Rừng xà nu Ngữ văn 12

Bài học Rừng xà nu dưới đây nhằm giúp các em nắm rõ hình tượng nhân vật Tnú. Đồng thời giúp các em rèn luyện kĩ năng phân tích nhân vật trong tác phẩm. eLib mời các em tham khảo bài học dưới đây nhé, chúc các em học tập tốt.

Rừng xà nu Ngữ văn 12

1. Tìm hiểu chung

1.1. Tác giả

- Nguyên Ngọc, Nguyễn Trung Thành là bút danh của Nguyễn Văn Báu. 

- Nhà văn gắn bó mật thiết với chiến trường Tây Nguyên, có vốn hiểu biết về đất nước – con người Tây Nguyên rất phong phú.

- Ông sinh năm 1932 tại Quảng Nam. Ông đã lăn lộn nhiều năm trên chiến trường ác liệt khu V, ở Tây Nguyên cả trong hai cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ.

- Đặc điểm sáng tác: mang đậm tính sử thi -phản ánh những nhân vật anh hùng tiêu biểu cho cộng đồng, những vấn đề lớn của cộng đồng

1.2. Tác phẩm

Tác phẩm đã tái hiện lại thời kì lịch sử đen tối ở Tây Nguyên, nỗi đau của cá nhân và mất mát lớn lao của buôn làng đã khiến Tnú và dân làng Xôman đồng khởi.

2. Đọc - hiểu văn bản

2. 1. Ý nghĩa nhan đề

- Hình ảnh rừng xà nu là linh hồn của tác phẩm, là cảm hứng chủ đạo, là dụng ý nghệ thuật của tác giả.

- Cây xà nu gắn bó mật thiết với cuộc sống tinh thần,vật chất của làng Xôman.

- Rừng xà nu là bức tranh thiên nhiên hùng vĩ đầy sức sống, luôn sinh sôi nảy nở, bất chấp sự hủy diệt của đạn bom.

- Rừng xà nu là biểu tượng của người Tây Nguyên anh hùng, bất khuất.khua hunge

2.2. Hình tượng cây xà nu - Rừng xà nu

Hình tượng cây xà nu mở đầu và khép lại, xuyên suốt toàn bộ tác phẩm vừa mang ý nghĩa hiện thực vừa mang ý nghĩa tượng trưng.

- Ý nghĩa tả thực: cây xà nu vươn cao, thẳng đứng, cành lá sum suê, ở chỗ vết thương nhựa ứa ra...Nó phóng nhanh thơm mỡ màng.Rừng xà nu có mặt trong suốt câu chuyện, trong đời sống hằng ngày của dân làng. cây xà nu tiêu biểu của rừng núi Tây Nguyên và gắn bó với dân làng Xôman.

- Ý nghĩa tượng trưng: biểu tượng cho con người và núi rừng Tây Nguyên.

+ Cả rừng xà nu không có cây nào không bị thương... cuộc sống bị tàn phá nặng nề đến đau thương của dân làng Xôman.Biểu hiện của đau thương

+ Cây xà nu ham ánh sáng... Tnú, Mai hướng tới cuộc sống tự do.

+ Rừng xà nu ưỡn tấm ngực lớn ra che chở cho làng″ con người đang chiến đấu để bảo vệ quê hương.

+ Những đồi xà nu nối tiếp nhau chạy đến chân trời, cây con nối cây lớn″ nhiều thế hệ Tây Nguyên nối tiếp nhau đánh giặc

--> Tóm lại: Cây xà nu là sáng tạo độc đáo của Nguyễn Trung Thành, biện pháp nghệ thuật nhân hóa gợi cho người đọc nghĩ đến vùng đất và con người Tây Nguyên yêu tự do, bất khuất. Cây xà nu góp phần làm nổi bật chủ đề, ca ngợi con người và đất rừng Tây Nguyên trong cuộc chiến tranh chống kẻ thù xâm lược.

2.3. Hình tượng nhân vật Tnú

a. Lai lịch: Mồ côi cha mẹ, được dân làng Xôman nuôi dưỡng.

b. Phẩm chất

- Dũng cảm, gan dạ,mưu trí, bất khuất.

+ Tnú lúc nhỏ làm liên lạc: Lựa chọn con đường khó mà đi, học chữ thua Mai thì đập đầu, bị giặc bắt thì nuốt thư, bị tù thì vượt ngục.

+ Khi Tnú lớn lên là con chim đầu đàn của làng Xô-man,hướng dẫn dân làng chuẩn bị chiến đấu ; bị giặc đốt mười ngón tay Tnú không thèm kêu than.

- Giàu lòng yêu thương:

+ Yêu Đảng, sớm giác ngộ cách mạng: Lúc nhỏ vào rừng nuôi cán bộ,làm liên lạc; quyết học chữ thay anh Quyết làm cán bộ, lãnh đạo phong trào cách mạng của quê hương.

+ Yêu gia đình vợ con: sẵn sàng cứu vợ con thoát khỏi hiểm nguy.

- Tnú trung thành với cách mạng có tổ chức kỉ luật cao.

- Căm thù giặc sâu sắc: Khi giặc kéo về làng để tiêu diệt phong trào nổi dậy ở Xôman

+ Vào rừng nuôi cán bộ.

+ Giặc bắt Mai và con anh tra tấn dã man bằng gậy sắt và cả vợ con anh đều gục chết

+ Anh không cứu nổi vợ con... ″ừ,Tnú không cứu sống được mẹ con Mai...″

 + Anh bị giặc bắt, trói chặt bằng dây rừng và đốt tay bằng nhựa xà nu.

