Soạn bài Ngẫu nhiên viết nhân buổi mới về quê Ngữ văn 7 tóm tắt

Nội dung bài soạn dưới đây nhằm giúp các em hiểu hơn về tác giả Hạ Tri Chương. Từ đó, các em sẽ nắm được quan niệm sáng tác của nhà thơ và vận dụng vào phân tích những bài thơ khác của nhà thơ. Chúc các em học tập thật tốt nhé!

Soạn bài Ngẫu nhiên viết nhân buổi mới về quê Ngữ văn 7 tóm tắt

1. Soạn câu 1 trang 127 SGK Ngữ văn 7 tóm tắt

Nhận xét bài thơ qua tiêu đề trong sự đối sánh với bài thơ khác:

- Cả hai bài thơ đều viết về nỗi nhớ quê hương da diết của tác giả.

- Tiêu đề bài thơ cho thấy tác giả viết bài thơ một cách “ngẫu nhiên”, tình cảm quê hương bộc lộ ngay khi vừa trở về quê. Khác với hoàn cảnh xa quê trong "Tĩnh dạ tứ" của Lí Bạch.

2. Soạn câu 2 trang 127 SGK Ngữ văn 7 tóm tắt

Tác dụng của việc dùng phép đối:

- Tác giả đã thể hiện nỗi nhớ sau bao năm xa quê hương, nay mới được trở về quê hương. Nhưng lại phải ngậm ngùi, xót xa.

- Phép đối thể hiện sự khác biệt khi trẻ, lúc già có nhiều sự thay đổi tuy nhiên tấm lòng luôn hướng về quê hương.

- Đối chỉnh cả lời và ý. Ý rất chỉnh, đọc lên rất hài hòa.

-> Hồn quê, tình yêu quê hương tồn tại vĩnh cửu trong tâm trí nhà thơ.

3. Soạn câu 3 trang 127 SGK Ngữ văn 7 tóm tắt

Nhận xét hai câu thơ đầu tiên:

- Câu đầu tiên tác giả đã thể hiện nỗi xót xa sau bao năm xa quê hương.

- Câu hai là câu miêu tả: về sự thay đổi của mái tóc, còn lại vẫn vậy.

-> Đó là cảm xúc buồn buồn, bồi hồi trước sự chảy trôi của thời gian.

4. Soạn câu 4 trang 127 SGK Ngữ văn 7 tóm tắt

- Sự khác nhau cơ bản về giọng điệu biểu đạt ở câu thơ đầu và cuối:

+ Hai câu thơ đầu: giọng tự sự xen lẫn chút ngậm ngùi, chua xót của người con xa quê lâu ngày trở lại.

+ Hai câu dưới: giọng bi hài, hóm hỉnh: sự hồn nhiên ngây thơ của trẻ tạo ra hoàn cảnh trớ trêu.

- Hình ảnh bọn trẻ nô đùa làm cho nhà thơ tủi thân, ngậm ngùi trước quê hương sau bao năm trở về của tác giả.

5. Soạn câu luyện tập trang 128 SGK Ngữ văn 7 tóm tắt

So sánh hai bản dịch thơ của Phạm Sĩ Vĩ và Trần Trọng San:

- Giống nhau: đều sử dụng thể thơ lục bát và dịch rất sát nghĩa.

- Khác nhau:

+ Bản dịch của Phạm Sĩ Vĩ không có tiếng cười của trẻ em.

+ Bản dịch của Trần Trọng San các chữ cuối không vần với nhau và âm điệu câu cuối không được mềm mại.

Ngày:23/10/2020 Chia sẻ bởi:ngan

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM