Mùa xuân nho nhỏ Ngữ văn 9
Tài liệu dưới đây nhằm giúp các em cảm nhận được bức tranh thiên nhiên mùa xuân tươi đẹp của đất nước cùng với cảm xúc của nhà thơ trước mùa xuân của thiên nhiên, đất trời. Mời các em cùng tham khảo nhé!
Mục lục nội dung
1. Tìm hiểu chung
a. Tác giả:
- Thanh Hải (1930 - 1980).
- Quê: Phong Điền- Thừa Thiên Huế.
- Hoạt động văn nghệ từ cuối kháng chiến chống Pháp. Trong kháng chiến chống Mĩ ông ở lại quê hương hoạt động.
b. Tác phẩm:
- Bài thơ "Mùa xuân nho nhỏ" được viết vào tháng 11 - 1980 - không bao lâu trước khi tác giả qua đời.
- Bố cục bài thơ có thể chia thành hai phần:
+ Phần 1: Bốn khổ thơ đầu -> Cảm xúc về mùa xuân của thiên nhiên, đất nước.
+ Phần 2: Hai khổ thơ còn lại -> Suy nghĩ và ước nguyện của nhà thơ.
2. Đọc - hiểu văn bản
2.1. Cảm xúc về mùa xuân của thiên nhiên, đất nước
a. Mùa xuân của thiên nhiên:
- Tác giả đã mở đầu bài thơ bằng những hình ảnh thiên nhên quen thuộc, gần gũi với đồng quê, đó là khung cảnh thiên nhiên được vẽ bằng hình ảnh bình dị, chọn lọc, gợi cảm. Cảm xúc trước mùa xuân của tác giả mở ra thật ngỡ ngàng, không gian dường như tươi mới hơn, thánh thót hơn.
Mọc giữa dòng sông xanh
Một bông hoa tím biếc
Ơi con chim chiền chiện
Hót chi mà vang trời
- Giữa dòng sông xanh ấy xuất hiện hình ảnh một bông hoa màu tím biếc, sắc màu của bông hoa màu tím ấy làm nổi bật dòng sông xanh. Đặc biệt là tiếng chim chiền chiện trong trẻo, loài chim cất tiếng hót báo hiệu tin vui, đem lại cuộc sống ấm no, hạnh phúc cho con người.
- Tác giả đã sử dụng từ cảm thán "Ơi" như một sự rung cảm của nhà thơ trước khung cảnh thiên nhiên tươi đẹp của đất trời. Tất cả gợi cho ta cảm giác một không gian bận bịu và chắt chiu. Hai tiếng "hót chi" là giọng điệu thân thương của người dân Huế được tác giả đưa vào diễn tả cảm xúc thiết tha giữa người với tạo vật.
b. Mùa xuân của đất nước:
Mùa xuân người cầm súng
Lộc giắt đầy trên lưng
Mùa xuân người ra đồng
Lộc trải dài nương mạ
- Hai lực lượng tiêu biểu cho đất nước với hai nhiệm vụ sản xuất và chiến đấu, xây dựng và bảo vệ tổ quốc.
- Mùa xuân theo bước chân người cầm súng ra trận, che chở cho họ. Với người ra đồng, lộc trải dài nương mạ mùa xuân sinh thành, nảy nở, phát triển theo bước chân người ra đồng.
Đất nước như vì sao
Cứ đi lên phía trước
- Nhà thơ bày tỏ niềm tự hào về đất nước của mình qua những vần thơ về thiên nhiên, đất nước. Tác giả ca ngợi đất nước bốn ngàn năm của mình. Đất nước như vì sao sáng vượt qua vất vả và gian lao để đi lên phía trước. Từ "cứ" đặt đầu câu thơ như một sự khẳng định, thể hiện một chân lí đơn giản mà thiêng liêng.
=> Qua những khổ thơ đầu tiên, nhà thơ đã vẽ nên một bức tranh thiên nhiên tràn trề nhựa sống, ẩn sau bức tranh ấy chính là niềm tự hào dân tộc. Đó còn là vẻ đẹp và sức sống mặn mà của đất nước vào xuân.
2.2. Suy nghĩ và ước nguyện của nhà thơ
Ta làm con chim hót
Ta làm một cành hoa
Ta nhập vào họa ca
Một nốt trầm xao xuyến
- Tác giả khao khát được làm "con chim hót", đó là khao khát rất đỗi thân quen mà chúng ta thường thấy trong thơ Xuân Diệu, làm con chim để gọi xuân về, mang hạnh phúc yên vui cho mọi người, "một cành hoa" để tô điểm cho núi sông, một nốt nhạc trầm "xao xuyến" trong khúc ca phấn chấn tự hào động viên, khích lệ.
- Chúng ta có thể nhận thấy nếu như những khổ thơ đầu tiên tác giả sử dụng chữ "tôi" thì với những khổ thơ sau tác giả đã chuyển sang sử dụng chữ "ta". Chữ "tôi" ở khổ thơ đầu được thay thế bằng chữ "ta" đầy hào hứng, sảng khoái, nó thể hiện tư thế hòa mình của nhà thơ vào cuộc sống, vào mùa xuân đến với mọi người.
- Khổ thơ cuối kết thúc bằng một âm điệu mênh mang, tha thiết, biểu lộ niềm tin yêu của tác giả vào cuộc đời, vào đất nước qua những giá trị bền vững.
=> Đoạn thơ là lời tâm tình về những suy nghĩ của nhà thơ trước cuộc đời, lời tâm tình ấy được bộc lộ một cách đầy tha thiết và trìu mến. Nhà thơ lại muốn được cất lên tiếng hát thiết tha dựa trên lời ca buồn bã của câu Nam ai Nam bình, Thanh Hải đã chuyển thành một nội dung đằm thắm chất Huế, vừa hoà chung cùng nước non.
3. Tổng kết
- Về nội dung: Bài thơ thể hiện ước nguyện chân thành, tha thiết muốn được gắn bó dâng hiến cho cuộc đời, cho đất nước.
- Về nghệ thuật: Thể thơ 5 chữ, nhịp điệu trong sáng, thiết tha, gần gũi với dân ca, giàu hình ảnh.
4. Luyện tập
Câu 1: Em hãy viết đoạn văn nêu cảm nhận của bản thân về bài thơ "Mùa xuân nho nhỏ".
Gợi ý trả lời:
Văn bản "Mùa xuân của tôi" mang đến cho người đọc một bức tranh thiên nhiên tươi đẹp, đầy sức sống của đất trời vào xuân, đó là bức tranh có nhạc điệu trong sáng, thiết tha gần gũi vừa thể hiện nguyện ước chân thành, tha thiết vừa như dựng lên một lẽ sống cao đẹp, cống hiến hết mình, bền bỉ mà âm thầm, lặng lẽ. Lời ca như vang vọng, gợi mở ra một cái tình nhỏ bé trong cái ngàn dặm rộng lớn, mênh mang nhưng vẫn rất gần gũi, tràn đầy yêu thương và ấm áp. Tiếng hát đằm thắm hiền hoà xen với những tiếng phách giòn giã, tươi vui đã kết lại bài thơ. Bài thơ khơi lên là dòng sông là tiếng chim hót vang trời xứ Huế. Kết thúc lại là nước non và tiếng hát tươi vui cả tình yêu nước non ngàn dặm, tình yêu quê hương đất nước.
Câu 2: Em có nhận xét gì về từ "lộc" được tác giả Thanh Hải sử dụng trong câu thơ "lộc giắt đầy trên lưng”?
Gợi ý trả lời:
- Từ “lộc” là sự sáng tạo độc đáo của tác giả:
+ Từ "lộc" trước tiên chúng ta có thể hiểu là nói về những người dân lao động, những người ươm mầm cho sự sống, ươm mầm non trên những cách đồng quê hương.
+ Từ “lộc” giúp người đọc hình dung được những cánh đồng bát ngát, đầy sức sống với những chồi non nhú lên xanh biếc từ những hạt thóc giống mùa xuân. Từ “lộc” còn mang sức sống, sức mạnh của con người. Có thể nói chính con người tạo nên sức sống mùa xuân thiên nhiên đất nước.
+ Đặc biệt hơn hết, từ "lộc" ấy làm người đọc liên tưởng đến những người chiến sĩ đã dũng cảm bảo vệ quê hương, đất nước ngày đêm, những người cầm súng khi ra trận trên vai trên lưng có cành lá ngụy trang. Những cành lá ấy mang lộc biếc, chồi non, mang theo cả mùa xuân của thiên nhiên, cây cỏ. Từ “lộc” làm cho người ta thấy tràn ngập niềm tin, hy vọng đã tiếp thêm sức mạnh ý chí để họ vươn xa ra, bảo vệ đất nước.
5. Kết luận
Sau khi học xong bài này, các em cần nắm một số nội dung chính như sau:
- Nắm được những nét khái quát về tác giả và tác phẩm.
- Cảm nhận được cảm xúc của tác giả trước mùa xuân của thiên nhiên, đất trời.
- Rèn kĩ năng đọc diễn cảm, cảm thụ, phân tích bài thơ.
- Giáo dục ý thức thái độ trân trọng giá trị đích thực của thơ ca trong cuộc sống.
Tham khảo thêm
- doc Bàn về đọc sách Ngữ văn 9
- doc Khởi ngữ Ngữ văn 9
- doc Phép phân tích và tổng hợp Ngữ văn 9
- doc Luyện tập phân tích và tổng hợp Ngữ văn 9
- doc Tiếng nói của văn nghệ Ngữ văn 9
- doc Các thành phần biệt lập Ngữ văn 9
- doc Nghị luận về một sự việc, hiện tượng đời sống Ngữ văn 9
- doc Cách làm bài nghị luận về một sự việc, hiện tượng đời sống Ngữ văn 9
- doc Chương trình địa phương (phần Tập làm văn) Ngữ văn 9
- doc Chuẩn bị hành trang vào thế kỉ mới Ngữ văn 9
- doc Các thành phần biệt lập (tiếp theo) Ngữ văn 9
- doc Viết bài Tập làm văn số 5 - Nghị luận xã hội Ngữ văn 9
- doc Nghị luận về một vấn đề tư tưởng, đạo lí Ngữ văn 9
- doc Chó sói và cừu trong thơ ngụ ngôn của La Phông - Ten Ngữ văn 9
- doc Liên kết câu và liên kết đoạn văn Ngữ văn 9
- doc Con cò Ngữ văn 9
- doc Liên kết câu và liên kết đoạn văn (Luyện tập) Ngữ văn 9
- doc Cách làm bài nghị luận về một vấn đề tư tưởng, đạo lí Ngữ văn 9
- doc Viếng lăng Bác Ngữ văn 9
- doc Nghị luận về tác phẩm truyện hoặc đoạn trích Ngữ văn 9
- doc Cách làm bài nghị luận về tác phẩm truyện (hoặc đoạn trích) Ngữ văn 9
- doc Luyện tập làm bài nghị luận về tác phẩm truyện (hoặc đoạn trích) Ngữ văn 9
- doc Viết bài tập làm văn số 6 - Nghị luận văn học Ngữ văn 9
- doc Sang thu Ngữ văn 9
- doc Nói với con Ngữ văn 9
- doc Nghĩa tường minh và hàm ý Ngữ văn 9
- doc Nghị luận về một đoạn thơ, bài thơ Ngữ văn 9
- doc Cách làm bài nghị luận về một đoạn thơ, bài thơ Ngữ văn 9
- doc Mây và sóng Ngữ văn 9
- doc Ôn tập về thơ Ngữ văn 9
- doc Nghĩa tường minh và hàm ý (tiếp theo) Ngữ văn 9
- doc Tổng kết phần văn bản nhật dụng Ngữ văn 9
- doc Kiểm tra về thơ Ngữ văn 9
- doc Chương trình địa phương (Tiếng Việt) Ngữ văn 9
- doc Viết bài Tập làm văn số 7 - Nghị luận văn học Ngữ văn 9
- doc Bến quê Ngữ văn 9
- doc Ôn tập phần Tiếng Việt Ngữ văn 9
- doc Luyện nói: Nghị luận về một đoạn thơ, bài thơ Ngữ văn 9
- doc Những ngôi sao xa xôi Ngữ văn 9
- doc Chương trình địa phương (phần Tập làm văn - tiếp theo) Ngữ văn 9
- doc Biên bản Ngữ văn 9
- doc Rô-bin-xơn ngoài đảo hoang Ngữ văn 9
- doc Tổng kết về ngữ pháp Ngữ văn 9
- doc Luyện tập viết biên bản Ngữ văn 9
- doc Hợp đồng Ngữ văn 9
- doc Bố của Xi-mông Ngữ văn 9
- doc Ôn tập về truyện Ngữ văn 9
- doc Tổng kết về ngữ pháp (tiếp theo) Ngữ văn 9
- doc Con chó Bấc Ngữ văn 9
- doc Kiểm tra về truyện Ngữ văn 9
- doc Kiểm tra phần Tiếng Việt Ngữ văn 9
- doc Luyện tập viết hợp đồng Ngữ văn 9
- doc Bắc Sơn Ngữ văn 9
- doc Tổng kết phần văn học nước ngoài Ngữ văn 9
- doc Tổng kết phần Tập làm văn Ngữ văn 9
- doc Tôi và chúng ta Ngữ văn 9
- doc Tổng kết phần văn học Ngữ văn 9
- doc Tổng kết phần văn học (tiếp theo) Ngữ văn 9
- doc Thư (điện) chúc mừng và thăm hỏi Ngữ văn 9