Soạn bài Tiếng gà trưa Ngữ văn 7 tóm tắt

Nội dung bài soạn dưới đây nhằm giúp các em hiểu hơn về nhà thơ Xuân Quỳnh. Từ đó, các em có thể nắm được quan niệm sáng tác của nhà thơ để vận dụng vào phân tích những tác phẩm của Xuân Quỳnh. Mời các em cùng tham khảo nhé!

Soạn bài Tiếng gà trưa Ngữ văn 7 tóm tắt

1. Soạn câu 1 trang 151 SGK Ngữ văn 7 tóm tắt

- Cảm hứng sáng tác: Buổi trưa, trên đường hành quân, người lính nghe thấy tiếng gà nhảy ổ từ đó gợi nhớ tới hình ảnh của người bà tần tảo sớm hôm yêu thương chăm sóc người cháu.

- Mạch cảm xúc trong bài thơ: Nghe thấy tiếng gà trưa -> người chiến sĩ những kỉ niệm tuổi thơ đẹp đẽ -> Nhớ người bà tần tảo sớm hôm -> Nỗi nhớ thương trở thành động lực thôi thúc người chiến sĩ cầm súng lên đường.

2. Soạn câu 2 trang 151 SGK Ngữ văn 7 tóm tắt

Những hình ảnh và kỉ niệm đẹp đẽ của tuổi thơ:

- Âm thanh tiếng gà trưa gợi lại trong tâm trí nhân vật trữ tình hình ảnh người bà đã yêu thương, chăm sóc cho mình.

- Những hình ảnh và kỉ niệm trong tuổi thơ đã được gợi lại từ tiếng gà trưa:

+ Hình ảnh những con gà mái mơ, mái vàng bên những ổ trứng hồng.

+ Kỉ niệm một lần tò mò xem gà đẻ bị bà mắng.

+ Hình ảnh bà đầy lòng yêu thương, chắt chiu từng quả trứng để có tiền mua cho cháu bộ quần áo mới.

- Biểu hiện tình cảm đó là: tâm hồn trong sáng, hồn nhiên của một đứa trẻ và tình cảm yêu quý, trân trọng của người bà dành cho đứa cháu.

3. Soạn câu 3 trang 151 SGK Ngữ văn 7 tóm tắt

Cảm nhận về hình ảnh người bà:

- Người bà hiện lên là người chịu khó, hi sinh vì cháu, yêu thương cháu tha thiết:

+ Người bà chịu thương, chịu khó, tần tảo nuôi cháu, chăm sóc cho cháu.

+ Suốt một đời lam lũ, lo toan, bà chẳng bao giờ nghĩ đến bản thân mà chỉ lo cho cháu, bởi đứa cháu đối với bà là tất cả. Bà thầm mong đàn gà thoát khỏi nạn dịch mỗi khi mùa đông tới: Để cuối năm bán gà, Cháu được quần áo mới.

- Tình bà cháu thắm thiết đã trở thành một phần quan trọng trong đời sống tinh thần của người chiến sĩ hôm nay đang trên đường hành quân chiến đấu bảo vệ quê hương, đất nước.

4. Soạn câu 4 trang 151 SGK Ngữ văn 7 tóm tắt

- Nhận xét cách gieo vần, số câu chữ:

+ Gieo vần linh hoạt có chỗ gieo vần liền vần cách.

+ Số câu trong một đoạn và số chữ trong một câu cũng biến đổi dài ngắn linh hoạt.

- Câu thơ "Tiếng gà trưa" được lặp lại ở đầu mỗi khổ thơ.

- Tác dụng khi lặp lại câu thơ Tiếng gà trưa:

+ Mỗi lần nhắc tới câu thơ lại gợi ra một kỉ niệm.

+ Nó vừa như sợi dây liên kết các hình ảnh vừa như điểm nhịp cho dòng cảm xúc của nhân vật trữ tình.

5. Soạn câu luyện tập trang 151 SGK Ngữ văn 7 tóm tắt

"Tiếng gà trưa" một âm thanh quen thuộc trong cuộc sống hằng ngày nhưng lại gợi cho người chiến sĩ những kỉ niệm đẹp đẽ về người bà. Ta có thể thấy được tình cảm gia đình làm sâu sắc thêm tình yêu quê hương đất nước rộng lớn của người chiến sĩ. Một tình bà cháu đẹp đẽ, nồng hậu và ấm áp! Tiếng gà trưa không chỉ là âm thanh quen thuộc từ đời sống của mỗi làng quê mà còn là âm vang của kỉ niệm, những hồi ức đẹp. Hình ảnh người bà trong bài thơ khiến cảm xúc trong người tôi dâng trào, nhớ tới người bà đã khuất của mình. Tiếng gà trưa thực là một bài thơ hay!

Ngày:26/10/2020 Chia sẻ bởi:Thi

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM