Soạn bài Viết bài làm văn số 1: Văn thuyết minh Ngữ văn 9 tóm tắt

Mời các em cùng tham khảo bài soạn văn bài viết số 1 dạng văn thuyết minh. Với nội dung được soạn đầy đủ và chi tiết cho từng đề bài là cơ sở để các em triển khai bài viết của mình dễ dàng hơn. Chúc các em học tốt!

Mục lục nội dung

Soạn bài Viết bài làm văn số 1: Văn thuyết minh Ngữ văn 9 tóm tắt

1. Đề 1: Cây lúa Việt Nam

Mở bài: Giới thiệu chung về sự gắn bó cây lúa trên đồng ruộng Việt Nam (có thể dẫn thêm ca dao, tục ngữ về cây lúa).

Thân bài:

- Khái quát vai trò quan trọng của cây lúa với nền nông nghiệp Việt Nam. Đó không chỉ là nguồn lương thực chủ yếu mà còn là truyền thống.

- Đặc điểm cây lúa :

  • Sống chủ yếu nhờ nước nên được gọi là lúa nước.
  • Thân cây thẳng, nhỏ và dài, cao chừng 60 – 80cm.
  • Cấu tạo : rễ, thân, ngọn.

- Phân loại : có hai loại là lúa nếp (nấu lên dẻo và mềm) và lúa tẻ (là hạt lúa làm nên bữa cơm hàng ngày, khi nấu sẽ nở ra).

   - Cách trồng lúa :

  • Gieo giống : hạt lúa sau khi ngâm ủ kĩ càng được gieo mọc thành mạ.
  • Cấy lúa : cấy mạ xuống đất (đất đã ngập nước được một thời gian để đất mềm), phù hợp với giống cây ưa nước.
  • Chăm sóc : thường xuyên thăm lúa để phát hiện sâu, chuột,... Giai đoạn này đôi khi gặp phải mưa bão sẽ rất vất vả.
  • Gặt lúa : khi lúa trĩu bông chín vàng thì gặt về và phơi phóng, bảo quản.

- Sản phẩm từ cây lúa :

  • Lương thực thiết yếu.
  • Làm nên nhiều đặc sản vùng miền các nơi : các loại bánh, cốm, cơm lam,...
  • Lá, thân lúa làm rơm rạ, thức ăn trâu bò...
  • Gắn với truyền thống lâu đời của nước ta, liên quan đến một số lễ hội.
  • Là gương mặt nông thôn Việt, là tuổi thơ của những đứa trẻ thôn quê.

Kết bài: Cây lúa vô cùng quan trọng trong đời sống người dân Việt Nam.

2. Đề 2: Thuyết minh về cây tre

Mở bài:

Giới thiệu khái quát về cây tre

Thân bài:

- Nguồn gốc:

  • Cây tre đã có từ lâu đời, gắn bó với người dân Việt Nam qua hàng nghìn năm lịch sử.
  • Tre có mặt khắp đất nước Việt Nam.

- Phân loại tre:

  • Tre có rất nhiều loại: Tre Đồng Nai, nứa, mai, vầu Việt Bắc, trúc Lam Sơn, tre ngút ngàn rừng cả Điện Biên,...

- Đặc điểm của tre:

  • Dễ thích nghi, cây tre có thể mọc khắp mọi nơi.
  • Tre thường mọc thành từng bụi, từng khóm.
  • Thân tre gầy, được nối lại bởi nhiều mắt.
  • Bên trong thân rỗng, mọc ra những cành cây nhỏ.
  • Tre có lá mỏng và gai nhọn.
  • Rễ tre thuộc loại rễ chùm.

- Vai trò và ý nghĩa của cây tre:

- Trong đời sống sinh hoạt động:

  • Tre được sử dụng làm các đồ vật như: Gia dụng, nhà, (cột, kèo), làm đũa, làm máng nước, làm rổ rá, cán cuốc, cán xẻng, điếu cày, quạt nan,...
  • Thức ăn: Tre non làm thức ăn (măng). Tre khô kể cả rễ làm củi đun.

- Trong văn hóa dân gian: Tre đã đi vào truyện một cách thân thuộc và ý nghĩa:

  • Truyện cổ tích Cây tre trăm đốt.
  • Tre già măng mọc.

- Trong chiến tranh:

  • Tre là đồng chí, tre hi sinh để bảo vệ con người.
  • Từ thời xa xưa thì thánh Gióng đã dùng tre đánh giặc
  • Ngô Quyền đã dùng tre làm chống đánh giặc
  • Thời kháng chiến chống Pháp, chống Mỹ tre không thể thiếu trong các cuộc đấu tranh của nhân dân ta

Kết bài:

Nêu cảm nghĩ về cây tre. Cây trẻ trở thành biểu tượng của dân tộc Việt Nam.

3. Đề 3. Một loài động vật hay vật nuôi ở quê em (Loài trâu)

Mở bài:

Giới thiệu chung về hình ảnh con trâu trên đồng ruộng, làng quê Việt Nam.

