Soạn bài Ôn tập phần tiếng Việt Ngữ văn 7 đầy đủ

Nội dung bài soạn dưới đây nhằm giúp các em củng cố và hệ thống hóa lại những kiến thức đã học về phần tiếng Việt trong chương trình Ngữ văn 7 học kì 1. Chúc các em học tập thật tốt nhé!

Soạn bài Ôn tập phần tiếng Việt Ngữ văn 7 đầy đủ

1. Soạn câu 1 trang 183 SGK Ngữ văn 7 đầy đủ

Điền vào các ô trống cho phù hợp với các loại từ đã cho như sau:

- Sơ đồ 1 (bao gồm từ ghép và từ láy):

+ Từ ghép chính phụ: máy ảnh, máy bơm, máy chữ, máy kéo, máy khâu, máy nổ; cá mè, cá chép, cá thu, cá chim.

+ Từ ghép đẳng lập: đêm ngày, áo quần, nhà cửa, phố phường, trông nom, mua bán, đi lại, tươi sáng, buồn vui.

+ Từ láy toàn bộ: xa xa, xanh xanh, xinh xinh, gật gật, lắc lắc; tim tím, vàng vàng, trăng trắng.

+ Từ láy phụ âm đầu: dễ dãi, gượng gạo, mập mạp, múa may, đần độn, run rẩy, gọn gàng, trắng trẻo, hồng hào.

+ Từ láy vần: lò dò, luẩn quẩn, lờ mờ, bắng nhắng, bỡ ngỡ, luống cuống, co ro, lơ thơ, lòa xòa, lẫm chẫm.

- Sơ đồ 2 (đại từ):

+ Đại từ để trỏ người, sự vật: tôi, tao, tớ, mình; chúng tôi.

+ Đại từ để trỏ số lượng: bấy, bấy nhiêu.

+ Đại từ để trỏ hoạt động, tính chất: vậy, thế.

+ Đại từ để hỏi về người, sự vật: ai, gì, chi.

+ Đại từ để hỏi về số lượng: bao nhiêu, mấy.

+ Đại từ để hỏi về họat động, tính chất: sao, thế nào.

2. Soạn câu 2 trang 184 SGK Ngữ văn 7 đầy đủ

So sánh quan hệ từ với danh từ, động từ, tính từ về ý nghĩa và chức năng như sau:

- Quan hệ từ: Quan hệ từ dùng để biểu thị các ý nghĩa quan hệ như sở hữu, so sánh, nhân quả... giữa các bộ phận của câu, giữa các câu với câu trong đoạn văn.

- Danh từ:

+ Là những từ chỉ người, vật, hiện tượng, khái niệm

+ Có thể kết hợp với từ chỉ số lượng ở phía trước, các từ này, ấy, đó... ở phía sau và một số từ ngữ khác để lập thành cụm danh từ.

+ Làm chủ ngữ trong câu.

- Động từ:

+ Là những từ chỉ hành động, trạng thái của sự vật.

+ Thường kết hơp với các từ đã, sẽ, đang, cũng  vẫn, hãy, đừng,... ở phía trước và - một số từ ngữ ở phía sau để tạo thành cụm động từ.

+ Làm vị ngữ trong câu.

- Tính từ:

+ Là những từ chỉ đặc điểm, tính chất của sự vật, hành động, trạng thái.

+ Có thể kết hợp với các từ đã, sẽ, đang, cũng vẫn để tạo thành cụm tính từ,. Khả năng kết hợp với các từ hãy chớ, đừng... rất hạn chế.

+ Có thể làm vị ngữ, chủ ngữ trong câu. Khả năng làm vị ngữ hạn chế hơn động từ.

3. Soạn câu 3 trang 184 SGK Ngữ văn 7 đầy đủ

Giải nghĩa các yếu tố Hán Việt đã cho như sau:

- bạch (bạch cầu) -> trắng.

- bán (bức tượng bán thân) -> nửa.

- cô (cô độc) -> lẻ loi.

- cư (cư trú) -> ở.

- cửu (cửu chương) -> số chín.

- dạ (dạ hương, dạ hội) -> đêm.

- đại (đại lộ, đại thắng) -> to, lớn

- điền (điền chủ, công điền) -> ruộng.

- hà (sơn hà) -> sông.

- hậu (hậu vệ) -> sau.

- hồi (hồi hương, thu hồi) -> trở về.

- hữu (hữu ích) -> có.

- lực (nhân lực) -> sức.

- mộc (thảo mộc, mộc nhĩ) -> cây gỗ.

- nguyệt (nguyệt thực) -> trăng, tháng.

- nhật (nhật kí) -> ngày.

- quốc (quốc ca) -> nước.

- tam (tam giác) -> ba.

- tâm (yên tâm) -> lòng.

- thảo (thảo nguyên) -> cỏ.

- thiên (thiên niên kỉ) -> nghìn.

- thiết (thiết giáp) -> sắt.

- thiếu (thiếu niên, thiếu thơ) -> trẻ.

- thôn (thôn xã, thôn nữ) -> làng.

- thư (thư viện) -> sách.

- tiền (tiền đạo) -> trước.

- tiểu (tiểu đội) -> nhỏ.

- tiếu (tiếu lâm) -> cười.

- vấn (vấn đáp) -> hỏi.

Ngày:31/10/2020 Chia sẻ bởi:Xuân Quỳnh

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM