Đọc thêm: Mùa lá rụng trong vườn Ngữ văn 12
eLib xin gởi đến các em bài học Mùa lá rụng trong vườn trong chương trình Ngữ văn 12. Nội dung bài học này đã được biên soạn một cách đầy đủ và chi tiết nhất. Nhằm giúp các em nắm được đặc điểm tính cách nhân vật chị Hoài. Mời các em tham khảo bài học dưới đây nhé, chúc các em học tập tốt.
Mục lục nội dung
1. Tìm hiểu chung
1.1. Tác giả
- Ma Văn Kháng tên thật là Đinh Trọng Đoàn, ông sinh năm 1936 tại Đống Đa – Hà Nội.
- Trong kháng chiến chống Mĩ, ông đến vùng cao miền Bắc để dạy học
- Năm 1976, ông chuyển về Hà Nội và giữ nhiều chức vụ quan trọng trong ngành báo chí, văn học nước nhà,...
- Thuộc thế hệ những người cầm bút giàu nhiệt huyết với lí tưởng hào hùng của thời đại. Ông là một trong những nhà văn đi tiên phong, đóng vai trò quan trọng vào quá trình vận động và đổi mới của văn xuôi Việt Nam sau 1975.
- Tác phẩm của ông bộc lộ sự nhạy cảm của nhà văn trước bao vấn đề mới mẻ, gợi nhiều suy ngẫm về xã hội và con người trên đất nước ta sau chiến tranh.
- Sức sáng tạo dồi dào, vốn sống phong phú, đa dạng; tạo nhiều hình tượng độc đáo, giàu cá tính.
1.2. Tác phẩm
- Tác phẩm thể hiện sự tinh nhạy của nhà văn về những biến động, thay đổi trong tư tưởng và tâm lí con người Việt Nam chuyển từ kinh tế bao cấp sang cơ chế thị trường.
- Văn bản thuộc chương II của tiểu thuyết Mùa lá rụng trong vườn: Ông Bằng và mọi người đang rất buồn vì Cừ bỏ xí nghiệp và có tin là đã vượt biên. Ông viết thư cho chị Hoài và chị đã lên thăm gia đình vào buổi chiều tất niên.
2. Đọc - hiểu văn bản
2.1. Hình ảnh chị Hoài
- Qua miêu tả trực tiếp (diện mạo, ngôn ngữ) và gián tiếp (trong hồi ức của mọi người), nhà văn đã tạo ra ở người đọc một ấn tượng đầy thiện cảm về một vẻ đẹp giản dị, hồn hậu.
- Với tâm hồn nhân hậu và lối sống nghĩa tình, thuỷ chung, chị đã chinh phục trái tim những người trong gia đình chồng cũ.
- Chị là một hình ảnh đẹp của người phụ nữ Việt Nam bất chấp những biến động xã hội.
2.2. Cuộc gặp gỡ cảm động và lễ đón tất niên ấm cúng
- Cuộc gặp gỡ:
+ Cảnh gặp gỡ vừa vui mừmg vừa xót thương.Nó xoa dịu niềm cô đơn và tiếp thêm niềm tin cho ông Bằng trong cảnh ngộ gia đình hiện tại.
- Lễ cúng tất niên:
+ Không khí trang nghiêm, lời khấn thành kính, bữa cơm tất niên tươm tất được chuẩn bị chu đáo, sự vui vẻ, hân hoan của mọi người làm nên cái ấm áp của tình cảm gia đình.
+ Ông Bằng hiện lên như là sự đại diện cho nề nếp, kỷ cương trong gia đình
⇒ Tất cả như toát lên một sức sống vững bền của tình cảm gia đình, tình cảm cộng đồng.
3. Tổng kết
- Thông qua câu chuyện xảy ra trong gia đình ông Bằng, một gia đình nề nếp, luôn giữ gia pháp nay trở nên chao đảo trong những cơn địa chấn từ bên ngoài, nhà văn bày tỏ niềm lo lắng sâu sắc cho giá trị truyền thống trước những đổi thay của thời cuộc.
- Nghệ thuật miêu tả tâm lí nhân vật sinh động, hấp dẫn
- Nghệ thuật dẫn truyện tự nhiên
- Nghệ thuật khắc họa nhân vật tài tình
- Nghệ thuật dựng cảnh chân thực, tinh tế.
4. Luyện tập
Câu 1. Chủ đề trong đoạn trích Mùa lá rụng trong vườn là gì?
Gợi ý làm bài:
Đoạn văn là sự khẳng định mạnh mẽ sức mạnh của những giá trị tinh thần mà tình cảm gia đình, cộng đồng đã tạo dựng trong mỗi con người.
Câu 2. Khi gặp lại ông Bằng tâm trạng của chị Hoài như thế nào?
Gợi ý làm bài:
- Chị Hoài khi gặp lại ông Bằng vô cùng xúc động:
+ Mừng rỡ, bồi hồi kể cho ông nghe về gia đình hiện tại của mình.
- Qua đó ta thấy tình cảm gia đình vẫn sâu nặng như xưa: vẫn luôn quan tâm, chia sẻ và lo lắng cho gia đình này như trước. Đó là tấm lòng của những người có ý nghĩa như trụ cột. Họ có tình cảm đẹp, bền chặt và lối ứng xử đẹp. Lưu giữ được nét đẹp văn hóa truyền thống: Thờ cúng tổ tiên một cách trịnh trọng và trang nghiêm.
5. Kết luận
Qua bài học này các em cần nắm một số nội dung chính sau:
- Những nét chính về cuộc đời và sự nghiệp của nhà văn Ma Văn Kháng,một trong số những cây bút có sức sáng tạo dồi dào trong đời sống văn học hiện nay.
- Những nét lớn về nội dung của trích đoạn.( Vẻ đẹp giản dị ,hồn hậu của người phụ nữ Việt Nam, sức mạnh của những giá trị văn hoá truyền thống)và một nghệ thuật kể chuyện tự nhiên, sinh động.
Tham khảo thêm
- doc Vợ chồng A Phủ Ngữ văn 12
- doc Viết bài làm văn số 5: Nghị luận văn học Ngữ văn 12
- doc Nhân vật giao tiếp Ngữ văn 12
- doc Vợ nhặt Ngữ văn 12
- doc Nghị luận về một tác phẩm một đoạn trích văn xuôi Ngữ văn 12
- doc Rừng xà nu Ngữ văn 12
- doc Đọc thêm: Bắt sấu rừng U Minh Hạ Ngữ văn 12
- doc Những đứa con trong gia đình Ngữ văn 12
- doc Viết bài làm văn số 6: Nghị luận văn học Ngữ văn 12
- doc Chiếc thuyền ngoài xa Ngữ văn 12
- doc Thực hành về hàm ý Ngữ văn 12
- doc Đọc thêm: Một người Hà Nội Ngữ văn 12
- doc Thực hành về hàm ý (tiếp theo) Ngữ văn 12
- doc Văn bản: Thuốc Ngữ văn 12
- doc Rèn luyện kĩ năng mở bài, kết bài trong bài văn nghị luận Ngữ văn 12
- doc Số phận con người Ngữ văn 12
- doc Ông già và biển cả Ngữ văn 12
- doc Diễn đạt trong văn nghị luận Ngữ văn 12
- doc Hồn Trương Ba, da hàng thịt Ngữ văn 12
- doc Diễn đạt trong văn nghị luận (tiếp theo) Ngữ văn 12
- doc Nhìn về vốn văn hóa dân tộc Ngữ văn 12
- doc Phát biểu tự do Ngữ văn 12
- doc Phong cách ngôn ngữ hành chính Ngữ văn 12
- doc Văn bản tổng kết Ngữ văn 12
- doc Tổng kết phần tiếng Việt: Hoạt động giao tiếp bằng ngôn ngữ Ngữ văn 12
- doc Ôn tập phần Làm văn Ngữ văn 12
- doc Giá trị văn học và tiếp nhận văn học Ngữ văn 12
- doc Tổng kết phần Tiếng Việt: Lịch sử, đặc điểm loại hình và phong cách ngôn ngữ Ngữ văn 12
- doc Ôn tập phần Văn học Ngữ văn 12