⇒ Như vậy Tnú không cứu được vợ con, không bảo vệ được chính mình vì "Trong tay mày chỉ có hai bàn tay trắng" ⇒ nỗi đau rất lớn cả về thể xác lẫn tinh thần

- Chân lí ″Chúng nó đã cầm súng, mình phải cầm giáo″ cụ Mết muốn ghi tạc vào lòng các thế hệ con cháu. Bởi khi chúng ta cầm vũ khí đứng lên chống lại súng đạn của kẻ thù thì mọi thứ đều thay đổi:

+ Lửa xà nu sẽ tắt trên bàn tay Tnú, nó chỉ còn soi xác bọn giặc ngổn ngang, hoà cùng tiếng chiêng làm thành cảnh tượng hùng tráng của núi rừng trong đêm khởi nghĩa. Đôi bàn tay với những ngón tay chỉ còn hai đốt trở thành bàn tay hồi sinh. Kẻ ác phải đền tội. Mười ngón tay Tnú trở thành 10 ngọn đuốc soi đường cho dân làng Xô Man quật khởi.

+ Tnú được sống trong cảm giác tìm lại được những gì đã mất qua hình ảnh Dít, bé Heng, gợi nghĩ đến một triển vọng của tương lai.

- Cụ Mết, Mai, Dít, Bé Heng có vai trò tiếp nối sự sống cho Tnú.

c. Mối quan hệ giữa hình tượng rừng xà nu và Tnú

- Hai hình tượng gắn bó khăng khít với nhau, bổ sung cho nhau để cùng hoàn chỉnh.

- Rừng xà nu trải mãi tới chân trời trong màu xanh bất diệt khi con người thấm thía bài học "Chúng nó đã cầm súng, mình phải cầm giáo" rút ra từ cuộc đời Tnú.

- Con người như Tnú cầm vũ khí đứng lên thì mục đích sau cùng là để giữ lại sự sống như cánh rừng mãi mãi sinh sôi, sự sống của Tổ quốc, của nhân dân.

Tóm lại: Tnú là nhân vật trung tâm được xây dựng bằng bút pháp giàu chất sử thi. Tnú tiêu biểu cho số phận và con đường đấu tranh của dân tộc Tây Nguyên. Là một trong những hình tượng thành công của tác giả và văn học chống Mỹ cứu nước.

3. Tổng kết

- Tác phẩm Rừng xà nu một khúc ca sử thi, nó đã tái hiện được vẻ đẹp tráng lệ, hào hùng của núi rừng của con người và của truyền thống văn hóa con người Tây Nguyên.

- Những con người ở một bản làng hẻo lánh, những cánh rừng xà nu bất tận trong câu chuyện, tác giả đã đặt ra một vấn đề có ý nghĩa lớn lao của dân tộc và thời đại: để cho sự sống của đất nước và nhân dân mãi mãi trường tồn, không có cách nào khác hơn là phải cùng nhau đứng lên, cầm vũ khí chống lại kẻ thù tàn ác.

4. Luyện tập

Câu 1. Đôi bàn tay Tnú được nhắc đến nhiều lần trong tác phẩm có ý nghĩa gì ?

Gợi ý làm bài:

Sự miêu tả về cánh rừng xà nu, về từng cây xà nu luôn được đặt trong thế ứng chiếu với con người, xà nu trở thành biểu tượng về sức sống, về số phận và tính cách con người. Khi miêu tả con người, quan hộ ứng chiếu này tạo nên sự hoà nhập tuyệt đẹp giữa con người và thiên nhiên.

Câu 2. Cách xây dựng nhân vật trong Rừng xà nu có gì đáng chú ý ?

Gợi ý làm bài:

Hình ảnh đôi bàn tay Tnú được nhắc đến nhiều lần trong tác phẩm (qua lời cụ Mết, qua miêu tả của người kể chuyện). Đáng chú ỷ nhất là chi tiết mười ngón tay bị tẩm nhựa xà nu, bị đốt cháy thành mười ngọn đuốc, sau đó mười ngón tay cụt “không mọc ra được nữa”. Hình ảnh này mang ý nghĩa một biểu tượng nghệ thuật : đôi tay lao động, yêu thương vợ con của Tnú bị kẻ thù huỷ hoại, làm biến dạng và chính kẻ thù đã khiến đôi tay đó trở thành đôi tay cầm súng. Đây là sự minh hoạ đầy tính nghệ thuật cho chân lí lịch sử mà cụ Mết nhắc nhở con cháu : “Chúng nó đã cầm súng, mình phải cầm giáo !”. Tnú, dân làng Xô Man cũng như tất cả dân tộc ta vốn yếu chuộng hoà bình, khát khao tạo lập hạnh phúc, tha thiết được sống giữa gia đình và thiên nhiên tươi đẹp. Kẻ thù tàn bạo đã cố tình huỷ hoại tất cả. Đốt cháy hai bàn tay Tnú bằng nhựa xà nu, chúng tưởng sẽ khuất phục được ý chí của anh, bắt anh trở thành kẻ tàn phế, phụ thuộc để từ đó khuất phục dân làng. Nhưng lòng căm thù đã cho Tnú sức mạnh, cho dân làng nhận thức đầy đủ hơn về con đường tất yếu phải vùng dậy chiến đấu – cuộc chiến đấu để bảo vệ núi rừng, làng bản, cuộc chiến đấu vì hoà bình.

5. Kết luận

Qua bài học này các em cần nắm một số nội dung chính sau:

- Nắm được tư tưởng mà tác giả gửi gắm qua những hình tượng của tác phẩm.

- Thấy được vẻ đẹp sử thi và nét đặc sắc Tây Nguyên, ý nghiã và giá trị của tác phẩm trong hoàn cảnh chiến đấu chống Mỹ cứu nước lúc bấy giờ và trong thời đại ngày nay.

Ngày:11/12/2020 Chia sẻ bởi:Denni

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM