Soạn bài Các yếu tố tự sự, miêu tả trong văn bản biểu cảm Ngữ văn 7 tóm tắt

Nội dung bài soạn dưới đây nhằm giúp các em nắm được tác dụng của các yếu tố tự sự, miêu tả trong văn biểu cảm. Từ đó, các em biết cách vận dụng các yếu tố tự sự, miêu tả trong bài văn biểu cảm của mình. Chúc các em học tập thật tốt nhé!

Soạn bài Các yếu tố tự sự, miêu tả trong văn bản biểu cảm Ngữ văn 7 tóm tắt

1. Soạn câu 1 trang 137 SGK Ngữ văn 7 tóm tắt

Ở từng bài thơ, các yếu tố như tự sự, miêu tả, biểu cảm được sử dụng khác nhau:

- Hai câu thơ đầu tự sự, ba câu kế tiếp miêu tả.

- Từ câu thứ 6 tới câu 10: tự sự kết hợp với biểu cảm (kể chuyện trẻ con cướp mái tranh, bộc lộ sự uất nghẹn).

- Các câu 11 - 18: tự sự, miêu tả, biểu cảm.

- Đoạn cuối: Biểu cảm

-> Ý nghĩa với bài thơ: Khắc họa đậm nét tình cảnh khốn cùng của nhà thơ, bộc lộ ước vọng cao cả với dân chúng.

2. Soạn câu 2 trang 137 SGK Ngữ văn 7 tóm tắt

a. Các yếu tố:

- Yếu tố tự sự: Bố tất bật đi từ khi sương còn đẫm trên ngọn cỏ. Khi bố về cũng là lúc cây cỏ đẫm sương đêm.

- Yếu tố miêu tả: những ngón chân của bố khum khum, gan bàn chân bao giờ cũng xám xịt và lỗ rỗ, mu bàn chân mốc trắng,…

- Cảm nghĩ: Bố ơi!… thành bệnh.

b. Tình cảm là chất keo gắn các yếu tố tự sự, miêu tả thành một mạch văn.

3. Soạn câu 1 luyện tập trang 137 SGK Ngữ văn 7 tóm tắt

Vào khoảng tháng tám, gió bão kéo đến cuốn mất mái nhà tranh của Đỗ Phủ - một nhà thơ nghèo, sống khổ cực. Ấy thế mà bọn trẻ con trong xóm ỷ ông lão già yếu, tranh nhau cướp mất nẹp tranh của ông lão. Do không có sức chịu đựng tranh giành với lũ trẻ. Ông lão đành chịu thua.

Ước mong có ngôi nhà che chở cho mọi nẻ sĩ nghèo ở trong thiên hạ - hướng đến những người có tài học những không gặp thời, phải chịu cảnh đói khổ - đây chính là những hình tượng con người có số phận như tác giả. Câu hỏi tu từ cuối khổ thơ thể hiện nỗi băn khoăn, trăn trở, lắng lo không nguôi của nhà thơ dành cho nhân dân khắp thiên hạ, đồng thời thể hiện sự đau khổ, bất lực của ông trước tình thế loạn lạc, đói khổ hoành hành ấy.

Khắc họa hình ảnh một ông lão già yếu, tội nghiệp, bị cướp ngay trước mặt mà bất lực, không thể làm gì được.

4. Soạn câu 2 luyện tập trang 137 SGK Ngữ văn 7 tóm tắt

Mỗi buổi sáng sớm, mẹ tôi thường ngồi gỡ tóc bằng chiếc lược gỗ, sau đó tóc rối được dắt lên mái hiên nhà, theo đó chị tôi cũng bắt chước mẹ. Thỉnh thoảng có bà cụ đi qua rao lớn “ai tóc rối đổi kẹo không. Mỗi lần bà đi qua ngõ, tôi lại lấy tóc rối mang đi đổi kẹo.

Bà bán kẹo lấy nồi kẹo mầm ra và một nắm que tăm để lên mẹt. Đôi tay bà nhanh thoăn thoắt, tay trái cầm que tăm còn tay phải  bà véo kẹo, kéo dài sợi kẹo từ trong nồi ra. Những sợi kẹo xù trên đầu que tăm như một bối bòng bong. Trong xù to như một bông hoa mẫu đơn, tưởng có thể ăn suốt cả ngày không hết.

Kẹo được làm từ mầm mạ non và mạch nha, nhưng rất ngọt. Mỗi lần nghe tiếng rao “đổi kẹo”, tôi âm thầm nhớ mẹ.

Ngày:26/10/2020 Chia sẻ bởi:An

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM