Bệnh gãy xương đòn - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị

Xương đòn gãy khi bị đánh mạnh vào vai hoặc bị té trong tư thế cánh tay dạng ra. Gãy xương đòn cũng có thể xảy ra sau khi bị chấn thương xương đòn trực tiếp trong một tai nạn giao thông hoặc tai nạn khác. Bài viết dưới đây sẽ nói rõ hơn về triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị của bệnh này, mời các bạn tham khảo!

Bệnh gãy xương đòn - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị

1. Tìm hiểu chung

Gãy xương đòn là gì?

Xương đòn gãy khi bị đánh mạnh vào vai hoặc bị té trong tư thế cánh tay dạng ra. Gãy xương đòn cũng có thể xảy ra sau khi bị chấn thương xương đòn trực tiếp trong một tai nạn giao thông hoặc tai nạn khác.

2. Triệu chứng thường gặp

Những dấu hiệu và triệu chứng của gãy xương đòn?

Các triệu chứng phổ biến của gãy xương đòn bao gồm:

Sưng, đau và xuất hiện vết bầm dọc theo xương đòn Cơn đau tăng mạnh và cảm nhận được tiếng “rắc” khi cố cử động vai hay cánh tay Biến dạng ở xương gãy Vai bị sụp hoặc chùng xuống về phía trước hay phía dưới Trẻ sơ sinh thường không thể cử động cánh tay.

Bạn có thể gặp các triệu chứng khác không được đề cập. Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào về các dấu hiệu bệnh, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ.

Khi nào bạn cần phải gặp bác sĩ?

Bạn nên đến bác sĩ ngay nếu:

  • Tay bị tê hoặc có có cảm giác châm chích;
  • Bạn cảm thấy rất đau và thuốc giảm đau không còn hiệu quả;
  • Vai của bạn bị biến dạng và xương đâm ra da;
  • Bạn không thể cử động cánh tay của mình.

3. Nguyên nhân gây bệnh

Nguyên nhân nào làm gãy xương đòn?

Xương đòn gãy là do bị ngã đập vai xuống đất. Đôi khi, nó cũng có thể là kết quả của việc té ở tư thế dạng tay hoặc bị đánh trực tiếp vào xương đòn. Ở trẻ sơ sinh, bị gãy xương đòn có thể xảy ra khi bé được sinh qua ngã âm đạo có khung chậu hẹp.

4. Nguy cơ mắc phải

Những ai thường bị gãy xương đòn?

Gãy xương đòn khá phổ biến trong thể thao gắng sức như bóng đá và các môn thể thao có nguy cơ ngã hay va chạm mạnh như đua xe đạp, trượt ván. Nó cũng có thể xảy ra với trẻ sơ sinh, nhưng trường hợp này là rất hiếm. Gãy xương đòn cũng có thể được kiểm soát bằng cách giảm các yếu tố nguy cơ gây nên. Hãy thảo luận với bác sĩ để biết thêm thông tin chi tiết.

Những yếu tố nào làm tăng nguy cơ gãy xương đòn?

Có nhiều yếu tố làm tăng nguy cơ gây gãy xương đòn, chẳng hạn như:

Bạn là vận động viên và thường xuyên tham gia các hoạt động gắng sức, đặc biệt là bóng đá hay đấu vật. Nếu bạn bị ngã trong khi tham gia các môn thể thao này, xương đòn của bạn rất dễ bị chấn thương; Tuổi: gãy xương đòn thường xảy ra ở thanh thiếu niên, nhưng điều này không có nghĩa là xương đòn của bạn sẽ không bị gãy khi bạn lớn tuổi. Khả năng gãy xương đòn sẽ tăng lên khi bạn ở tuổi trung niên; Cân nặng của thai nhi lớn: cân nặng của bé lớn có thể làm tăng nguy cơ bé bị gãy xương đòn trong quá trình mẹ chuyển dạ.

5. Điều trị hiệu quả

Những thông tin được cung cấp không thể thay thế cho lời khuyên của các chuyên viên y tế. Hãy luôn tham khảo ý kiến bác sĩ.

Những kỹ thuật y tế nào dùng để chẩn đoán gãy xương đòn?

Để chẩn đoán bị gãy xương đòn, bác sĩ sẽ hỏi về các triệu chứng và tình huống chấn thương xảy ra. Họ có thể kiểm tra cảm giác và sức cơ cánh tay, bàn tay và ngón tay để xem có tổn thương thần kinh hay không.

Nếu có nghi ngờ rằng xương đòn của bạn bị gãy, các bác sĩ sẽ khuyên bạn nên chụp X-quang vai để chẩn đoán thêm. X-quang có thể hiển thị hình ảnh của xương đòn bị gãy và mức độ nghiêm trọng của nó hoặc xương khác có bị gãy hay không. Trong một số trường hợp, nếu các bác sĩ cần phải xem xét các vết nứt một cách chi tiết hơn, họ sẽ áp dụng chụp cắt lớp vi tính (CT scan).

Những phương pháp nào dùng để điều trị gãy xương đòn?

Phương pháp phổ biến để điều trị gãy xương đòn bao gồm:

Chườm đá: chườm đá xung quanh khu vực bị gãy có thể giúp giảm đau. Giải pháp này cần thiết cho hai hoặc ba ngày đầu tiên sau khi chấn thương xảy ra; Hỗ trợ cánh tay: theo nghiên cứu, để giữ cho cánh tay cố định, các bác sĩ có thể sử dụng một băng đeo tay trong vòng 6 tuần. Dụng cụ này có thể giữ cho xương đòn của bạn không bị trật khớp cho đến khi nó lành; Thuốc: dùng để kiểm soát cơn đau của bạn hoặc kiểm soát nhiễm trùng; Vật lý trị liệu: bạn có thể cảm thấy khó khăn để cử động cánh tay của mình sau khi được cố định trong một thời gian dài. Vì vậy, những bài tập nhẹ nhàng sẽ rất cần thiết để giúp bạn giảm độ cứng trong khi vẫn băng đeo tay cũng như khi xương đã lành.

6. Chế độ sinh hoạt phù hợp

Những thói quen sinh hoạt nào giúp bạn hạn chế việc gãy xương đòn?

Các lối sống và biện pháp khắc phục sau đây có thể giúp bạn kiểm soát nguy cơ gãy xương đòn:

Mặc đồ bảo hộ thể thao; Hỏi huấn luyện viên của bạn làm thế nào để giảm nguy cơ té ngã khi tham gia các môn thể thao; Có một chế độ ăn uống giàu canxi và vitamin D để xương chắc khỏe hơn.

Nếu bạn có bất kỳ câu hỏi nào, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ để được tư vấn phương pháp hỗ trợ điều trị tốt nhất.

Với những thông tin trên đây về bệnh gãy xương đòn, hy vọng sẽ giúp các bạn có thêm hiểu biết trong việc tìm hiểu và điều trị bệnh.

Ngày:24/10/2020 Chia sẻ bởi:Denni

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM