Bệnh gãy xương cành tươi - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị

Gãy xương cành tươi xảy ra khi một xương bị uốn và gãy, nhưng không gãy thành hai mảnh riêng biệt. Vậy nguyên nhân của bệnh là gì? Làm thế nào để điều trị và phòng ngừa bệnh hiệu quả? Tham khảo bài viết dưới đây để hiểu rõ hơn nhé!

Bệnh gãy xương cành tươi - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị

1. Tìm hiểu chung

Gãy xương cành tươi là tình trạng gì?

Gãy xương cành tươi xảy ra khi một xương bị uốn và gãy, nhưng không gãy thành hai mảnh riêng biệt. Gãy xương này được gọi là gãy cành tươi vì nó giống như một cành cây bị bẻ gãy. Nó cũng được dùng với thuật ngữ “gãy xương một phần”.

2. Triệu chứng thường gặp

Những dấu hiệu và triệu chứng của  gãy xương cành tươi?

Các triệu chứng của gãy xương cành tươi thay đổi tùy theo mức độ nghiêm trọng của gãy xương. Với các gãy xương nhẹ, trẻ chỉ có vết bầm và đau vừa phải.

Trong các trường hợp khác, chân tay hoặc khu vực xương gãy có thể thấy rõ bị bẻ cong, kèm theo sưng và đau.

Các triệu chứng cũng phụ thuộc vào vị trí của chấn thương. Ví dụ nếu chấn thương xảy ra ở ngón tay, trẻ có thể khó di chuyển các ngón tay một khoảng thời gian. Ngoài ra, gãy xương ở cánh tay có thể gây đau đớn với sưng và nhạy cảm trong khi trẻ vẫn cử động được.

Bạn có thể gặp các triệu chứng khác không được đề cập. Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào về các dấu hiệu bệnh, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ.

Khi nào bạn cần gặp bác sĩ?

Nếu bạn có bất kỳ dấu hiệu hoặc triệu chứng nêu trên hoặc có bất kỳ câu hỏi nào, xin vui lòng tham khảo ý kiến bác sĩ. Cơ địa mỗi người là khác nhau. Vì vậy hãy hỏi ý kiến bác sĩ để lựa chọn được phương pháp thích hợp nhất.

3. Nguyên nhân gây bệnh

Nguyên nhân nào gây ra gãy xương cành tươi?

Nguyên nhân phổ biến nhất gây gãy xương cành tươi là do ngã. Hầu hết trẻ em bị gãy xương cành tươi ở tay vì trẻ cố gắng chống tay đỡ người khi bị ngã.

4. Nguy cơ mắc phải

Mức độ phổ biến của gãy xương cành tươi?

Hầu hết gãy xương cành tươi xảy ra ở trẻ em dưới 10 tuổi. Đây là loại gãy xương thường xảy ra ở trẻ em vì xương của trẻ mềm dẻo và linh hoạt hơn xương người lớn. Hãy thảo luận với bác sĩ để biết thêm thông tin.

5. Điều trị hiệu quả

Những thông tin được cung cấp không thể thay thế cho lời khuyên của các chuyên viên y tế. Hãy luôn tham khảo ý kiến bác sĩ.

Những kỹ thuật y tế nào dùng để chẩn đoán gãy xương cành tươi?

Trong quá trình thăm khám lâm sàng, bác sĩ sẽ kiểm tra vùng bị ảnh hưởng có bị đau, sưng, dị dạng, tê hay vết thương hở không. Trẻ có thể được yêu cầu di chuyển ngón tay và làm các cử động nhất định để kiểm tra các tổn thương dây thần kinh. Bác sĩ cũng có thể kiểm tra các khớp phía trên và dưới chỗ xương gãy.

X-quang có thể hiển thị đa số các gãy xương cành tươi. Bác sĩ có thể đề nghị chụp X-quang của chân tay không bị thương để so sánh.

Những phương pháp nào dùng để điều trị gãy xương cành tươi?

Tùy thuộc vào mức độ nghiêm trọng của gãy xương cành tươi, bác sĩ có thể phải nắn thẳng xương bằng tay để xương liền đúng cách. Trẻ sẽ nhận được thuốc giảm đau hoặc thuốc an thần khi làm thủ thuật này.

Gãy xương cành tươi có nguy cơ cao bị gãy hoàn toàn, vì vậy hầu hết các loại gãy xương được cố định bằng bó bột.

Thỉnh thoảng, bác sĩ có thể quyết định dùng nẹp tháo lắp, đặc biệt khi chỗ gãy xương sắp lành. Lợi ích của nẹp là trẻ có thể cởi nó ra khi tắm rửa.

Phim chụp X-quang được yêu cầu sau một vài tuần để đảm bảo gãy xương lành đúng cách, kiểm tra sự liên kết của xương và xác định thời điểm tháo bột. Hầu hết các gãy xương cành tươi cần từ 4-8 tuần để lành hoàn toàn, tùy thuộc vào loại xương gãy và tuổi của trẻ.

6. Chế độ sinh hoạt phù hợp

Những thói quen sinh hoạt nào giúp bạn hạn chế diễn tiến của gãy xương cành tươi?

Hãy thảo luận với bác sĩ để biết thêm thông tin.

Nếu bạn có bất kỳ câu hỏi nào, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ để được tư vấn phương pháp hỗ trợ điều trị tốt nhất.

Với những thông tin trên đây về bệnh gãy xương cành tươi, hy vọng sẽ giúp các bạn có thêm hiểu biết trong việc tìm hiểu và điều trị bệnh.

Ngày:24/10/2020 Chia sẻ bởi:An

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM