Soạn bài Viết bài tập làm văn số 2 - Văn tự sự Ngữ văn 9 tóm tắt

Nội dung bài học Viết bài tập làm văn số 2 dưới đây sẽ cung cấp cho các em các bước để viết thành một bài văn tự sự hoàn chỉnh, trước tiên các em cần phải lập dàn ý để tránh sót ý. eLib đã biên soạn một số dàn ý để các em tham khảo. Chúc các em học tốt!

Soạn bài Viết bài tập làm văn số 2 - Văn tự sự Ngữ văn 9 tóm tắt

1. Tưởng tượng 20 năm sau, vào một ngày hè, em về thăm lại trường cũ. Hãy viết thư cho 1 bạn học hồi ấy kể lại buổi thăm trường đầy xúc động đó

a. Mở bài

- Nơi gửi thư, ngày tháng năm.
- Lời xưng hô đầu thư.
- Lí do gửi thư.

b. Thân bài

- Giới thiệu và hỏi thăm:

+ Chắc hẳn cậu đang thắc mắc không biết tớ là ai nhỉ? Hơn hai mươi năm rồi, kể từ ngày chúng ta chia tay mái trường cấp hai, chia tay nhau dưới cái nắng chói chang của ngày hè, trong sắc bằng lăng tím ngát cả một khoảng trời. Tớ là Lan, bạn thân ngồi cùng bàn với cậu bốn năm cấp hai.

+ Sau mấy chục năm, tớ, cậu và mọi người chắc thay đổi rất nhiều. Cậu và gia đình khỏe không. Tớ thắc mắc không biết cậu đang làm nghề gì nhỉ, công an, bác sĩ hay giáo viên. Còn tớ, tớ đã thực hiện được mơ ước của mình. Mùa tri ân đang về, tớ được phân công thực hiện phóng sự về thầy cô và mái trường. Đây là cơ hội để tớ trở về trường cấp hai sai hai mươi năm xa cách, mọi thứ vừa thân thuộc mà phần nào lạ lẫm cậu ạ.

- Lí do viết thư:

+ Trên chuyến xe về trường, lòng mình bâng khuâng, xao xuyến đến lạ thường; sự hồi hộp và náo nức của một cựu học sinh quay lại nơi mình đã từng gắn bó bốn năm dâng lên trong lòng.

+ Xe dừng bánh, một khung cảnh mới mẻ hiện ra trước mắt tớ.

+ Con đường đất đỏ ngày ấy giờ đã khoác lên mình tấm ao bê tông bằng phẳng. Hai hàng cây trên đường vào mà ngày ấy chính lớp mình trồng giờ đã lớn lên trông thấy, xanh tốt và tỏa bóng râm mát cả một đoạn đường.

+ Mấy phút đi bộ thì cuối cùng, hình ảnh một ngôi trường khang trang và sạch đẹp cũng hiện ra trước mât mình. Cổng trường cũ ngày bọn mình học phá đi và xây mới, nổi bật với dòng chữ "trường trung học cơ sở Trần Huy Liệu" cùng với câu nói nổi tiếng của Lênin "Học, học nữa, học mãi". Những bác cây cổ thụ chẳng to hơn là bao, vẫn đứng sừng sững nơi góc sân để chứng kiến bao đổi thay của một ngôi trường có bề dày thành tích, để chứng kiến bao giọt nước mắt chia tay của tuổi học trò. Bầu trời cuối thu xanh và cao vời vợi, có nắng nhạt và gió nhẹ.

+ Dãy nhà A và B ngày xưa vẫn còn giữ nguyên vẹn Trang à nhưng đã được ban giám hiệu sửa sang và sơn lại đẹp đẽ hơn. Số lượng học sinh ngày càng tăng nên khuôn viên trường cũng được mở rộng, dãy nhà mới được xây thêm gồm các phòng máy, phòng tin học, phòng thí nghiệm,...

+ Đi dưới sân trường, ngắm nghía những phòng học, bao kỉ niệm xưa lại ùa về...

+ Trở lại khung cửa xưa, tớ bất chợt bắt gặp hình bóng ấy, hình bóng quen thuộc của người thầy đã đồng hành cùng chúng ta bốn năm cấp hai, thầy Bình. Thầy vẫn như xưa, vẫn nhiệt huyết và say mê như ngày nào nhưng tóc thầy đã bạc đi nhiều, nếp nhăn xuất hiện và sức khỏe không còn tốt như trước. Có lẽ bởi thầy đã chở nhiều con đò sang sông và chúng ta biết ơn thầy thật nhiều.

+ Hai thầy trò gặp nhau, tay bắt mặt mừng. Hai thầy trò ngồi dưới gốc bàng cùng ôn lại kỉ niệm xưa, về sự nghịch ngợm nhưng cũng rất tình cảm của lớp mình, về những ngày tháng ôn thi cuối cấp thầy trò sát cánh bên nhau...

+ Thời gian trôi qua thật nhanh Trang ạ, sau một hồi nói chuyện thì trời đã dần tối, mình chia tay thầy trong sự bịn rịn và quyến luyến, tạm biệt ngôi trường đong đầy kỉ niệm.

c. Kết bài

- Buổi về thăm trường sau hai mươi năm ấy thật ý nghĩa và đáng nhớ cậu ạ. Bao giờ sắp xếp được thời gian, tớ với cậu cùng về lại nơi ấy nhé.

- Thôi thư đã dài rồi, mình dừng bút ở đây nhé. Chúc cậu và gia đình luôn mạnh khỏe, hạnh phúc. Và hẹn một ngày không xa chúng mình lại được gặp nhau và ôn lại kỉ niệm xưa

nhé!

- Bạn thân của Loan

2. Kể lại một giấc mơ, trong đó em được gặp lại người thân đã xa cách lâu ngày

a. Mở bài

- Giới thiệu qua về giấc mơ của bạn.

b. Thân bài

- Kể về giấc mơ của em theo trình tự thời gian (không gian).

- Cảm xúc của em sau giấc mơ:

+ Sau khi tỉnh dậy, em vẫn còn nhớ mãi về giấc mơ, một giấc mơ thấy bố.

- Giới thiệu chung về người thân: Người thân bây giờ ở đâu? Làm gì? Tình huống nào em gặp lại người thân?

- Khi gặp lại quan sát thấy người thân như thế nào? Diện mạo? Hình dáng? Y phục? Cử chỉ? Nét mặt? Động tác? Lời nói…(Chủ yếu tả người và hành động).

- Người thân có những nét gì khác so với lúc trước khi xa không? ( So sánh từ hình dáng bên ngoài với tính cách bên trong trước đó và bây giờ?)

Nhận xét và suy nghĩ của em:

- Nhớ và kể lại những kỉ niệm gắn bó với người thân.

- Em và người thân đã trò chuyện như thế nào? Nói với nhau những gì? (Kể lại sinh động và lồng vào cảm xúc).

- Cuối buổi gặp gỡ những việc gì xảy ra? Cảm xúc của em?

- Cái gì đã đánh thức em dậy? Tâm trạng em như thế nào? Cảm xúc lâu lắng?

c. Kết bài

- Cảm xúc của em về giấc mơ đẹp.

- Em sẽ không thể sống mãi trong giấc mơ của mình, vì em sẽ còn phải phấn đầu vì tương lai, thực tại. Nhưng em tin rằng, những giấc mơ đẹp sẽ nâng cánh cho em, để tâm hồn em được đẹp đẽ hơn, và em có thêm động lực trong cuộc sống nhiều hơn.

3. Kể lại một trận chiến đấu ác liệt mà em đã học, đã nghe kể hoặc đã xem trên màn ảnh

a. Mở bài

Giới thiệu về trận chiến ác liệt mà em định kể (em đã đọc, đã nghe kể hoặc xem trên màn ảnh).

b. Thân bài

- Mở đầu và hoàn cảnh xảy ra trận chiến ác liệt.

- Khái quát về trận chiến đấu:

Những tháng mùa thu năm 1968, từ Thạch Hà ra Hồng Lĩnh, máy bay Mỹ đánh phá ác liệt ngày đêm. Quốc lộ 1A bị tắc nghẽn, hệ thống cầu cống bị máy bay địch phá hủy hoàn toàn. 130 chiếc xe chở xăng dầu vào Nam bị tắc lại ở phía Nam huyện Can Lộc, do cầu Dà bị cắt đứt. Đoàn xe phải tấp vào làng Hạ Lôi, xã Tiến Lộc. Trước hoàn cảnh đó, Bộ Chính trị, Bộ Giao thông Vận tải cùng với Ban đường bộ giao thông của tỉnh Hà Tĩnh đưa ra quyết định bất ngờ: Chia làng Hạ Lôi ra làm đôi. “Sáng ngày 13/8/1968, sau khi tiếp thu mệnh lệnh từ cấp trên, tôi cùng với mấy người trong ban lãnh đạo xã tiến hành họp dân, với khẩu hiệu: xe chưa qua là nhà không tiếc. Sau đó các công tác như bố trí người già, trẻ em đến chỗ an toàn, tất cả các lực lượng được tập trung khẩn trương để chuẩn bị phá nhà, mở đường cho cho xe qua”

- Diễn biến chính của cuộc chiến đấu (trọng tâm).

+ Các giai đoạn chính

+ Bằng nhiều đoạn văn kể lại các giai đoạn của cuộc chiến đấu (phòng thủ - cầm cự - tấn công - chiến thắng).

+ Cần thể hiện rõ sự cam go, ác liệt của cuộc chiến một mất một còn.

+ Nhân vật xuất hiện ở câu chuyện với một vai trò quyết định (người chỉ huy tài giỏi hoặc người lính quả cảm, anh hùng,…).

+ Kết hợp miêu tả – biểu cảm khi kể (tả nét mặt cử chỉ, tác phong, tâm li,… của nhân vật; bộc lộ cảm xúc trực tiếp hoặc gián tiếp).

+ Xen miêu tả cảnh thiên nhiên phù hợp với câu chuyện.

+ Suy nghĩ của người kể chuyện (mến phục, quý trọng thành quả; học tốt để tiếp bước cha anh dựng xây đất nước).

- Kể lại kết quả của trận chiến đấu:

c. Kết bài

- Tự hào về lòng yêu nước của các thế hệ cha ông, về những trang sử vàng của dân tộc ta.

- Suy nghĩ, liên hệ tới bổn phận của cá nhân và thế hệ sau.

4. Đã có lần em cùng bố, mẹ (hoặc anh, chị) đi thăm mộ người thân trong ngày lễ, tết. Hãy viết bài văn kể lại buổi đi thăm đáng nhớ đó

a. Mở bài

- Giới thiệu đi thăm mộ của ai?

- Giới thiệu sự vật và cảm xúc của em.

b. Thân bài

Lần lượt kể các sự việc:

- Giải thích khái niệm tảo mộ:

Việt Nam ta từ bao đời nay vô cùng coi trọng chữ hiếu, luôn khắc ghi trong lòng lời dặn “uống nước nhớ nguồn” của các bậc cha ông. Vậy nên cứ vào dịp cuối năm, các gia đình lại sắm sửa cùng nhau đi tảo mộ. Tảo mộ là hoạt động dọn dẹp cỏ dại, vun lại những nấm mộ, sửa sang, tu bổ, chăm sóc những cây xanh ở xung quanh mộ phần của người thân quá cố trong gia đình. Tảo mộ cuối năm còn là dịp để gia đình, con cháu sum vầy, ôn lại những kỉ niệm đã qua. Tảo mộ cuối năm còn như một lời nhắc nhở đến con cháu đời sau phải ghi nhớ công ơn tổ tiên, phải phấn đấu để có thể mang đến những điều tốt đẹp nhất cho gia đình mình. Người ta nói “Con chim tìm tổ, con người tìm tông”, mỗi độ Tết đến xuân về, con cháu từ khắp các phương xa lại quây quần, tụ họp về bên mái ấm gia đình, chuyện trò rôm rả. Tảo mộ cuối năm thực sự là một nét đẹp văn hóa đáng quý của con người Việt Nam.

- Kể lại diễn biến của buổi tảo mộ.

- Trời đất vạn vật choàng tỉnh sau giấc ngủ đông,khoác tấm áo mùa xuân tươi tắn.Những giọt nắng đầu tiên trải trên nẻo đường làng nâu sậm thành từng vùng ấm dịu.Những bông

lau bên đường khẽ đưa mình trong gió,gợn sóng mềm mại.Hương mùa xuân thoảng nhẹ đâu đây.... Đường làng đẹp đến lạ lùng ! 

- Đến nghĩa trang:

+ Gia đình em như bao gia đình khác, quét dọn lại phần mộ.

+ Sau khi sửa sang bố mẹ bắt đầu sắp lễ: thắp hương, cắm hoa, bày biện hoa quả...

+ Chuẩn bị đâu vào đấy, bố mẹ em bắt đầu khấn vái. 

- Em đang nghĩ miên man nhớ về bà, em chợt nghe thấy tiếng gọi mẹ. Em chạy tới, cùng hóa tiền vàng với mẹ. Còn bố thì thắp hương cho các phần mộ khác ở xung quanh.

c. Kết bài

Tảo mộ xong, gia đình em ra về. Tâm trạng lưu luyến, bâng khuâng nhớ về bà nước mắt rưng rưng. Qua tục lệ này, đã thể hiện truyền thống cao đẹp của người Việt Nam. 

Ngày:25/09/2020 Chia sẻ bởi:Chương

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM