Soạn bài Thúy Kiều báo ân báo oán Ngữ văn 9 tóm tắt

Bài soạn Thúy Kiều báo ân báo oán sẽ giúp các em hiểu rõ về giá trị nội dung và nghệ thuật của đoạn trích. eLib đã biên soạn bài soạn này một cách dễ hiểu nhất. Chúc các em học tốt!

Soạn bài Thúy Kiều báo ân báo oán Ngữ văn 9 tóm tắt

1. Soạn câu 1 trang 108 SGK Ngữ văn 9 tóm tắt

- Từ lời của Kiều nói với Thúc Sinh, ta thấy Kiều là người trọng nghĩa. Nàng trân trọng việc Thúc Sinh đã chuộc mình ra khỏi lầu xanh.Việc hai người không vẹn tình vợ chồng là do Hoạn Thư ghen tuông.

- Những từ ngữ Kiều dùng với Thúc Sinh là những từ Hán Việt trang trọng: nghĩa, chữ tòng, cố nhân, tạ,… Trong khi đó, khi nói về Hoạn Thư thì lời lẽ nôm na, dùng thành ngữ dân gian: quỷ quái tinh ma, kẻ cắp bà già, kiến bò miệng chén. Đây là hai thái độ, một đằng là với người được báo ân thì trịnh trọng, phù hợp với tính cách của một nho sinh ưa chữ nghĩa.

2. Soạn câu 2 trang 108 SGK Ngữ văn 9 tóm tắt

- Giọng điệu của Kiều trong đoạn thơ báo oán thể hiện sự mỉa mai. Hoạn Thư bị đưa đến như là một phạm nhân, thế nhưng Kiều vẫn chào hỏi, lại dùng từ xưng hô cũ “tiểu thư” trong khi ngôi vị của hai người đã hoàn toàn thay đổi. Sau sự mỉa mai, Kiều đã chỉ đích danh con người Hoạn Thư là con người ghê gớm.

- Liên tiếp các từ ngữ dùng theo nghệ thuật hoán dụ (tay, mặt, gan) Kiều đã khẳng định Hoạn Thư là con người ghê gớm hiếm có từ xưa đến nay. Càng cay nghiệt, càng gây nhiều oan trái thi tất nhiên sẽ càng phải hứng chịu những trừng phạt song phẳng từ phía người bị hại. Thái độ của Kiều là dứt khoát, rõ rang. Nàng sẽ thẳng tay trừng trị Hoạn Thư.

3. Soạn câu 3 trang 108 SGK Ngữ văn 9 tóm tắt

- Hoạn Thư không những khẳng định “Ghen tuông chỉ là thói thường của đàn bà”, Hoạn Thư còn kể đến những việc mà tưởng như mụ đã “làm ơn” cho Thuý Kiều. Hoạn Thư đã đánh vào chỗ yếu của Thuý Kiều. Đứng trước cơ hội duy nhất để có thể thoát tội, mụ đã vận dụng tất cả sự khôn ngoan, lọc lõi của mình.

- Lí lẽ của Hoạn Thư chặt chẽ, khôn ngoan, đã tác động mạnh đến Thúy Kiều. Từ chỗ quyết tâm trừng phạt, báo thù, Kiều đã tha bổng cho Hoạn Thư.

- Qua lí lẽ của Hoạn Thư, ta càng thấy Hoạn Thư là người khôn ngoan, đúng như lời luận tội, nhưng cũng có thể hiểu là lời đánh giá chính xác của Thúy Kiều: Đàn bà dễ có mấy tay - Đời xưa mấy mặt đời này mấy gan.

4. Soạn câu 4 trang 108 SGK Ngữ văn 9 tóm tắt

 - Thúy Kiều tha cho Hoạn Thư bởi những lí lẽ mà mụ ta đưa ra đã thuyết phục được Kiều. Hơn nữa Kiều là một người con gái hiểu lí lẽ và có tấm lòng thương người.

- Kết cục đó có thể bất ngờ với người đọc nhưng lại rất hợp lí với lôgic của tác phẩm. Qua đó mới khẳng định được phẩm chất tốt đẹp của nàng Kiều.

- Điều này thể hiện tấm lòng nhân đạo và trí tuệ sáng suổ của Nguyễn Du. Ông đã không để Kiều trừng phạt Hoạn Thư như trong sách của Thanh Tâm Tài Nhân. Và vì thế nàng Kiều của Nguyễn Du nhân hậu độ lượng.

5. Soạn câu 5 trang 108 SGK Ngữ văn 9 tóm tắt

- Qua đoạn trích Thúy Kiều là người trọng ân nghĩa. Những ai giúp đỡ nàng đều được đền đáp xứng đáng. Thúc Sinh là một ví dụ.

- Đối với Hoạn Thư nàng kiên quyết trừng phạt, nhưng Kiều đã tha bổng cho Hoạn Thư trước thái độ khôn ngoan "đến mực, phải lời".

- Sự rộng lượng của nàng càng khiến cho người ta khâm phục, kể cả Hoạn Thư - Kẻ thù.

- Hoạn Thư là người nham hiểm, khôn ngoan.

6. Soạn câu 1 luyện tập trang 109 SGK Ngữ văn 9 tóm tắt

- Tính cách nàng Kiều có yêu, có ghét rõ ràng. Có ơn thì trả có nợ thì báo

- Mọi hành động của Thúy Kiều đều dựa trên nguyên tắc đạo lý.

- Hoạn Thư: khôn ngoan, mưu kế.

Ngày:25/09/2020 Chia sẻ bởi:Hoang Oanh Nguyen

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM