Soạn bài Buổi chiều đứng ở phủ Thiên Trường trông ra (Thiên Trường vãn vọng) Ngữ văn 7 tóm tắt
Nội dung bài soạn dưới đây sẽ giúp các em thấy được cảnh buổi chiều ở phủ Thiên Trường, đó là cảnh vùng quê trầm lặng mà không đìu hiu, một vùng quê có sự hòa hợp giữa con người và thiên nhiên một cách nên thơ. Chúc các em học tập thật tốt!
Mục lục nội dung
1. Soạn câu 1 trang 76 SGK Ngữ văn 7 tóm tắt
- Về thể thơ: giống với bài "Nam quốc sơn hà".
- Đặc điểm: Bài thơ có 4 câu, mỗi câu 7 chữ, câu thứ nhất, câu thứ hai và câu thứ tư hiệp vần chân với nhau (yên - biên - điền).
2. Soạn câu 2 trang 77 SGK Ngữ văn 7 tóm tắt
- Cụm từ “nửa như có nửa như không” (bán vô bán hữu) có nghĩa: phong cảnh mờ ảo, vừa thực vừa không có thực.
- Quang cảnh được gợi lên: Vừa yên bình, vừa thơ mộng, vừa mộng vừa ảo.
3. Soạn câu 3 trang 77 SGK Ngữ văn 7 tóm tắt
- Bằng những chi tiết về ánh sáng, âm thanh, màu sắc và cảnh vật đã miêu tả được Thiên Trường buổi chiều tà:
- Gồm các chi tiết:
+ Âm thanh: Tiếng sáo mục đồng dắt trâu về.
+ Ánh sáng: Mờ mờ, làn khói mỏng phớt lên xóm thôn, ánh chiều tà.
+ Màu sắc: Cò trắng, lúa xanh.
+ Cảnh vật: đàn trâu đi về, từng đôi cò trắng bay dưới đồng.
4. Soạn câu 4 trang 77 SGK Ngữ văn 7 tóm tắt
- Thiên Trường buổi chiều vô cùng thơ mộng, tạo cảm giác lắng đọng cho người đọc:
+ Thôn xóm chìm dưới màn khói chiều.
+ Trẻ mục đồng đã khuất sau những thôn trước, thôn sau.
+ Những cánh cò trắng chao liệng xuống dưới những cánh đồng.
→ Tác giả như chìm đắm vào cảnh vật, non sông mình, tác giả mở rộng tấm lòng đón nhận vẻ đẹp bình dị, yên bình của cuộc sống.
5. Soạn câu 5 trang 77 SGK Ngữ văn 7 tóm tắt
Tác giả là một ông vua chứ không phải một người dân quê, gợi ra cho người đọc nhiều suy nghĩ:
- Tác giả là một ông vua nhưng lại có tình yêu đối với vẻ đẹp thôn quê bình dị, điều này cho thấy đây là một vị vua rất gần dân, thương dân, gắn bó với cuộc sống bình dị của nhân dân.
- Thời nhà Trần trong lịch sử nước ta là:
+ Thời đại tạo nên sức mạnh quật cường khi 3 lần chiến thắng quân Mông - Nguyên.
+ Một thời đại hưng thịnh dân sống trong yên bình ấm no, có những bậc minh quân yêu dân yêu nước ngày đêm lo nghĩ cho đất nước.
6. Soạn câu luyện tập trang 77 SGK Ngữ văn 7 tóm tắt
- Lòng chúng ta luôn cảm thấy nôn nao khi buổi chiều tà buông xuống, những sợi nắng vàng tắt hẳn nhường chỗ cho màn khói mờ ảo của hoàng hôn phủ xuống cảnh vật của làng quê thanh bình. Những đàn cò trắng nổi bật chao liệng trên không rồi đáp xuống cánh đồng lúa mang lại vẻ đẹp bình dị cho làng quê. Trên con đường làng, hình ảnh những đàn trâu lững thững trở về, trên lưng là những chú bé mục đồng đang say sưa thổi sáo. Bức tranh tự nhiên của làng quê đẹp yên bình dưới góc nhìn của vị vua nhân hậu, quan tâm yêu thương con dân của mình.
Tham khảo thêm
- doc Soạn bài Cổng trường mở ra tóm tắt
- doc Soạn bài Mẹ tôi Ngữ văn 7 tóm tắt
- doc Soạn bài Từ ghép Ngữ văn 7 tóm tắt
- doc Soạn bài Liên kết trong văn bản tóm tắt
- doc Soạn bài Cuộc chia tay của những con búp bê tóm tắt
- doc Soạn bài Bố cục trong văn bản Ngữ văn 7 tóm tắt
- doc Soạn bài Mạch lạc trong văn bản tóm tắt
- doc Soạn bài Ca dao, dân ca Những câu hát về tình cảm gia đình tóm tắt
- doc Soạn bài Từ láy Ngữ văn 7 tóm tắt
- doc Soạn bài Quá trình tạo lập văn bản tóm tắt
- doc Soạn bài Những câu hát về tình yêu quê hương, đất nước, con người tóm tắt
- doc Soạn bài Những câu hát than thân Ngữ văn 7 tóm tắt
- doc Soạn bài Những câu hát châm biếm Ngữ văn 7 tóm tắt
- doc Soạn bài Đại từ Ngữ văn 7 tóm tắt
- doc Soạn bài Luyện tập tạo lập văn bản Ngữ văn 7 tóm tắt
- doc Soạn bài Sông núi nước Nam (Nam quốc sơn hà) Ngữ văn 7 tóm tắt
- doc Soạn bài Phò giá về kinh (Tụng giá hoàn kinh sư) Ngữ văn 7 tóm tắt
- doc Soạn bài Từ Hán Việt Ngữ văn 7 tóm tắt
- doc Soạn bài Tìm hiểu chung về văn biểu cảm Ngữ văn 7 tóm tắt
- doc Soạn bài Bài ca Côn Sơn (Côn Sơn ca - trích) Ngữ văn 7 tóm tắt
- doc Soạn bài Từ Hán Việt (tiếp theo) Ngữ văn 7 tóm tắt
- doc Soạn bài Đặc điểm của văn biểu cảm Ngữ văn 7 tóm tắt
- doc Soạn bài Đề văn biểu cảm và cách làm bài văn biểu cảm Ngữ văn 7 tóm tắt
- doc Soạn bài Sau phút chia ly (Trích Chinh phụ ngâm khúc) Ngữ văn 7 tóm tắt
- doc Soạn bài Bánh trôi nước Ngữ văn 7 tóm tắt
- doc Soạn bài Quan hệ từ Ngữ văn 7 tóm tắt
- doc Soạn bài Luyện tập cách làm văn bản biểu cảm Ngữ văn 7 tóm tắt
- doc Soạn bài Qua đèo ngang Ngữ văn 7 tóm tắt
- doc Soạn bài Bạn đến chơi nhà Ngữ văn 7 tóm tắt
- doc Soạn bài Chữa lỗi về quan hệ từ Ngữ văn 7 tóm tắt
- doc Soạn bài Xa ngắm thác núi Lư Ngữ văn 7 tóm tắt
- doc Soạn bài Từ đồng nghĩa Ngữ văn 7 tóm tắt
- doc Soạn bài Cách lập ý của bài văn biểu cảm Ngữ văn 7 tóm tắt
- doc Soạn bài Cảm nghĩ trong đêm thanh tĩnh Ngữ văn 7 tóm tắt
- doc Soạn bài Ngẫu nhiên viết nhân buổi mới về quê Ngữ văn 7 tóm tắt
- doc Soạn bài Từ trái nghĩa Ngữ văn 7 tóm tắt
- doc Soạn bài Luyện nói: Văn biểu cảm về sự vật, con người Ngữ văn 7 tóm tắt
- doc Soạn bài Bài ca nhà tranh bị gió thu phá Ngữ văn 7 tóm tắt
- doc Soạn bài Từ đồng âm Ngữ văn 7 tóm tắt
- doc Soạn bài Các yếu tố tự sự, miêu tả trong văn bản biểu cảm Ngữ văn 7 tóm tắt
- doc Soạn bài Cảnh khuya - Rằm tháng giêng Ngữ văn 7 tóm tắt
- doc Soạn bài Thành ngữ Ngữ văn 7 tóm tắt
- doc Soạn bài Cách làm bài văn biểu cảm về tác phẩm văn học Ngữ văn 7 tóm tắt
- doc Soạn bài Tiếng gà trưa Ngữ văn 7 tóm tắt
- doc Soạn bài Điệp ngữ Ngữ văn 7 tóm tắt
- doc Soạn bài Luyện nói: Phát biểu cảm nghĩ về tác phẩm văn học Ngữ văn 7 tóm tắt
- doc Soạn bài Làm thơ lục bát Ngữ văn 7 tóm tắt
- doc Soạn bài Một thứ quà của lúa non: Cốm Ngữ văn 7 tóm tắt
- doc Soạn bài Chơi chữ Ngữ văn 7 tóm tắt
- doc Soạn bài Chuẩn mực sử dụng từ Ngữ văn 7 tóm tắt
- doc Soạn bài Ôn tập văn bản biểu cảm Ngữ văn 7 tóm tắt
- doc Soạn bài Sài Gòn tôi yêu Ngữ văn 7 tóm tắt
- doc Soạn bài Mùa xuân của tôi Ngữ văn 7 tóm tắt
- doc Soạn bài Luyện tập sử dụng từ Ngữ văn 7 tóm tắt
- doc Soạn bài Ôn tập tác phẩm trữ tình Ngữ văn 7 tóm tắt
- doc Soạn bài Ôn tập phần tiếng Việt Ngữ văn 7 tóm tắt
- doc Soạn bài Ôn tập tác phẩm trữ tình (tiếp theo) Ngữ văn 7 tóm tắt
- doc Soạn bài Ôn tập phần tiếng Việt (tiếp theo) Ngữ văn 7 tóm tắt
- doc Soạn bài Chương trình địa phương (phần tiếng Việt) Ngữ văn 7 tóm tắt