nào, xin vui lòng tham khảo ý kiến bác sĩ. Cơ địa mỗi người là khác nhau. Vì vậy hãy hỏi ý kiến bác sĩ để lựa chọn được phương pháp thích hợp nhất.

3. Nguyên nhân

Nguyên nhân nào gây ra bệnh lao xương và khớp (lao cơ xương)?

Mycobacterium tuberculosis là loại vi sinh vật gây bệnh lao cơ xương phổ biến nhất. Nhiễm trùng ở cơ quan cơ xương luôn có thể xuất phát từ ổ bệnh khác, thường là phổi hoặc các hạch bạch huyết trung thất.

Các vi sinh vật lây lan qua dòng máu và đọng lại ở xương (thường gần sụn đầu xương, màng hoạt dịch). Khi chúng sinh sôi nảy nở, chúng tạo thành ‘củ lao’ (hoại tử trung tâm được bao quanh bởi các tế bào biểu mô, tế bào khổng lồ và các tế bào đơn nhân).

Có hai loại tổn thương vi phẫu của lao cơ xương được gọi là:

  • Loại hoại tử tiết dịch – hoại tử và hình thành áp xe lạnh;
  • Loại sinh sôi nhanh chóng – tăng sinh tế bào với hoại tử tối thiểu như các u lao hạt.

Các loại tổn thương hình thành phụ thuộc vào cách cơ thể đối phó với vi khuẩn hoặc khả năng miễn dịch.

4. Chẩn đoán & Điều trị

Những thông tin được cung cấp không thể thay thế cho lời khuyên của các chuyên viên y tế. Hãy luôn tham khảo ý kiến bác sĩ.

Những kỹ thuật y tế nào dùng để chẩn đoán lao xương và khớp (lao cơ xương)?

Biểu hiện của lao cơ xương có thể không thể hiện rõ trong thời gian dài. Việc chẩn đoán có thể khó nắm bắt và bị trì hoãn vì ban đầu bệnh lao có thể không được xem xét trong chẩn đoán phân biệt.

Chẩn đoán sớm bệnh xương và khớp rất quan trọng để giảm thiểu nguy cơ dị tật và nâng cao kết quả điều trị. Sự ra đời của các chẩn đoán hình ảnh mới, bao gồm MRI (chụp hình ảnh chọn lọc) và CT, đã tăng cường việc đánh giá chẩn đoán bệnh nhân bị bệnh lao cơ xương và sinh thiết tại khu vực bị ảnh hưởng của hệ thống cơ xương.

Những phương pháp nào dùng để điều trị lao xương và khớp (lao cơ xương)?

Mục tiêu của điều trị là:

  • Kiềm chế và loại bỏ nhiễm trùng ;
  • Giảm đau;
  • Bảo tồn và khôi phục chức năng xương và khớp ;
  • Bảo tồn và phục hồi chức năng thần kinh (trong trường hợp cột sống).

Điều trị cơ bản là phối hợp các thuốc kháng lao với:

  • Hóa trị;
  • Nghỉ ngơi
  • Kéo giãn hoặc nẹp bất cứ khi nào cần thiết

Các bài tập vận động hoặc hỗ trợ các khớp liên quan trong suốt thời gian chữa bệnh.

Giai đoạn nghỉ ngơi ban đầu được giám sát chặt chẽ với vận động từ từ.

Điều trị ban đầu cần được giám sát, do đó bệnh nhân phải nhập viện. Sau đó, bạn có thể được kéo hoặc nẹp để chăm sóc phần xương bị ảnh hưởng và được hướng dẫn để tự chăm sóc tại nhà.

Do vậy giai đoạn đầu nhập viện cho phép điều trị giám sát. Điều trị có thể tiếp tục tại nhà. Có sẵn các công thức phối hợp các loại thuốc kháng lao khác nhau.

Can thiệp phẫu được yêu cầu khi bệnh nhân không đáp ứng với thuốc điều trị thử. Phẫu thuật nhằm loại bỏ các mô bị bệnh và giảm lượng vi khuẩn, giúp cho việc đáp ứng thuốc tăng lên.

Phẫu thuật cũng có thể được thực hiện nếu kết quả điều trị không đạt yêu cầu hoặc xuất hiện một biến dạng không thể chấp nhận được sau điều trị. Bạn cũng cần được phẫu thuật nếu bị mất khả năng vận động rất nghiêm trọng gây cản trở các hoạt động trong cuộc sống hàng ngày.

Nếu có cột sống không ổn định, bạn cũng cần được phẫu thuật.

Hầu hết các bệnh nhân được chữa khỏi với dòng thuốc kháng lao đầu tiên nhưng một số ít có thể phát triển đa kháng thuốc và yêu cầu dòng thuốc thứ hai. Bác sĩ sẽ lựa chọn loại thuốc kháng lao phù hợp cho bạn. Bổ sung dinh dưỡng cũng rất cần thiết trong quá trình điều trị lao.

5. Chế độ sinh hoạt phù hợp

Những thói quen sinh hoạt nào giúp bạn kiểm soát lao xương và khớp (lao cơ xương)?

Lối sống và các biện pháp khắc phục tại nhà sau có thể giúp bạn đối phó với bệnh lao xương và khớp (lao cơ xương):

Ăn uống lành mạnh bao gồm bổ sung protein và chất dinh dưỡng khác có trong trứng, cá, ngũ cốc, rau, trái cây. Tránh những nơi đông đúc. Nghỉ ngơi vài tháng. Bỏ rượu và thuốc lá. Tránh đồ uống có ga hay quá nhiều cà phê và trà.

Trên đây là một số thông tin liên quan đến bệnh lao xương khớp, hy vọng bài viết sẽ hữu ích cho các bạn trong quá trình tìm hiểu và điều trị bệnh!

Ngày:07/10/2020 Chia sẻ bởi:Nhi

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM