Soạn bài Tổng kết từ vựng Ngữ văn 9 tóm tắt
Nội dung bài soạn Tổng kết từ vựng Ngữ văn 9 tập 1 giúp các em nắm vững và vận dụng những kiến thức về từ vựng đã được học vào giải bài tập SGK. eLib đã biên soạn nội dung bám sát SGK. Chúc các em học tập tốt!
Mục lục nội dung
1.1. Soạn câu 1 trang 122 SGK Ngữ văn 9 tóm tắt
1.2. Soạn câu 2 trang 122 SGK Ngữ văn 9 tóm tắt
1.3. Soạn câu 3 trang 122 SGK Ngữ văn 9 tóm tắt
2.1. Soạn câu 1 trang 123 SGK Ngữ văn 9 tóm tắt
2.2. Soạn câu 2 trang 123 SGK Ngữ văn 9 tóm tắt
2.3. Soạn câu 3 trang 123 SGK Ngữ văn 9 tóm tắt
2.4. Soạn câu 4 trang 123 SGK Ngữ văn 9 tóm tắt
3.1. Soạn câu 1 trang 123 SGK Ngữ văn 9 tóm tắt
3.2. Soạn câu 2 trang 123 SGK Ngữ văn 9 tóm tắt
3.3. Soạn câu 3 trang 123 SGK Ngữ văn 9 tóm tắt
4. Từ nhiều nghĩa và hiện tượng chuyển nghĩa của từ
4.1. Soạn câu 1 trang 124 SGK Ngữ văn 9 tóm tắt
4.2. Soạn câu 2 trang 124 SGK Ngữ văn 9 tóm tắt
5.1. Soạn câu 1 trang 124 SGK Ngữ văn 9 tóm tắt
5.2. Soạn câu 2 trang 124 SGK Ngữ văn 9 tóm tắt
6.1. Soạn câu 1 trang 125 SGK Ngữ văn 9 tóm tắt
6.2. Soạn câu 2 trang 125 SGK Ngữ văn 9 tóm tắt
6.3. Soạn câu 3 trang 125 SGK Ngữ văn 9 tóm tắt
7.1. Soạn câu 1 trang 125 SGK Ngữ văn 9 tóm tắt
7.2. Soạn câu 2 trang 125 SGK Ngữ văn 9 tóm tắt
7.3. Soạn câu 3 trang 125 SGK Ngữ văn 9 tóm tắt
8. Cấp độ khái quát của nghĩa từ ngữ
8.1. Soạn câu 1 trang 126 SGK Ngữ văn 9 tóm tắt
8.2. Soạn câu 2 trang 126 SGK Ngữ văn 9 tóm tắt
1. Từ dơn và từ phức
1.1. Soạn câu 1 trang 122 SGK Ngữ văn 9 tóm tắt
- Từ đơn là từ chỉ gồm một tiếng.
- Từ phức: là từ gồm hai hay nhiều tiếng.
- Các loại từ phức:
+ Từ ghép là từ được tạo ra bằng cách ghép các tiếng có quan hệ với nhau về nghĩa.
+ Từ láy: là từ được tạo ra bằng quan hệ láy âm giữa các tiếng.
1.2. Soạn câu 2 trang 122 SGK Ngữ văn 9 tóm tắt
- Từ ghép: ngặt nghèo, giam giữ, bó buộc, tươi tốt, bọt bèo, cỏ cây, đưa đón, nhường nhịn, rơi rụng, mong muốn.
- Từ láy: nho nhỏ, lạnh lùng, xa xôi, lấp lánh.
1.3. Soạn câu 3 trang 123 SGK Ngữ văn 9 tóm tắt
- Từ láy có sự “giảm nghĩa”: trăng trắng, nho nhỏ, lành lạnh, xôm xốp.
- Từ láy có sự “tăng nghĩa”: sạch sành sanh, sát sàn sạt, nhấp nhô.
2. Thành ngữ
2.1. Soạn câu 1 trang 123 SGK Ngữ văn 9 tóm tắt
Thành ngữ là loại cụm từ có cấu tạo ổn định, biểu thị một ý nghĩa hoàn chỉnh.
2.2. Soạn câu 2 trang 123 SGK Ngữ văn 9 tóm tắt
a. Tục ngữ
Gần mực thì đen, gần đèn thì sáng: môi trường tác động đến nhân cách của con người.
b. Thành ngữ
- Đánh trống bỏ dùi: Làm việc gì cũng bỏ dở.
- Chó treo mèo đậy: Thức ăn phải treo và đậy lại.
- Được voi đòi tiên: có lòng tham.
- Nước mắt cá sấu: sự giả tạo, giả dối.
2.3. Soạn câu 3 trang 123 SGK Ngữ văn 9 tóm tắt
a. Hai thành ngữ có yếu tố chỉ động vật:
"Kén cá chọn canh": Anh ấy lúc nào cũng kén cá chọn canh.
"Lo bò trắng răng": Anh việc gì phải lo bò trắng răng.
b. Hai thành ngữ có yếu tố chỉ thực vật:
"Cây nhà lá vườn": Gọi là chút cây nhà lá vườn, mời bác ăn thử.
"Lá thắm chỉ hồng": Chỉ nhân duyên vợ chồng.
2.4. Soạn câu 4 trang 123 SGK Ngữ văn 9 tóm tắt
- Hai dẫn chứng về việc sử dụng thành ngữ trong văn chương.
"Non xanh nước biếc tha hồ dạo
Rượu ngọt, chè tươi mặc sức say."
(Hồ Chí Minh - Cảnh rừng Việt Bắc)
"Dù cho sông cạn đá mòn,
Còn non còn nước vẫn còn thề xưa"
(Tản Đà - Thề non nước)
3. Nghĩa của từ
3.1. Soạn câu 1 trang 123 SGK Ngữ văn 9 tóm tắt
Khái niệm nghĩa của từ:
- Nghĩa của từ là nội dung (sự vật, tính chất, hoạt động, quan hệ…) mà từ biểu thị.
- Trong mỗi chú thích gồm hai bộ phận: phần từ, được chú thích và phần chú thích nghĩa của từ. Phần chú thích nghĩa của từ là phần nêu lên nghĩa của từ.
3.2. Soạn câu 2 trang 123 SGK Ngữ văn 9 tóm tắt
Chọn cách hiểu (a) vì nghĩa từ mẹ khác từ bố ở phần nghĩa "người phụ nữ". Không thể chon c vì hai câu này nghĩa của từ mẹ có thay đổi. Không thể chọn d vì nghĩa của từ mẹ và nghĩa từ bà có phần chung là người phụ nữ.
3.3. Soạn câu 3 trang 123 SGK Ngữ văn 9 tóm tắt
Cách giải thích (b) là đúng Độ lượng là: rộng lượng, dễ thông cảm với người có sai lầm và dễ tha thứ là đúng. Vì cách giải thích này phù hợp với nguyên tắc giải nghĩa của một từ chỉ đặc điểm, tính chất.
4. Từ nhiều nghĩa và hiện tượng chuyển nghĩa củạ từ
4.1. Soạn câu 1 trang 124 SGK Ngữ văn 9 tóm tắt
- Từ nhiều nghĩa là từ có hai hay nhiều nghĩa.
- Hiện tượng chuyển nghĩa là hiện tượng thay đổi nghĩa của từ, tạo những từ nhiều nghĩa.
4.2. Soạn câu 2 trang 124 SGK Ngữ văn 9 tóm tắt
"Nỗi mình thêm tức nỗi nhà,
Thềm hoa một bước lệ hoa mấy hàng."
Thềm hoa trong câu thơ được dùng theo nghĩa chuyển. Tuy nhiên đây không thể coi là hiện tượng chuyển nghĩa làm xuất hiện từ nhiều nghĩa. Vì nghĩa chuyển của từ hoa có tính chất lâm thời, chưa thể đưa vào từ điển.
5. Từ đồng âm
5.1. Soạn câu 1 trang 124 SGK Ngữ văn 9 tóm tắt
- Từ đồng âm là những từ giống nhau về mặt âm thanh, như khác xa nhau về nghĩa. Chẳng liên quan gì đến nhau.
- Phân biệt từ nhiều nghĩa với từ đồng âm:
+ Từ nhiều nghĩa là từ có thể có một hay nhiều nghĩa.
+ Từ đồng âm là những từ giống nhau về âm thanh nhưng khác xa nhau, không liên quan gì đến nhau.
5.2. Soạn câu 2 trang 124 SGK Ngữ văn 9 tóm tắt
- Trong trường hợp (a) là hiện tượng nhiều nghĩa. Từ lá trong lá phổi có thể coi là hiện tượng chuyển nghĩa của từ lá trong "lá xa cành".
- Trường hợp (b) là hiện tượng đồng âm. Hai từ đường có vỏ âm thanh giống nhau nhưng nghĩa khác nhau. Đường trong đường ra trận không có mối liên hệ nào về nghĩa với từ đường trong ngọt như đường.
6. Từ đồng nghĩa
6.1. Soạn câu 1 trang 125 SGK Ngữ văn 9 tóm tắt
Từ đồng nghĩa là những từ có nghĩa giống nhau hoặc gần giống nhau.
6.2. Soạn câu 2 trang 125 SGK Ngữ văn 9 tóm tắt
Trong trường hợp d: Các từ đồng nghĩa với nhau có thể không thay thế nhau được trong nhiều trường hợp sử dụng là đúng.
6.3. Soạn câu 3 trang 125 SGK Ngữ văn 9 tóm tắt
Vì từ xuân thể hiện tinh thần lạc quan của Bác. Mặt khác sử dụng từ này tránh hiện tượng lặp tuổi tác trong câu văn. Xuân là để chỉ một mùa trong năm đây là khoảng thời gian tương ứng với một người có tuổi.
7. Từ trái nghĩa
7.1. Soạn câu 1 trang 125 SGK Ngữ văn 9 tóm tắt
Từ trái nghĩa là những từ có nghĩa trái ngược nhau.
7.2. Soạn câu 2 trang 125 SGK Ngữ văn 9 tóm tắt
Xấu – đẹp, xa – gần, rộng – hẹp,…
7.3. Soạn câu 3 trang 125 SGK Ngữ văn 9 tóm tắt
- Cùng nhóm với sống – chết: chẵn – lẻ, chiến tranh – hoà bình.
-> Từ trái nghĩa lưỡng phân.
- Cùng nhóm với già – trẻ: yêu – ghét, cao – thấp, nông – sâu, giàu – nghèo.
-> Từ trái nghĩa có thang độ.
8. Cấp độ khái quát nghĩa của từ ngữ
8.1. Soạn câu 1 trang 126 SGK Ngữ văn tóm tắt
- Nghĩa của một từ ngữ có thể rộng hơn (khái quát hơn) hoặc hẹp hơn (ít khái quát hơn) nghĩa của từ ngữ khác.
- Một từ ngữ được coi là có nghĩa rộng hơn khi phạm vi nghĩa của từ ngữ đó bao hàm phạm vi nghĩa của một số từ khác.
- Một từ ngữ được coi là có nghĩa hẹp khi phạm vi nghĩa của từ ngữ đó bao hàm trong phạm vi nghĩa của một số từ khác.
Một từ ngữ có nghĩa rộng đối vói những từ ngữ này, đồng thời có thể có nghĩa hẹp đối vối một từ ngữ khác.
8.2. Soạn câu 2 trang 126 SGK Ngữ văn 9 tóm tắt
Lập sơ đồ:
Từ (xét về đặc điểm cấu tạo):
- Từ đơn.
- Từ phức:
+ Từ ghép:
-
Từ ghép đẳng lập
-
Từ ghép chính phụ
+ Từ láy:
-
Từ láy hoàn toàn
-
Từ láy bộ phận:
-
Từ láy vần
-
Từ láy âm
9. Trường từ vựng
9.1. Soạn câu 1 trang 126 SGK Ngữ văn 9 tóm tắt
- Khái niệm trường từ vựng:Trường từ vựng là tập hợp của những từ có ít nhất một nét chung về nghĩa.
9.2. Soạn câu 2 trang 126 SGK Ngữ văn 9 tóm tắt
Bác đã sử dụng hai từ cùng trường nghĩa là từ tắm, bể. Việc sử dụng hai từ trên tạo nên tính hình tượng, giá trị biểu cảm cho câu văn.
Tham khảo thêm
- doc Soạn bài Phong cách Hồ Chí Minh Ngữ Văn 9 tóm tắt
- doc Soạn bài Các phương châm hội thoại Ngữ Văn 9 tóm tắt
- doc Soạn bài Sử dụng một số biện pháp nghệ thuật trong văn bản thuyết minh Ngữ Văn 9 tóm tắt
- doc Soạn bài Luyện tập sử dụng yếu tố miêu tả trong văn bản thuyết minh Ngữ Văn 9 tóm tắt
- doc Soạn bài Đấu tranh cho một thế giới hòa bình Ngữ Văn 9 tóm tắt
- doc Soạn bài Các phương châm hội thoại (tiếp theo) Ngữ Văn 9 tóm tắt
- doc Soạn bài Sử dụng một số biện pháp nghệ thuật trong văn bản thuyết minh (tt) Ngữ Văn 9 tóm tắt
- doc Soạn bài Luyện tập sử dụng yếu tố miêu tả trong văn bản thuyết minh (tt) Ngữ văn 9 tóm tắt
- doc Soạn bài Chuyện người con gái Nam Xương Ngữ văn 9 tóm tắt
- doc Soạn bài Sự PT của từ vựng Ngữ văn 9 tóm tắt
- doc Soạn bài Viết bài làm văn số 1: Văn thuyết minh Ngữ văn 9 tóm tắt
- doc Soạn bài Chuyện cũ trong phủ chúa Trịnh Ngữ văn 9 tóm tắt
- doc Soạn bài Hoàng Lê nhất thống chí Ngữ văn 9 tóm tắt
- doc Soạn bài Sự phát triển của từ vựng Ngữ văn 9 tóm tắt
- doc Soạn bài Truyện Kiều của Nguyễn Du Ngữ văn 9 tóm tắt
- doc Soạn bài Cảnh ngày xuân Ngữ văn 9 tóm tắt
- doc Soạn bài Chị em Thuý Kiều Ngữ văn 9 tóm tắt
- doc Soạn bài Thuật ngữ Ngữ văn 9 tóm tắt
- doc Soạn bài Miêu tả trong văn bản tự sự Ngữ văn 9 tóm tắt
- doc Soạn bài Trau dồi vốn từ Ngữ văn 9 tóm tắt
- doc Soạn bài Kiều ở lầu Ngưng Bích Ngữ văn 9 tóm tắt
- doc Soạn bài Mã Giám Sinh mua Kiều Ngữ văn 9 tóm tắt
- doc Soạn bài Viết bài tập làm văn số 2 - Văn tự sự Ngữ văn 9 tóm tắt
- doc Soạn bài Thúy Kiều báo ân báo oán Ngữ văn 9 tóm tắt
- doc Soạn bài Lục Vân Tiên cứu Kiều Nguyệt Nga Ngữ văn 9 tóm tắt
- doc Soạn bài Miêu tả trong văn bản tự sự Ngữ văn 9 tóm tắt
- doc Soạn bài Lục Vân Tiên gặp nạn Ngữ văn 9 tóm tắt
- doc Soạn bài Chương trình địa phương (phần văn) Ngữ văn 9 tóm tắt
- doc Soạn bài Đồng chí Ngữ văn 9 tóm tắt
- doc Soạn bài Bài thơ tiểu đội xe không kính Ngữ văn 9 tóm tắt
- doc Soạn bài Tổng kết về từ vựng (tiếp theo) Ngữ văn 12 tóm tắt
- doc Soạn bài Tổng kết về từ vựng (tiếp theo) Ngữ văn 9 siêu ngắn
- doc Nghị luận trong văn bản tự sự Ngữ văn 9 tóm tắt
- doc Soạn bài Đoàn thuyền đánh cá Ngữ văn 9 tóm tắt
- doc Soạn bài Bếp lửa Ngữ văn 9 tóm tắt
- doc Soạn bài Tổng kết từ vựng (tiếp theo) Ngữ văn 9 tóm tắt
- doc Soạn bài Khúc hát ru những em bé lớn trên lưng mẹ Ngữ văn 9 tóm tắt
- doc Soạn bài Tập làm thơ tám chữ Ngữ văn 9 tóm tắt
- doc Soạn bài Ánh trăng Ngữ văn 9 tóm tắt
- doc Soạn bài Tổng kết về từ vựng (Luyện tập tổng hợp) Ngữ văn 9
- doc Soạn bài Luyện tập viết đoạn văn tự sự có sử dụng yếu tố nghị luận Ngữ văn 8 tóm tắt
- doc Soạn bài Làng tóm tắt Ngữ văn 9 tóm tắt
- doc Soạn bài Chương trình địa phương (phần Tiếng Việt) Ngữ văn 9 tóm tắt
- doc Soạn bài Đối thoại, độc thoại nội tâm trong văn bản tự sự Ngữ văn 9 tóm tắt
- doc Soạn bài Luyện nói: Tự sự kết hợp với nghị luận và miêu tả nội tâm Ngữ văn 9 tóm tắt
- doc Soạn bài Lặng lẽ Sapa Ngữ văn 9 tóm tắt
- doc Soạn bài Ôn tập phần tiếng Việt Ngữ văn 9 tóm tắt
- doc Soạn bài Viết bài tập làm văn số 3 Ngữ văn 9 tóm tắt
- doc Soạn bài Người kể chuyện trong văn bản tự sự Ngữ văn 9 tóm tắt
- doc Soạn bài Chiếc lược ngà Ngữ văn 9 tóm tắt
- doc Soạn bài Ôn tập phần Tập làm văn Ngữ văn 9 tóm tắt
- doc Soạn bài Cố hương tóm tắt Ngữ văn 9 tóm tắt
- doc Soạn bài Ôn tập phần Tập làm văn (tiếp theo) Ngữ văn 9 tóm tắt
- doc Soạn bài Những đứa trẻ Ngữ văn 9 tóm tắt