Bố của Xi-mông Ngữ văn 9

eLib xin gửi đến các em nội dung bài học dưới đây nhằm giúp các em cảm nhận được tình yêu thương con người với nhau trong cuộc sống. Hy vọng rằng bài học này sẽ giúp các em học tốt hơn. Mời các em cùng tham khảo nhé!

Bố của Xi-mông Ngữ văn 9

1. Tìm hiểu chung

a. Tác giả:

- Mô-pa-xăng (1850-1893).

- Là nhà văn Pháp.

- Là tác giả của nhiều tiểu thuyết và hơn 300 truyện ngắn.

- Tác phẩm của ông phản ánh những phương diện xã hội sâu sắc.

- Tuổi thơ ông là những trang buồn, từ bé thơ sống trong bi kịch gia đình, năm 11 tuổi trở đi chỉ còn được sống với mẹ; vào học trường dòng thì bị quở trách thường xuyên.

- Đang học luật ở Đại học Căng thì chiến tranh Pháp - Phổ nổ ra, Mô-pa-xăng nhập ngũ. 

- Sự nghiệp văn chương của Mô-pa-xăng vô cùng đồ sộ: trên 300 truyện ngắn, vài vở kịch, 6 cuốn tiểu thuyết.

b. Tác phẩm:

- “Bố của Xi-mông” trích từ truyện ngắn cùng tên của Mô-pa-xăng.

- Bố cục của văn bản sẽ được tìm hiểu theo tuyến ba nhân vật chính: 

+ Nhân vật Xi-mông.

+ Nhân vật Blăng-sốt.

+ Nhân vật Phi-líp.

2. Đọc - hiểu văn bản

2.1. Nhân vật Xi-mông

- Xi-mông là đứa trẻ tự trọng, nhạy cảm, thông minh. Vì tự trọng em thấy việc không có cha của mình là nỗi bất hạnh lớn, và đó còn vì nhạy cảm và thông minh, Xi-mông bế tắc, không biết chia sẻ cùng ai ngoài việc tìm đến dòng sông để kết thúc cuộc đời bằng cái chết. Tất nhiên, những đặc điểm trên đây chỉ là một tính cách mới được hình thành.

- Xi-mông, đứa trẻ không cha là nhân vật trung tâm không chỉ xuất hiện thường trực với tần số cao mà có tác dụng gắn kết các nhân vật còn lại như đám học trò nghịch ngợm.

- Cậu bé Xi-mông có rất nhiều suy nghĩ đột ngột đến với em một cách bất ngờ, tuy nhiên những ý nghĩ đó chỉ lướt ngang như một cơn gió, Xi-mông vừa khóc lóc xong, rất thèm được ngủ, nhưng bất chợt nhìn thấy một chú nhái màu xanh, Xi-mông đã quên hết mọi chuyện vừa qua, cả cơn thèm ngủ lúc này. Nhu cầu nghịch ngợm trỗi dậy ở em mạnh hơn bao giờ hết.

- Ảo tưởng của Xi-mông chỉ hoàn toàn biến mất khi em trở về với thực tại, một thực tại tàn nhẫn, phũ phàng qua câu nói và giọng nói của người thợ mới quen với mẹ Xi-mông.

-> Ngôn ngữ đối thoại gần gũi, quen thuộc, lối đối thoại rất tự nhiên nhằm khắc họa tính cách ngây thơ của Xi-mông, thể hiện những khát khao và và ngây thơ của Xi-mông, em khát khao cả những điều bình dị nhất, thật tội nghiệp, đáng thương.

2.2. Nhân vật Blăng-sốt

- Một ngôi nhà nhỏ, quét vôi trắng hết sức sạch sẽ với cuộc sống nghèo nhưng gọn gàng ngăn nắp. Thái độ, cử chỉ của chị với khách rất dè dặt nghiêm túc, tự trọng.

- Tâm trạng của Blăng-sốt xấu hổ, đau đớn trước câu nói của con, rồi sau đó đôi má đỏ bừng và tê tái đến tận xương tuỷ. Hổ thẹn lặng ngắt và quằn quại dựa vào tường.

- Cách miêu tả thể hiện thái độ tôn trọng cảm thông và chia sẻ của nhà văn dành cho nhân vật. Lời văn toát lên ý nghĩa tư tưởng nhân văn cao cả.

-> Chị là ng phụ nữ nhân hậu giàu lòng thương con và rất tự trọng và cũng là người bất hạnh, thiệt thòi.

2.3. Nhân vật Phi-líp

- Là một bác thợ cao lớn, râu tóc đen, quăn, bàn tay chắc nịch, vẻ mặt nhân hậu.

- Gặp Xi-mông thương em, đưa về nhà. Khi gặp Blăng-sốt hiểu rằng không thể bỡn cợt, hiểu ra chị là người tốt. Khi đối đáp với Xi-mông thương Xi-mông, cảm mến Blăng-sốt. Nhận làm bố của Xi-mông nửa như đùa, nửa như thật.

-> Đó là một người nhân hậu, tốt bụng, giàu tình yêu thương, cảm thông với hoàn cảnh của người khác.

3. Tổng kết

- Về nội dung:

+ Nhà văn đã thể hiện sắc nét diễn biến tâm trạng, phẩm chất của ba nhân vật.

+ Nhắc nhở chúng ta về thái độ sống phải giàu lòng thương bè bạn yêu con người thông cảm, chia sẻ với những nội đau, sự lầm lỡ của người khác.

- Về nghệ thuật:

+ Ngôn ngữ giàu tính biểu cảm.

+ Miêu tả tâm lí các nhân vật cụ thể chi tiết và tinh tế.

4. Luyện tập

Câu 1: Có ý kiến cho rằng việc làm của chú Phi-líp nhận làm bố của Xi mông và làm chồng của mẹ em bé này thật là khờ dại. Em có đồng ý với ý kiến này không?

Gợi ý trả lời:

Theo em, ý kiến trên không được đánh giá một cách xác đáng, nếu xét kĩ về hành động và lời nói của nhân vật Xi-mông chúng ta sẽ nhận thấy rằng ý kiến việc làm của chú Phi-líp khi nhận làm bố của Xi mông và làm chồng của mẹ em bé này thật là khờ dại là không đúng, em không đồng ý với ý kiến này vì phải nói đây là một việc làm nhân đạo, cao cả, xuất phát từ một tấm lòng yêu thương rộng lớn, đồng cảm sâu sắc đối với cảnh ngộ đáng thương mến của Xi mông và của em bé này. Chú đã khơi dậy trong lòng người đọc tình cảm quý mến đối với việc làm tốt đẹp, thấm đẫm tình người của một người lao động nhân hậu, cao cả.

Câu 2: Em hãy viết đoạn văn ngắn nêu cảm nhận của bản thân về văn bản "Bố của Xi-mông".

Gợi ý trả lời:

Qua văn bản "Bố của Xi-mông" chúng ta thấy được những tình cảm sâu sắc giữa con người với con người thật cảm động và đáng để ca ngợi, trong truyện Xi-mông đúng là một nhân vật trung tâm, người mẹ đáng thương Blăng-sốt là ngôi nhà của em, còn bác Phi-líp là bầu trời của em, ngôi nhà thì quen thuộc, thân yêu, còn bầu trời là cả một không gian mênh mông hi vọng. Chúng ta thấy văn bản hiện lên với những lời tâm tình đầy cảm động của em bé Xi-mông, nghĩa là bao nhiêu cay đắng, buồn vui, mơ ước, cả một thế giới tâm trạng về số phận con người - quy tụ vào những cảm nghĩ trẻ thơ. Những cảm nghĩ ấy trong sáng như bầu trời mà bất hạnh chỉ giống như một thứ mưa bóng mây. Đứa con không có cha không phải là một định mệnh nghiệt ngã suốt đời, rồi một lúc nào đó, nó không là một ám ảnh. Nhưng hình tượng nhân vật bé bỏng mà ta vừa nói trên đây là từ con mắt của người lớn nhìn vào.

5. Kết luận

Sau khi học xong bài này, các em cần nắm một số nội dung chính như sau:

- Nắm được cách miêu tả sắc nét diễn biến tâm trạng của 3 nhân vật chính trong văn bản.

- Rèn kĩ năng sử dụng đọc hiểu văn bản, phân tích truyện.

- Có ý thức học tập, giáo dục tình yêu thương con người, lòng bao dung.

Ngày:13/01/2021 Chia sẻ bởi:Nhi

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM