Soạn bài Cảnh khuya - Rằm tháng giêng Ngữ văn 7 tóm tắt
eLib xin gửi đến các em nội dung bài soạn dưới đây nhằm giúp các em có thể cảm nhận được hình ảnh thiên nhiên tươi đẹp cùng tấm lòng yêu thiên nhiên, đất nước tha thiết của Bác. Mời các em cùng tham khảo nhé!
Mục lục nội dung
1. Soạn câu 1 trang 142 SGK Ngữ văn 7 tóm tắt
2. Soạn câu 2 trang 142 SGK Ngữ văn 7 tóm tắt
3. Soạn câu 3 trang 142 SGK Ngữ văn 7 tóm tắt
4. Soạn câu 4 trang 142 SGK Ngữ văn 7 tóm tắt
5. Soạn câu 5 trang 142 SGK Ngữ văn 7 tóm tắt
6. Soạn câu 6 trang 142 SGK Ngữ văn 7 tóm tắt
1. Soạn câu 1 trang 142 SGK Ngữ văn 7 tóm tắt
- Hai bài “Cảnh khuya” và “Rằm tháng giêng” được làm theo thể thơ:
+ Bài “Cảnh khuya” làm theo thể thơ thất ngôn tứ tuyệt.
+ Có 4 câu, mỗi câu 7 chữ.
+ Nhịp: câu 1 (3/4), câu 2, 3 (4/3), câu 4 (2/5).
+ Hiệp vần: xa - hoa - nhà.
- Bài “Rằm tháng giêng” viết bằng chữ Hán theo thể thơ thất ngôn tứ tuyệt, bản dịch của nhà thơ Xuân Thủy viết theo thể thơ lục bát.
+ Phiên âm chữ Hán: nhịp 4/3, 2/2/3. Hiệp vần: viên - thiên - thuyền.
+ Bản dịch thơ của Xuân Thủy: nhịp 2/2/2, 2/4/2, 2/2/2, 2/4/2. Hiệp vần: xuân - quân, quân - ngân.
2. Soạn câu 2 trang 142 SGK Ngữ văn 7 tóm tắt
- Âm thanh: Tiếng suối trong trẻo vang xa gợi thời gian đêm khuya, không gian thoáng đãng, tĩnh lặng. Mỗi vần thơ, mỗi khung cảnh, âm thanh đều là tiếng suối nhưng được cảm nhận khác nhau ở nhiều khía cạnh. Song tất cả vẫn là một tình yêu thiên nhiên.
- Cách so sánh: Tiếng suối so sánh với tiếng hát xa làm cho tiếng suối thêm gần gũi với con người, thêm sống động trẻ trung hơn.
- Hình ảnh: Ánh trăng lồng vào vòm lá cố thụ gợi nên cảnh chập chùng, huyền ảo của bóng trăng, bóng cây và bóng hoa. Khung cảnh thiên nhiên có xa, có gần. Xa là tiếng suối, gần là bóng trăng, bóng cây, bóng hoa hòa quyện, lung linh, sắc màu của bức tranh chỉ có trắng và đen. Màu trắng bạc của ánh trăng, màu đen sẫm của tàn cây, bóng cây, bóng lá. Nhưng dưới gam màu tưởng chừng lạnh lẽo ấy lại ẩn chứa một sức sống âm thầm, rạo rực của thiên nhiên.
3. Soạn câu 3 trang 142 SGK Ngữ văn 7 tóm tắt
Nhận xét về hai câu thơ cuối trong bài thơ "Cảnh khuya":
- Hai câu cuối của bài "Cảnh khuya" biểu hiện sự say mê vẻ đẹp thiên nhiên của tác giả. Bác chưa ngủ không chỉ vì thiên nhiên mà còn vì tấm lòng lo dân lo nước.
- Trong hai câu ấy có từ “chưa ngủ” được lặp lại, đó là nỗi băn khoăn về vận nước, đó là tấm lòng thiết tha vì dân vì nước.
- Hai câu thơ cuối của bài thơ là cái tình say đắm của tác giả trước vẻ đẹp của thiên nhiên. Có thể nói một trong những lí do khiến "người chưa ngủ" ấy chính là vì cảnh thiên nhiên quá đẹp. Người vì say đắm trước vẻ đẹp thiên nhiên mà không nỡ ngủ.
4. Soạn câu 4 trang 142 SGK Ngữ văn 7 tóm tắt
Nhận xét không gian trong bài thơ "Rằm tháng giêng":
- Không gian cao rộng, mênh mông, tràn đầy ánh trăng, trời trăng, sông trăng và con thuyền chở đầy trăng.
- Tràn đầy sức xuân: sông mùa xuân, nước mùa xuân, trời mùa xuân tươi đẹp, trong sáng.
-> Cách miêu tả không gian không miêu tả chi tiết, cụ thể mà chỉ chú ý đến toàn cảnh, mối quan hệ giữa các yếu tố của sự vật. Cách miêu tả không gian ở đây theo cách miêu tả truyền thống của thơ cổ phương Đông, chú ý đến đại thể đến toàn cảnh sự hài hòa thống nhất các bộ phận trong cái toàn thể chứ không đi sâu miêu tả đường nét.
- Câu thơ thứ hai đặc biệt về từ ngữ: Ba chữ “xuân” cứ nối tiếp nhau: xuân giang, xuân thủy, xuân thiên. Gợi ra vẻ đẹp của dòng sông tuổi trẻ, sức trẻ, khỏe của tháng giêng, tháng đầu tiên của một năm, nơi sắc xuân, mùa xuân đang ngập tràn cả đất trời.
5. Soạn câu 5 trang 142 SGK Ngữ văn 7 tóm tắt
- Bài Nguyên tiêu gợi nhớ đến bài thơ Phong kiều dạ bạc của Trương Kế trong thơ cổ Trung Quốc: Dạ bán chung thanh đáo khách thuyền (trong Phong kiều dạ bạc) với câu thơ Dạ bán quy lai nguyệt mãn thuyền (trong Nguyên tiêu) đều nói về lúc đêm khuya, về thuyền, về sông nước.
- Hai chữ yên ba rất thường gặp trong thơ cổ điển Trung Quốc Việt Nam nói chung, thơ Đường nói riêng, rất tiếc câu thơ dịch bỏ mất.
6. Soạn câu 6 trang 142 SGK Ngữ văn 7 tóm tắt
Mặc dù ra đời trong hoàn cảnh hết sức khó khăn của đất nước, vận mệnh dân tộc đang nghìn cân treo sợi tóc, nhưng hai bài thơ vẫn thể hiện được phong thái ung dung, tinh thần lạc quan của Bác, cụ thể là:
- Có thể nhận thấy Bác là người yêu đất nước tha thiết, Bác luôn muốn giúp nước, giúp đời, Bác sẵn sàng hi sinh vì đất nước, nhân dân. Trong bất cứ thời điểm nào, hoàn cảnh nào, Bác cũng luôn canh cánh bên lòng nỗi niềm dân, nước. Nỗi niềm ấy hội tụ mọi suy nghĩ, tình cảm và hành động của Người. Tuy Bác lặng lẽ ngắm cảnh thiên nhiên và phát hiện ra những nét đẹp tuyệt vời nhưng tâm hồn Bác vẫn hướng tới nước nhà.
- Đang từ trạng thái say mê chuyển sang lo lắng, tưởng chừng như phi lôgíc nhưng thực ra hai điều này lại gắn bó khăng khít với nhau. Cảnh gợi tình và tình không bó hẹp trong phạm vi cá nhân mà mở rộng tới tình dân, tình nước, bởi Bác đang ở cương vị một lãnh tụ Cách mạng với trách nhiệm vô cùng to lớn, nặng nề.
- Tâm hồn chan hòa thiên nhiên, say đắm thưởng ngoạn vẻ đẹp của thiên nhiên trong mọi hoàn cảnh.
- Hình ảnh trong hai bài thơ mang đậm vẻ đẹp cổ điển, những hình ảnh quen thuộc của thơ ca cổ phương Đông: con thuyền, dòng sông, ánh trăng, giọng thơ khỏe khoắn, trẻ trung.
- Cả hai bài thơ đều thể hiện vẻ đẹp ung dung tự tại của người chiến sĩ Cách mạng, đêm ngày lo vận nước.
7. Soạn câu 7 trang 142 SGK Ngữ văn 7 tóm tắt
Nhận xét "cảnh trăng" trong hai bài thơ như sau:
- Cảnh trăng trong "Cảnh khuya" là vẻ đẹp một đêm trăng rừng với tiếng suối trong như tiếng hát xa, cảnh vật lộng lẫy với trăng lồng cổ thụ bóng lồng hoa. Ánh sáng dịu dàng, thanh khiết từ ánh trăng len lỏi chiếu vào lá và hoa tạo nên vẻ đẹp lấp lánh. Hoa lá nghiêng bóng trên mặt đất tạo nên những bức tranh lấp loá, lúc ẩn lúc hiện. Hoa lá cỏ cây và ánh trăng lồng quyện vào nhau, trăng đan vào cây cổ thụ, trăng tràn vào hoa. Đó như một bức tranh tuyệt vời của đất nước.
- Cảnh trăng trong "Rằm tháng giêng" là vẻ đẹp của cảnh trời nước bao la dưới ánh trăng rằm đầu năm. Bức tranh đêm trăng đẹp được bác vẽ ra thật đẹp, lúc ấy đã về khuya, trời đã bắt đầu có những cơn gió nhẹ. Mặt trăng tròn, tỏa ánh sáng khắp nơi khiến nhân gian dòng sông trăng lấp lánh. Trăng soi màu trời, trăng soi tiếng hát, trăng soi cả những con người đang ngồi ngắm ánh trăng giữa đêm khuya với tâm trạng đầy những tâm sự.
8. Soạn câu luyện tập trang 143 SGK Ngữ văn 7 tóm tắt
"Trăng vào của sổ đòi thơ
Việc quân đang bận xin chờ hôm sau
Chuông lầu chợt tỉnh giấc thu
Ấy tin thắng trận liên khu báo về".
(Tin thắng trận)
"Trong tù không rượu cũng không hoa
Cảnh đẹp đêm nay khó hững hờ
Người ngắm trăng soi ngoài cửa sổ
Trăng nhòm khe của ngắm nhà thơ".
(Ngắm trăng)
- "Chim mỏi về rừng tìm chốn ngủ
Chòm mây trôi nhẹ giữa tầng không".
(Chiều tối)
Tham khảo thêm
- doc Soạn bài Cổng trường mở ra tóm tắt
- doc Soạn bài Mẹ tôi Ngữ văn 7 tóm tắt
- doc Soạn bài Từ ghép Ngữ văn 7 tóm tắt
- doc Soạn bài Liên kết trong văn bản tóm tắt
- doc Soạn bài Cuộc chia tay của những con búp bê tóm tắt
- doc Soạn bài Bố cục trong văn bản Ngữ văn 7 tóm tắt
- doc Soạn bài Mạch lạc trong văn bản tóm tắt
- doc Soạn bài Ca dao, dân ca Những câu hát về tình cảm gia đình tóm tắt
- doc Soạn bài Từ láy Ngữ văn 7 tóm tắt
- doc Soạn bài Quá trình tạo lập văn bản tóm tắt
- doc Soạn bài Những câu hát về tình yêu quê hương, đất nước, con người tóm tắt
- doc Soạn bài Những câu hát than thân Ngữ văn 7 tóm tắt
- doc Soạn bài Những câu hát châm biếm Ngữ văn 7 tóm tắt
- doc Soạn bài Đại từ Ngữ văn 7 tóm tắt
- doc Soạn bài Luyện tập tạo lập văn bản Ngữ văn 7 tóm tắt
- doc Soạn bài Sông núi nước Nam (Nam quốc sơn hà) Ngữ văn 7 tóm tắt
- doc Soạn bài Phò giá về kinh (Tụng giá hoàn kinh sư) Ngữ văn 7 tóm tắt
- doc Soạn bài Từ Hán Việt Ngữ văn 7 tóm tắt
- doc Soạn bài Tìm hiểu chung về văn biểu cảm Ngữ văn 7 tóm tắt
- doc Soạn bài Buổi chiều đứng ở phủ Thiên Trường trông ra (Thiên Trường vãn vọng) Ngữ văn 7 tóm tắt
- doc Soạn bài Bài ca Côn Sơn (Côn Sơn ca - trích) Ngữ văn 7 tóm tắt
- doc Soạn bài Từ Hán Việt (tiếp theo) Ngữ văn 7 tóm tắt
- doc Soạn bài Đặc điểm của văn biểu cảm Ngữ văn 7 tóm tắt
- doc Soạn bài Đề văn biểu cảm và cách làm bài văn biểu cảm Ngữ văn 7 tóm tắt
- doc Soạn bài Sau phút chia ly (Trích Chinh phụ ngâm khúc) Ngữ văn 7 tóm tắt
- doc Soạn bài Bánh trôi nước Ngữ văn 7 tóm tắt
- doc Soạn bài Quan hệ từ Ngữ văn 7 tóm tắt
- doc Soạn bài Luyện tập cách làm văn bản biểu cảm Ngữ văn 7 tóm tắt
- doc Soạn bài Qua đèo ngang Ngữ văn 7 tóm tắt
- doc Soạn bài Bạn đến chơi nhà Ngữ văn 7 tóm tắt
- doc Soạn bài Chữa lỗi về quan hệ từ Ngữ văn 7 tóm tắt
- doc Soạn bài Xa ngắm thác núi Lư Ngữ văn 7 tóm tắt
- doc Soạn bài Từ đồng nghĩa Ngữ văn 7 tóm tắt
- doc Soạn bài Cách lập ý của bài văn biểu cảm Ngữ văn 7 tóm tắt
- doc Soạn bài Cảm nghĩ trong đêm thanh tĩnh Ngữ văn 7 tóm tắt
- doc Soạn bài Ngẫu nhiên viết nhân buổi mới về quê Ngữ văn 7 tóm tắt
- doc Soạn bài Từ trái nghĩa Ngữ văn 7 tóm tắt
- doc Soạn bài Luyện nói: Văn biểu cảm về sự vật, con người Ngữ văn 7 tóm tắt
- doc Soạn bài Bài ca nhà tranh bị gió thu phá Ngữ văn 7 tóm tắt
- doc Soạn bài Từ đồng âm Ngữ văn 7 tóm tắt
- doc Soạn bài Các yếu tố tự sự, miêu tả trong văn bản biểu cảm Ngữ văn 7 tóm tắt
- doc Soạn bài Thành ngữ Ngữ văn 7 tóm tắt
- doc Soạn bài Cách làm bài văn biểu cảm về tác phẩm văn học Ngữ văn 7 tóm tắt
- doc Soạn bài Tiếng gà trưa Ngữ văn 7 tóm tắt
- doc Soạn bài Điệp ngữ Ngữ văn 7 tóm tắt
- doc Soạn bài Luyện nói: Phát biểu cảm nghĩ về tác phẩm văn học Ngữ văn 7 tóm tắt
- doc Soạn bài Làm thơ lục bát Ngữ văn 7 tóm tắt
- doc Soạn bài Một thứ quà của lúa non: Cốm Ngữ văn 7 tóm tắt
- doc Soạn bài Chơi chữ Ngữ văn 7 tóm tắt
- doc Soạn bài Chuẩn mực sử dụng từ Ngữ văn 7 tóm tắt
- doc Soạn bài Ôn tập văn bản biểu cảm Ngữ văn 7 tóm tắt
- doc Soạn bài Sài Gòn tôi yêu Ngữ văn 7 tóm tắt
- doc Soạn bài Mùa xuân của tôi Ngữ văn 7 tóm tắt
- doc Soạn bài Luyện tập sử dụng từ Ngữ văn 7 tóm tắt
- doc Soạn bài Ôn tập tác phẩm trữ tình Ngữ văn 7 tóm tắt
- doc Soạn bài Ôn tập phần tiếng Việt Ngữ văn 7 tóm tắt
- doc Soạn bài Ôn tập tác phẩm trữ tình (tiếp theo) Ngữ văn 7 tóm tắt
- doc Soạn bài Ôn tập phần tiếng Việt (tiếp theo) Ngữ văn 7 tóm tắt
- doc Soạn bài Chương trình địa phương (phần tiếng Việt) Ngữ văn 7 tóm tắt