Thân bài:

Nguồn gốc:

  • Trâu Việt Nam có nguồn gốc từ trâu rừng thuần hóa, thuộc nhóm trâu đầm lầy.

Đặc điểm:

  • Trâu là động vật thuộc lớp thú, lông trâu có màu xám, xám đen
  • Trâu có thân hình vạm vỡ, thấp, ngắn; bụng to; mông dốc.
  • Trâu có sừng hình lưỡi liềm
  • Chân: Bốn chân thẳng to, gân guốc, vững chãi. Các móng khít, tròn, đen bóng, chắc chắn.
  • Đuôi: To, thon ngắn, cuối đuôi có một túm lông để xua ruồi muỗi.
  • Da trâu mỏng và bóng láng.
  • Lông đen mướt, thưa, cứng.
  • Trâu mỗi năm chỉ đẻ từ một đến hai lứa, mỗi lứa một con…

Vai trò và ý nghĩa của con trâu:

a. Trong đời sống vật chất:

  • Trâu nuôi chủ yếu để kéo cày, bừa, giúp người nông dân làm ra hạt lúa, hạt gạo.
  • Là tài sản quý giá của nhà nông.
  • Cung cấp thịt; cung cấp da, sừng để làm đồ mĩ nghệ…

b. Trong đời sống tinh thần:

- Trâu là người bạn thân thiết với tuổi thơ của trẻ em ở nông thôn một buổi đi học, một buổi đi chăn trâu: Thổi sáo, đọc sách, thả diều, đánh trận giả khi chăn trâu…

- Con trâu với lễ hội ở Việt Nam:

  • Hội chọi trâu ở Đồ Sơn – Hải Phòng.
  • Lễ hội đâm trâu ở Tây Nguyên.
  • Là biểu tượng của Sea Game 22 Đông Nam Á được tổ chức tại Việt Nam.

Kết bài:

  • Khẳng định lại vai trò của con trâu trong đời sống người nông dân ở làng quê Việt Nam.
  • Nêu suy nghĩ, tình cảm của bản thân.

4. Đề 4: Thuyết minh về một danh lam thắng cảnh của quê hương em (Hồ Gươm)

Mở bài:

Giới thiệu chung về Hồ Gươm.

Thân bài:

- Vị trí địa lí và diện tích:

+ Vị trí địa lí.

  • Nằm giữa trung tâm quận Hoàn Kiếm.
  • Hồ Gươm có vị trí giữa các khu phố cổ Hàng Ngang, Hàng Đào, Lương Văn Can… và các khi phố Tây do người Pháp quy hoạch cách đây hơn một thế kỉ.

+ Diện tích: Diện tích của hồ là hơn 12ha và dài 700m.

Tên gọi:

  • Lục Thủy: hồ được gọi với tên này vì nước hồ xanh quanh năm và là nơi sinh sống của nhiều loại tảo.
  • Thủy Quân: hồ dược gọi với tên này là vì do nhà Trần sử dụng hồ làm chỗ luyện tập thủy quân.
  • Hồ Hoàn Kiếm (Hồ Gươm): tên gọi này bắt đầu từ thế kỷ 15, khi có truyền thuyết “Lê Lợi trả gươm cho Rùa thần”, ghi lại dấu ấn thắng lợi trong cuộc chiến chống quân Minh (1417-1427).
  • Tả Vọng – Hữu Vọng: đây là cái tên có từ Thời nhà Mạc, vua cho xây đập, ngăn hồ thành hai nửa để tìm rùa thần. Sau đó, cái đập được giữ lại. Nửa hồ phía Bắc là Tả Vọng, nửa hồ phíaNam là Hữu Vọng.

+ Lịch sử:

Đầu thế kỉ 15 gắn với truyền thuyết “Trả gươm” của vua Lê lợi.

+ Vẻ đẹp thiên nhiên của Hồ:

  • Hồ như một bức tranh sinh động và uyển chuyển, hai bên là những hàng cây bằng lăng và phượng vĩ, liễu…
  • Vào mùa thu Hồ như một bức tranh quyến rũ khiến bao người phải mê hoặc.
  • Quanh hồ còn có những di tích lịch sử gắn với những chiến tích oai hung của dân tộc.

- Các công trình gắn liền với hồ:

  • Tháp Rùa, Đền Ngọc Sơn, Đài Nghiên, Tháp Hòa Phong, Tượng đài Lí Thái Tổ.

- Vai trò, ý nghĩa của hồ:

  • Hồ có chức năng điều hòa khí hậu.
  • Là nơi sinh hoạt văn hóa và các lễ hội đặc sắc của Hà nội.
  • Là nơi yên tĩnh luyện tập thể dục thể thao, vui chơi, giải trí (phố đi bộ)….
  • Nguồn cảm hứng thơ ca và âm nhạc.

Kết bài:

Nêu cảm nghĩ của em về Hồ Gươm: Hồ Gươm danh lam thắng cảnh, di tích lịch sử hào hùng là niềm tự hào của dân tộc Việt Nam.

Ngày:04/08/2020 Chia sẻ bởi:Tuyết Trịnh

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM