Soạn bài Phong cách Hồ Chí Minh Ngữ Văn 9 tóm tắt

Giới thiệu đến các em bài soạn tóm tắt Phong cách Hồ Chí Minh. Với nội dung bài soạn tóm tắt song vẫn đảm bảo các kiến thức cơ bản cần nắm, các em sẽ dễ dàng soạn bài và làm bài tập để chuẩn bị cho bài học mới trước khi đến lớp. Chúc các em học tốt!

Soạn bài Phong cách Hồ Chí Minh Ngữ Văn 9 tóm tắt

1. Bố cục

  • Phần 1 (từ đầu ... rất hiện đại): Hồ Chí Minh tiếp thu tinh hoa văn hóa nhân loại.
  • Phần 2 (tiếp ... hạ tắm ao) : Vẻ đẹp trong phong cách Hồ Chí Minh.
  • Phần 3 (còn lại) : Ý nghĩa phong cách Hồ Chí Minh.

2. Soạn câu 1 trang 8 SGK Ngữ văn 9 tóm tắt

- Vốn tri thức văn hóa sâu rộng của Hồ Chí Minh: tiếp xúc, am hiểu văn hóa các dân tộc thế giới, nói viết thành thạo nhiều ngôn ngữ (Pháp, Anh, Hoa, Nga ... )

- Lí do :

  • Tính ham học hỏi, đến đâu cũng học hỏi tìm hiểu.
  • Đặt chân đến nhiều nước phương Đông, phương Tây, làm nhiều nghề, có dịp tiếp xúc văn hóa nhiều nơi.
  •  Tiếp thu một cách có chọn lọc, biết phê phán những cái tiêu cực.

3. Soạn câu 2 trang 8 SGK Ngữ văn 9 tóm tắt

Lối sống bình dị, rất Việt Nam, rất phương Đông của Hồ Chí Minh được thể hiện chủ yếu qua đời sống sinh hoạt vô cùng giản dị của Người:

  • Nơi ở, nơi làm việc đơn sơ.
  • Trang phục hết sức giản dị, tư trang ít ỏi.
  • Ăn uống đạm bạc.

4. Soạn câu 3 trang 8 SGK Ngữ văn 9 tóm tắt

Lối sống của Bác là sự kết hợp giữa giản dị và thanh cao bởi lẽ:

  • Giản dị mà không sơ sài, đạm bạc mà không gợi cảm giác cơ cực.
  • Cuộc sống đó có vẻ gần với cuộc sống của một nhà hiền triết, một vị trích tiên, tuy nhiên lại không hẳn như vậy. Bản lĩnh, ý chí của một người chiến sĩ cách mạng vĩ đại đã hòa nhập cùng tâm hồn một nhà thơ lớn, một nhà văn hóa lớn.
  • Vẻ đẹp của các yếu tố ngoại cảnh đã thể hiện rất rõ vẻ đẹp tâm hồn Người, rất mạnh mẽ song cũng rất lãng mạn, rất thơ.

5. Soạn câu 4 trang 8 SGK Ngữ văn 9 tóm tắt

  • Con người Hồ Chí Minh là sự kết hợp hài hòa giữa truyền thống văn hóa dân tộc với văn hóa nhân loại.
  • Lối sống rất dân tộc, rất Việt Nam của Bác gợi cho ta nhớ đến các vị hiền triết trong lịch sử với lối sống giản dị, thanh cao.

6. Soạn câu luyện tập trang 8 SGK Ngữ văn 9 tóm tắt

Trước kia, Thông tấn xã Việt Nam hàng ngày đều đưa bản tin lên cho Bác xem. Khi in một mặt, Bác phê bình là lãng phí giấy. Sau đấy Thông tấn xã in hai mặt bằng rônêô, nhoè nhoẹt khó đọc hơn nhưng Bác vẫn đọc. Sang năm 1969, sức khỏe Bác yếu và mắt giảm thị lực, Thông tấn xã lại gửi bản tin in một mặt để Bác đọc cho tiện. Khi xem xong, những tin cần thiết Bác giữ lại, còn Người chuyển bản tin cho Văn phòng Phủ Chủ tịch cắt làm phong bì tiết kiệm hoặc dùng làm giấy viết. Ngày 10-5-1969, Bác đã viết lại toàn bộ đoạn mở đầu bản Di chúc lịch sử bằng mực xanh vào mặt sau tờ tin Tham khảo đặc biệt ra ngày 3-5-1969. Từ giữa năm 1969, sức khỏe Bác yếu đi nhiều nên Bộ Chính trị đề nghị: Khi bàn những việc quan trọng của Đảng, Nhà nước thì Bác mới chủ trì, còn những việc khác thì cứ bàn rồi báo cáo lại sau, Bác cũng đồng ý như vậy.

Tháng 7, Bộ Chính trị họp ra nghị quyết về việc tổ chức 4 ngày lễ lớn của năm: ngày thành lập Đảng, ngày Quốc khánh, ngày sinh Lênin và ngày sinh của Bác. Sau khi Báo Nhân dân đăng tin nghị quyết này, Bác đọc xong liền cho mời mọi người đến để góp ý kiến: “Bác chỉ đồng ý 3/4 nghị quyết. Bác không đồng ý đưa ngày 19-5 là ngày kỷ niệm lớn trong năm sau. Hiện nay, các cháu thanh thiếu niên đã sắp bước vào năm học mới, giấy mực, tiền bạc dùng để tuyên truyền về ngày sinh nhật của Bác thì các chú nên dành để in sách giáo khoa và mua dụng cụ học tập cho các cháu, khỏi lãng phí”.

Ngày:16/07/2020 Chia sẻ bởi:Thanh Nhàn

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM