Chụp tủy sống - Quy trình thực hiện và những lưu ý cần biết

Chụp tủy sống là một thủ thuật sử dụng tia X và một chất nhuộm màu đặc biệt gọi là chất cản quang để tạo nên những hình ảnh của các xương và khoang chứa dịch lỏng (khoang dưới màng nhện) nằm giữa các xương của cột sống (ống sống). Vậy phương pháp này được thực hiện nhằm mục đích gì?  Kết quả có ý nghĩa như thế nào? Mời các bạn tham khảo bài viết dưới đây.

Chụp tủy sống - Quy trình thực hiện và những lưu ý cần biết

Tên kĩ thuật y tế: Chụp tủy sống

Bộ phận cơ thể/Mẫu thử: Xương, khoang dưới nhện

1. Tìm hiểu chung

Chụp tủy sống là gì?

Chụp tủy sống là một thủ thuật sử dụng tia X và một chất nhuộm màu đặc biệt gọi là chất cản quang để tạo nên những hình ảnh của các xương và khoang chứa dịch lỏng (khoang dưới màng nhện) nằm giữa các xương của cột sống (ống sống). Chụp tủy sống có thể được thực hiện để tìm khối u, nhiễm trùng, các vấn đề về cột sống như thoát vị đĩa đệm, hoặc hẹp ống sống gây ra bởi bệnh viêm khớp.

Ống sống chứa tủy sống, các rễ thần kinh cột sống, và khoang dưới nhện.

Trong suốt quá trình xét nghiệm, chất cản quang được bơm vào trong khoang dưới nhện bằng một kim tiêm nhỏ. Chất cản quang di chuyển trong khoang này để các rễ thần kinh và tủy sống có thể được nhìn thấy rõ hơn. Hình ảnh này có thể được lấy trước và sau khi sử dụng chất cản quang. Để có thêm thông tin từ thủ thuật này, chụp CT có thể được thực hiện sau khi chụp X-quang, trong lúc chất cản quang vẫn còn trong cơ thể bạn.

Khi nào bạn nên thực hiện chụp tủy sống?

Chụp tủy sống có thể được thực hiện để đánh giá tủy sống, khoang dưới nhện, hoặc các cấu trúc khác để tìm những bất thường, nhất là khi các xét nghiệm khác, như là chụp X-quang tiêu chuẩn (là thủ thuật chụp X-quang cột sống thông thường, không sử dụng thuốc cản quang) không đủ để giúp bác sĩ chẩn đoán và điều trị bệnh. Chụp tủy sống có thể được sử dụng để đánh giá nhiều bệnh lý, bao gồm những bệnh sau:

Thoát vị đĩa đệm (đĩa đệm nhô ra và chèn ép vào dây thần kinh và/hoặc tủy sống); Tủy sống hoặc các khối u não; Nhiễm trùng và/hoặc viêm các mô ở xung quanh tủy sống và não bộ; Hẹp cột sống (sự thoái hóa và phù các xương và các mô xung quanh tủy sống làm cho ống sống của bạn bị hẹp lại); Viêm dính cột sống (một bệnh ảnh hưởng đến cột sống, làm các xương dính lại với nhau); Gai xương; Viêm khớp liên đốt; Bệnh thoái hóa đĩa đệm; Nang (những bọc lành tính có thể chứa dịch); Rách hoặc chấn thương rễ thần kinh sống; Viêm màng nhện (sự viêm của lớp màng mỏng bao phủ não bộ của bạn).

Có thể có nhiều lý do khác nữa khiến bác sĩ khuyên bạn chụp tủy sống.

2. Điều cần thận trọng

Bạn nên biết những gì trước khi thực hiện chụp tủy sống?

Giới hạn rõ ràng nhất của chụp tủy sống đó là nó chỉ cho phép bác sĩ thấy những hình ảnh bên trong ống sống và các rễ thần kinh xuất phát từ ống sống của bạn. Những bất thường nằm ngoài khu vực này được đánh giá tốt hơn thông qua CT hoặc MRI. MRI tối ưu hơn so với chụp tủy sống trong việc đánh giá những bệnh lý bên trong tủy sống của bạn.

Chụp CT hoặc MRI có thể thay thế cho chụp tủy sống ở rất nhiều trường hợp.

Chụp tủy sống thường được thực hiện với chụp CT để có được những hình ảnh chi tiết hơn về cột sống.

Nếu một khối u được nhìn thấy trên hình chụp tủy sống hoặc nếu chọc dò tủy sống thắt lưng làm tắc nghẽn ống sống, bạn có thể cần phải phẫu thuật ngay lập tức.

Lý do khiến bạn không thể làm xét nghiệm hoặc lý do tại sao các xét nghiệm này không hữu ích bao gồm:

Bạn đang mang thai. Chụp tủy sống thường không được thực hiện trong suốt quá trình mang thai vì các bức xạ có thể gây hại cho sự phát triển của em bé (thai nhi); Bạn không thể nằm yên trong quá trình xét nghiệm; Bạn đã từng phẫu thuật cột sống trước đây hoặc vẹo cột sống, viêm khớp nặng hoặc có một số loại chấn thương hoặc khuyết tật cột sống khá Những tình trạng này sẽ gây trở ngại trong việc đặt kim và chất cản quang vào ống sống.

Trước khi tiến hành kỹ thuật y tế này, bạn nên hiểu rõ các cảnh báo và lưu ý. Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ để có thêm thông tin và hướng dẫn cụ thể.

3. Quy trình thực hiện

Bạn nên chuẩn bị gì trước khi thực hiện chụp tủy sống?

Bác sĩ sẽ cung cấp cho bạn những hướng dẫn chi tiết làm thế nào để chuẩn bị cho chụp tủy sống. Bạn nên thông báo cho các bác sĩ của bạn về bất cứ loại thuốc nào bạn đang dùng và bạn có dị ứng gì không, đặc biệt là với các chất cản quang có gắn iod. Bạn cũng báo cho bác sĩ của bạn về những bệnh gần đây hoặc  những tình trạng bệnh lý khác.

Cụ thể hơn, bác sĩ cần biết nếu:

Bạn đang dùng các loại thuốc mà cần phải ngưng vài ngày trước khi thực hiện thủ thuật; Liệu bạn có tiền căn phản ứng với các chất cản quang được sử dụng trong chụp tủy sống hay khô.

Một số loại thuốc cần phải ngưng sử dụng một đến hai ngày trước khi chụp tủy sống. Bao gồm một số loại thuốc an thần, chống trầm cảm, thuốc chống đông máu, và một số loại thuốc khác. Loại thuốc quan trọng nhất cần phải ngừng ngay là thuốc chống đông máu (kháng đông). Nếu bạn đang sử dụng thuốc chống đông máu, bạn cần nói chuyện với bác sĩ về các biện pháp thay thế trong việc duy trì tính kháng đông khi bạn chuẩn bị thực hiện chụp tủy sống.

Phụ nữ luôn luôn nên thông báo cho bác sĩ biết nếu bạn đang mang thai hoặc nghi ngờ là đang mang thai. Nhiều kĩ thuật hình ảnh học sẽ không được thực hiện trên những phụ nữ mang thai để đảm bảo không gây ảnh hưởng đến thai nhi do sự phơi nhiễm với phóng xạ (tia X). Nếu thực hiện thủ thuật là cần thiết, những biện pháp phòng ngừa sẽ được bác sĩ thực hiện để làm giảm thiểu nguy cơ phơi nhiễm với phóng xạ của em bé của bạn.

Thường thì bác sĩ sẽ đưa lời khuyên cho bạn là uống nước nhiều hơn trước ngày chụp tủy sống dự kiến, vì được cung cấp đủ nước là rất quan trọng. Thức ăn cứng có thể nên được hạn chế vài tiếng trước xét nghiệm, nhưng thức uống thì không.

Bạn có thể cởi một phần hoặc toàn bộ quần áo và mặc một chiếc áo choàng trong suốt quá trình kiểm tra. Bạn cũng có thể được yêu cầu tháo trang sức, tháo niềng răng, kính mắt và bất kỳ vật dụng kim loại hoặc quần áo khác có thể can thiệp vào những hình ảnh chụp X-quang.

Quy trình thực hiện chụp tủy sống như thế nào?

Bạn sẽ được chọc tủy sống để đưa chất cản quang vào ống sống. Bạn phải nằm ngửa hoặc nghiêng trên một chiếc bàn của máy chụp X-quang. Bác sĩ sẽ sát trùng vùng thắt lưng của bạn rồi tiêm thuốc tê vào.

Sau khi vùng này bị tê, một kim tiêm nhỏ sẽ được đưa vào ống sống và một dòng X-quang (hoặc màn huỳnh quang) được sử dụng để giúp bác sĩ đặt kim ở đúng vị trí. Một mẫu của dịch tủy sống có thể được lấy ra trước khi chất cản quang được đưa vào ống sống.

Sau khi chất cản quang được bơm vào, bạn sẽ nằm yên trong khi các hình ảnh X-quang được chụp.

Sau khi có được các hình ảnh, một miếng băng nhỏ sẽ được đặt lên lưng bạn nơi mũi kim tiêm vào. Bạn sẽ được cho biết cần làm gì sau thủ thuật.

Bạn nên làm gì sau khi thực hiện chụp tủy sống?

Thủ thuật này thường mất 30 phút đến 1 tiếng. Bạn cần nằm trên giường và với tư thế đầu cao trong khoảng từ 4 đến 24 tiếng sau thủ thuật. Đau đầu hoặc buồn nôn cũng có thể xảy ra sau khi tiêm thuốc cản quang, mặc dù điều này là hiếm gặp. Để tránh bị co giật, đừng cúi xuống hoặc nằm với đầu thấp hơn thân mình của bạn.

Hạn chế hoạt động gắng sức, ví dụ chạy hoặc nâng các vật nặng, ít nhất là 1 ngày sau thủ thuật.

Uống thật nhiều nước sau đó. Bác sĩ sẽ cung cấp cho bạn các hướng dẫn về việc sử dụng thuốc thường xuyên.

Bạn nên thông báo cho bác sĩ của bạn biết nếu bạn bị sốt cao hơn 38 độ, buồn nôn hay nôn ói nhiều, đau đầu dữ dội kéo dài hơn 24 giờ từ sau thực hiện thủ thuật, bạn bị cứng vùng cổ hoặc tê chân. Bạn cũng nên nói với bác sĩ nếu bạn gặp khó khăn khi đi tiêu hay đi tiểu.

Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào về quy trình thực hiện, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ để được tư vấn và giải đáp.

4. Hướng dẫn đọc kết quả

Kết quả của bạn có ý nghĩa gì?

Bác sĩ sẽ nói với bạn về kết quả kiểm tra.

Kết qu bình thường:

Chất cản quang chảy đều trong ống sống.

Tủy sống có kích thước, vị trí và hình dạng bình thường. Các dây thần kinh tủy sống bình thường.

Không phát hiện hẹp ống sống và tắc nghẽn ống sống.

Kết qu bt thường:

Dòng chất cản quang bị tắc nghẽn hoặc chuyển hướng. Điều này có thể do thoát vị đĩa đệm, hẹp ống sống, chấn thương thần kinh, một áp xe, hoặc khối u.

Viêm màng (màng nhện) bao phủ tủy sống được nhìn thấy.

Một hoặc nhiều dây thần kinh tủy sống bị chèn ép.

Trên đây là một số thông tin về phương pháp chụp tủy sống, hy vọng sẽ hữu ích cho các bạn trong quá trình tìm hiểu và điều trị bệnh. Chúc các bạn sức khỏe!

Ngày:26/10/2020 Chia sẻ bởi:Hoang Oanh Nguyen

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM