Bệnh đau mắt cá chân - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị

Mắt cá chân thường phải chịu trọng lượng của cơ thể và cho phép di chuyển nên nó thường dễ bị chấn thương và đau đớn. Vậy làm thế nào để điều trị và phòng ngừa bệnh hiệu quả? Tham khảo bài viết dưới đây để hiểu rõ hơn nhé!

Bệnh đau mắt cá chân - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị

1. Tìm hiểu chung

Đau mắt cá chân là bệnh gì?

Mắt cá chân thường phải chịu trọng lượng của cơ thể và cho phép di chuyển nên nó thường dễ bị chấn thương và đau đớn.

Bạn có thể cảm thấy đau ở bên trong hoặc bên ngoài xương mắt cá. Đôi khi, cơn đau có thể xuất hiện dọc theo gân Achilles.

Mặc dù tình trạng này thường nhẹ và có thể đáp ứng với các biện pháp điều trị tại nhà, nhưng nó thường mất khá nhiều thời gian để phục hồi. Đối với các tình trạng nghiêm trọng, đặc biệt do chấn thương, bạn nên đến gặp bác sĩ.

2. Triệu chứng

Các triệu chứng đi kèm với đau nhức mắt cá chân là gì?

Các triệu chứng đi kèm sẽ phụ thuộc vào nguyên nhân gây ra tình trạng này, chẳng hạn như:

Trật mắt cá chân: đau, sưng, bầm tím xuất hiện sau khi tập thể dục cường độ cao hoặc lặp đi lặp lại. Viêm gân Achilles: đau ở mắt cá chân và gót chân, đau ở bắp chân khi nhón chân  Viêm bao hoạt dịch: đỏ, sưng và đau nhức âm ỉ Gãy xương mắt cá chân: đau nhói đột ngột, sưng, có tiếng “bốp” trong lúc chấn thương, khó khăn khi đi lại, mắt cá chân ở góc kì lạ

Khi nào bạn nên đến gặp bác sĩ?

Ngay cả một chấn thương nhẹ cũng khiến người bệnh đau đớn ngay lúc đầu. Thông thường, người bệnh có thể tự điều trị tại nhà. Tuy nhiên, hãy đến gặp bác sĩ ngay nếu bạn có các triệu chứng sau:

  • Đau hoặc sưng dữ dội;
  • Có vết thương hở hoặc dị dạng nghiêm trọng;
  • Có dấu hiệu nhiễm trùng, như đỏ, đau và ấm ở vùng ảnh hưởng, kèm sốt cao 38°C;
  • Không thể đứng vững;
  • Tình trạng sưng kéo dài sau 2-5 ngày điều trị tại nhà;
  • Đau kéo dài trong vài tuần.

3. Nguyên nhân

Nguyên nhân gây đau nhức mắt cá chân là gì?

Bong gân là nguyên nhân phổ biến. Ngoài ra, xoay cổ chân cũng có thể làm tổn thương cho sụn hoặc gân mắt cá chân.

Cơn đau cũng có thể là kết quả của:

  • Viêm khớp, cụ thể là viêm xương khớp ;
  • Bệnh gout ;
  • Tổn thương hoặc chấn thương thần kinh, chẳng hạn như đau thần kinh tọa ;
  • Mạch máu bị chặn;
  • Nhiễm trùng ở khớp ;
  • Bệnh gout xảy ra khi axit uric tích tụ trong khớp gây đau nhói.

Giả gout là một tình trạng tương tự gout, trong đó các tinh thể canxi lắng đọng trong khớp. Các triệu chứng của cả bệnh gout và giả gout bao gồm đau, sưng và đỏ. Viêm khớp cũng có thể gây đau mắt cá chân.

Nhiều loại viêm khớp có thể gây đau ở mắt cá chân, nhưng viêm xương khớp là phổ biến nhất. Viêm xương khớp thường do hao mòn ở khớp. Người càng lớn tuổi càng có nhiều khả năng mắc bệnh viêm xương khớp.

Viêm khớp nhiễm khuẩn là bệnh viêm khớp do vi khuẩn hoặc nấm gây ra, có thể gây đau ở mắt cá chân nếu mắt cá chân là một trong những khu vực bị nhiễm trùng.

4. Điều trị

Những thông tin được cung cấp không thể thay thế cho lời khuyên của các chuyên viên y tế. Hãy luôn tham khảo ý kiến bác sĩ.

Những phương pháp nào giúp điều trị đau nhức mắt cá chân?

Nếu việc điều chỉnh lối sống và phương pháp điều trị bằng thuốc không kê đơn chỉ làm giảm cơn đau, bác sĩ sẽ cân nhắc các biện pháp khác.

Bác sĩ sẽ chỉ định giày chỉnh hình hoặc nẹp chân/mắt cá chân để giúp sắp xếp lại các khớp và giảm đau.

Bên cạnh đó, bác sĩ sẽ tiêm steroid để giảm đau và viêm ở vùng ảnh hưởng.

Hầu hết các mũi tiêm chỉ mất vài phút và sẽ bắt đầu giảm đau trong vài giờ, trong khi tác dụng của thuốc có thể kéo dài từ 3 – 6 tháng. 

Những biện pháp giúp điều trị đau nhức mắt cá chân tại nhà

Để điều trị đau mắt cá chân tại nhà, bạn nên áp dụng phương pháp RICE, gồm:

  • Nghỉ ngơi (Rest). Tránh để mắt cá chân phải chịu trọng lượng của cơ thể bằng cách hạn chế di chuyển trong vài ngày đầu và sử dụng nạng hoặc gậy nếu bạn phải đi bộ hoặc di chuyển.
  • Chườm lạnh (Ice). Bạn có thể chườm một túi đá lạnh lên mắt cá chân trong không quá 90 phút mỗi lần. Thực hiện phương pháp này 3-5 lần mỗi ngày trong 3 ngày sau chấn thương. Điều này sẽ giúp giảm sưng và đau tê.
  • Băng bó (Compression). Bạn hãy dùng băng thun để quấn mắt cá chân bị thương. Đừng quấn chặt đến nỗi mắt cá chân bị tê hoặc ngón chân chuyển sang màu xanh.
  • Nâng cao (Elevation). Bất cứ khi nào có thể, bạn hãy nâng mắt cá chân cao hơn mức tim.

Ngoài ra, bạn cũng có thể dùng thuốc các không kê đơn (OTC), chẳng hạn như paracetamol hoặc ibuprofen, để giảm đau và sưng. Khi cơn đau dịu đi, bạn hãy nhẹ nhàng tập luyện mắt cá chân bằng cách xoay nó theo vòng tròn. Xoay theo cả hai hướng và dừng lại nếu cảm thấy đau.

Nếu cơn đau do viêm khớp, bạn không thể chữa trị hoàn toàn chấn thương. Tuy nhiên, có nhiều cách để giúp kiểm soát tình trạng này:

  • Sử dụng thuốc giảm đau tại chỗ;
  • Uống thuốc chống viêm không steroid (NSAIDs) để giảm đau, sưng và viêm;
  • Duy trì hoạt động thể chất và theo một chương trình tập luyện vừa phải;
  • Có thói quen ăn uống lành mạnh;
  • Kéo giãn để giúp khớp duy trì phạm vi chuyển động;
  • Duy trì trọng lượng khỏe mạnh, điều này sẽ làm giảm áp lực cho các khớp.

Trên đây là một số thông tin về bệnh đau nhức mắc cá chân, hy vọng sẽ hữu ích cho các bạn trong quá trình tìm hiểu và điều trị bệnh. Nếu có bất kì dấu hiệu và triệu chứng như trên, các bạn nên đến các cơ sở y tế để thăm khám và điều trị kịp thời. Chúc các bạn sức khỏe!

Ngày:13/10/2020 Chia sẻ bởi:Denni Trần

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM