Soạn bài Những câu hát châm biếm Ngữ văn 7 tóm tắt

Nội dung bài soạn dưới đây đã được eLib tổng hợp và biên soạn, hy vọng rằng tài liệu này sẽ giúp các em hiểu được những nét đặc sắc của nghệ thuật trào lộng dân gian Việt Nam trong bài Những câu hát châm biếm. Mời các em cùng tham khảo nhé!

Soạn bài Những câu hát châm biếm Ngữ văn 7 tóm tắt

1. Soạn câu 1 trang 52 SGK Ngữ văn 7 tóm tắt

- Chân dung của nhân vật "chú tôi" hiện lên đầy mỉa mai như sau:

+ Hay tửu hay tăm: nghiện ngập, nát rượu.

+ Hay nước chè đặc: nghiện chè.

+ Hay nằm ngủ trưa, ước ngày mưa, ước đêm thừa trống canh: lười biếng, không muốn làm việc.

- Dùng chữ “hay” (giỏi) và lối nói ngược để châm biếm thói hư tật xấu của tên “chú tôi”.

→ Con người lắm tật xấu, lười biếng.

- Nhân vật đối lập với “chú tôi” là cô yếm đào:

+ Người con gái đẹp, trẻ trung.

+ Cần cù chăm chỉ (lặn lội bờ ao).

→ Hình ảnh đối lập càng có giá trị châm biếm những kẻ lười lao động, ăn chơi, nát rượu.

2. Soạn câu 2 trang 52 SGK Ngữ văn 7 tóm tắt

- Bài ca dao thứ hai tác giả dân gian đã nhại lại lời nói của thầy bói với người đi xem bói.

- Lời của thầy bói nói những chuyện hiển nhiên ai cũng biết, thầy dùng trò này để gạt người nhẹ dạ cả tin nhưng lại bị gậy ông đập lưng ông lộ hết bản chất bịp bợm ngu dốt của mình.

- Bài ca dao này vừa phê phán những kẻ hành nghề mê tín dị đoan và cả những tín đồ mê tín đến ngu muội thiếu hiểu biết chả khác nào ông thầy bói dốt nát kia.

3. Soạn câu 3 trang 52 SGK Ngữ văn 7 tóm tắt

- Cảnh đám ma theo tục lệ cũ, mỗi con vật ứng với một kiểu người xuất hiện trong bài ca dao thứ ba:

+ Con cò: tượng trưng người nông dân thường ở làng xã.

+ Cà cuống: những kẻ có thế lực, tai to mặt lớn.

+ Chim ri, chào mào: cai lệ, lính lệ.

+ Chim chích: gợi ra hình ảnh những anh mõ làng.

- Thế giới loài vật cũng là thế giới con người:

+ Dùng thế giới loài vật để nói về thế giới con người.

+ Từng con vật tiêu biểu cho các loại người, hạng người trong xã hội mà nó ám chỉ.

+ Nội dung châm biếm, phê phán trở nên kín đáo, sâu sắc.

- Cảnh tượng trong bài mang giá trị tố cáo: Cuộc đánh chén, chia chác vui vẻ, vô tâm diễn ra ngay trong những mất mát, tang tóc của gia đình người chết.

→ Bài ca phê phán, châm biếm hủ tục ma chay rườm rà làm khổ người nghèo trong xã hội cũ.

4. Soạn câu 4 trang 52 SGK Ngữ văn 7 tóm tắt

- Trong bài ca dao châm biếm cuối cùng, hình ảnh cậu cai được miêu tả rất nghịch lí khi: “nón dấu lông gà”, “ngón tay đeo nhẫn” nhưng khi có chuyến sai thì “áo ngắn đi mượn, quần dài đi thuê”.

- Từ đó cho ta nhận ra bản chất thì cậu cai là một người chỉ có cái danh quyền lực khi mà ba năm mới có một chuyến sai, ba năm mới được một lần ra oai. Bề ngoài với tay nhẫn, nón dấu thì có vẻ giàu có nhưng thực chất cũng nghèo nàn, phải đi mượn áo quần để ra oai.

- Bài ca dao này dùng biện pháp nghệ thuật đối lập và cách nói phóng đại để châm biếm.

5. Soạn câu 1 luyện tập trang 53 SGK Ngữ văn 7 tóm tắt

- Nhận xét trong bốn bài ca dao trên đều xác đáng và đầy đủ bởi: Cả bốn bài đều có phóng đại, châm biếm, tả thực và ẩn dụ, tượng trưng,...

6. Soạn câu 2 luyện tập trang 53 SGK Ngữ văn 7 tóm tắt

- Chúng ta thấy rằng: Tất cả những câu hát châm biếm trên có điểm giống với truyện cười dân gian ở chỗ lấy thói hư tật xấu của người đời để tạo ra tiếng cười rồi dùng nó như thứ vũ khí răn dạy người đời giúp cho cuộc sống tốt đẹp hơn.

Ngày:17/09/2020 Chia sẻ bởi:Nhi

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM